Chế độ ăn cho người suy thận cấp cần tập trung vào dinh dưỡng cân đối, hạn chế muối, protein, kali, và phốt pho để giảm áp lực lên thận, ngăn ngừa tích tụ chất độc. Thực đơn phù hợp giúp kiểm soát triệu chứng và bảo vệ chức năng thận hiệu quả hơn. Cùng Diag tìm hiểu về những loại thực phẩm phù hợp cho người suy thận.

Tổng quan về bệnh suy thận

Suy thận là tình trạng chức năng của thận suy giảm, khiến thận mất khả năng lọc máu hiệu quả, loại bỏ chất độc, và duy trì cân bằng nước, điện giải trong cơ thể. Khi suy thận xảy ra, các chất thải và dịch dư thừa tích tụ trong máu, gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị.

Thận có chức năng chính là lọc các chất độc hại, cặn bã từ máu và loại bỏ qua nước tiểu, duy trì cân bằng nước và khoáng chất như natri, kali, và phốt pho, giúp ổn định huyết áp. Ngoài ra, thận còn sản xuất một số hormone quan trọng, như erythropoietin giúp kích thích sản xuất hồng cầu và vitamin D, hỗ trợ sức khỏe xương.

Có hai loại suy thận:

  • Suy thận cấp: Xảy ra đột ngột trong vài giờ hoặc vài ngày, thường do các yếu tố như mất nước nghiêm trọng, nhiễm trùng nặng, hoặc ngộ độc thuốc. Với suy thận cấp, nếu nguyên nhân được điều trị kịp thời, thận có khả năng hồi phục.
  • Suy thận mạn: Tình trạng suy giảm chức năng thận kéo dài, diễn ra từ từ qua nhiều tháng hoặc nhiều năm, thường do các bệnh lý mạn tính như tiểu đường, