Thận là đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động của cơ thể. Khi kiểm tra chức năng thận, nhiều người thắc mắc cần chuẩn bị gì trước khi khám thận. Bởi nếu không chuẩn bị kỹ có thể làm sai lệch kết quả xét nghiệm. Vậy đi khám thận cần lưu ý gì? Đi khám thận có phải nhịn ăn không? Cùng Diag tìm hiểu trong bài viết bên dưới.

Khi nào cần đi khám thận?

Việc khám thận là cần thiết khi cơ thể xuất hiện các dấu hiệu và triệu chứng cho thấy có vấn đề với chức năng thận. Triệu chứng ban đầu có thể không rõ ràng, nhưng nhận biết sớm và điều trị kịp thời sẽ giúp ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.

Một số dấu hiệu và triệu chứng bệnh thận đáng chú ý như:

  • Sưng phù ở mặt, tay, chân, và mắt cá chân.
  • Nước tiểu có bất thường: Đổi màu đục, có máu, và sủi bọt.
  • Tần suất đi tiểu nhiều hoặc ít hơn bình thường, tiểu đêm nhiều lần.
  • Khó thở, đặc biệt khi nằm.
  • Ngứa dai dẳng.
  • Chán ăn, giảm sút cân nặng.
  • Chuột rút cơ bắp.
  • Rối loạn giấc ngủ.
  • Tinh thần không ổn định: Kém tập trung, gặp vấn đề về trí nhớ.
  • Huyết áp cao.

Xem thêm: Dấu hiệu nên đi khám thận

Chuẩn bị gì trước khi khám thận
Chuột rút cơ bắp là một dấu hiệu của bệnh thận.

Các chuyên gia y tế khuyến cáo một số trường hợp cần xét nghiệm kiểm tra thận định kỳ. Trong đó bao gồm người cao tuổi và người có tiền sử hoặc đang mắc bệnh tim mạch, tiểu đường.

Người có tiền sử gia đình mắc bệnh thận cũng cần chú ý làm xét nghiệm, bởi một số bệnh về thận có thể di truyền.

Chuyên gia cũng chỉ ra người thừa cân, béo phì, có lối sống kém lành mạnh, và ít vận động có nguy cơ cao mắc các bệnh lý về thận.

Khám thận bao gồm những gì?

Khám thận thường gồm những xét nghiệm sinh hóa máu, xét nghiệm nước tiểu, và chẩn đoán hình ảnh. Đây là các xét nghiệm giúp xác định tình trạng suy giảm chức năng thận thông qua những chỉ số có trong máu, nước tiểu, và kết quả hình ảnh chụp thận.

Chỉ số creatinine cao cho thấy chức năng lọc của thận không hiệu quả.
Chỉ số creatinine cao cho thấy chức năng lọc của thận không hiệu quả.

Một số xét nghiệm phổ biến khi khám thận:

  • Creatinine: Đo nồng độ creatinine – một sản phẩm phụ của quá trình chuyển hóa cơ. Chỉ số creatinine trong máu cao cho thấy thận lọc không hiệu quả.
  • Urea: Đây là sản phẩm cuối của quá trình phân hủy protein. Chỉ số xét nghiệm urea cao có thể chỉ ra một số vấn đề về thận.
  • Điện giải đồ: Đo nồng độ các chất điện giải như natri (Na), kali (K), và clorua (Cl). Bất thường trong các chỉ số này cho biết sự suy giảm chức năng thận hoặc mất cân bằng điện giải.
  • Tổng phân tích nước tiểu: Kiểm tra các chỉ số trong nước tiểu như protein, glucose, ketone, hemoglobin, bilirubin, và chỉ số nhiễm trùng. Xét nghiệm có thể phát hiện các tinh thể hình thành sỏi thận.
  • Cặn lắng nước tiểu: Phân tích các thành phần như hồng cầu, bạch cầu, và các tinh thể, giúp phát hiện nhiễm trùng, sỏi thận, và các bệnh lý cầu thận.
  • Siêu âm: Sử dụng sóng âm để tạo hình ảnh của thận. Siêu âm giúp phát hiện sỏi thận, khối u, và các bất thường về cấu trúc thận.

Cần chuẩn bị gì trước khi khám thận?

Cung cấp đầy đủ thông tin trước khi xét nghiệm rất quan trọng để đảm bảo kết quả chính xác. Điều này bao gồm việc chia sẻ tiền sử bệnh lý, đặc biệt là các bệnh liên quan đến thận, tim mạch, và tiểu đường. Cần chú ý chia sẻ thông tin tiền sử bệnh thận của gia đình với bác sĩ, bởi một số bệnh lý về thận có thể di truyền.

Cần cung cấp thông tin bệnh sử trước khi khám thận
Cần cung cấp thông tin bệnh sử trước khi khám thận.

Nếu sử dụng thuốc điều trị trước khi xét nghiệm có thể làm sai lệch kết quả xét nghiệm máu hoặc nước tiểu. Do đó, cần cung cấp thông tin để bác sĩ quyết định có nên tạm ngừng sử dụng thuốc trước khi xét nghiệm hay không. Các loại thuốc thường là thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn, vitamin, và thực phẩm bổ sung.

Nên mang theo các kết quả xét nghiệm gần nhất nếu có. Cung cấp kết quả xét nghiệm cũ giúp bác sĩ và chuyên gia y tế đánh giá chức năng thận một cách toàn diện. Từ đó đưa ra biện pháp can thiệp phù hợp thông qua sự thay đổi của các chỉ số về thận.

Chuẩn bị gì trước khi khám thận
Trước khi khám thận cần tránh uống rượu bia.

Một số thực phẩm và đồ uống cần tránh bao gồm cà phê và rượu bia. Cà phê có thể làm sai lệch kết quả do caffeine sẽ ảnh hưởng đến các chỉ số sinh hóa trong cơ thể. Rượu bia cũng ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng gan thận và làm thay đổi cân bằng điện giải trong cơ thể. Điều này gây khó khăn cho việc đánh giá chính xác tình trạng sức khỏe thận.

Tránh hút thuốc lá cũng rất cần thiết. Nicotine trong thuốc lá có thể làm thay đổi lưu lượng máu, ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm chức năng thận.

Đi khám thận có phải nhịn ăn không?

Không cần nhịn ăn trước khi đi khám thận. Các chỉ số xét nghiệm máu, nước tiểu, và kết quả chẩn đoán hình ảnh không bị ảnh hưởng bởi việc ăn uống.

Trước khi khám thận không cần nhịn ăn nếu chỉ thực hiện các xét nghiệm chức năng thận.
Trước khi khám thận không cần nhịn ăn nếu chỉ thực hiện các xét nghiệm chức năng thận.

Tuy nhiên, nếu được chỉ định xét nghiệm thêm các chỉ số mỡ máu, tim mạch, và đái tháo đường cùng với xét nghiệm thận, thì cần nhịn ăn từ 8 – 12 tiếng trước khi lấy mẫu. Việc nhịn ăn trong các trường hợp này giúp đảm bảo kết quả chính xác. Thức ăn và đồ uống có thể ảnh hưởng đến nồng độ đường huyết, lipid, và các chỉ số tim mạch trong máu.

Diag – Trung tâm xét nghiệm chức năng thận uy tín

Để đánh giá chức năng thận chính xác, cần thực hiện xét nghiệm tại các cơ sở đảm bảo uy tín. Hiện tại, Diag là một trong những cơ sở trung tâm y khoa cung cấp dịch vụ xét nghiệm thận được nhiều khách hàng tin tưởng.

Diag sở hữu hệ thống máy móc hiện đại cùng đội ngũ kỹ thuật viên chuyên môn. Mọi kết quả xét nghiệm tại Diag đều chính xác tuyệt đối và có giá trị cao trong điều trị bệnh thận. Đặc biệt, Diag đang triển khai những gói xét nghiệm chức năng thận với chi phí tối ưu nhất thị trường.

Khách hàng có nhu cầu xét nghiệm kiểm tra chức năng thận có thể liên hệ trực tiếp với đội ngũ Diag thông qua các kênh sau:

Xem thêm: Khám thận ở đâu?

Lời kết

Cần chủ động xét nghiệm thận càng sớm càng tốt. Chuyên gia khuyến cáo nên thực hiện xét nghiệm chức năng thận mỗi 6 tháng 1 lần. Do đó, việc tìm hiểu kỹ nên chuẩn bị gì trước khi khám thận là rất cần thiết. Điều này giúp đảm bảo độ chính xác của xét nghiệm và mang đến hiệu quả điều trị cao.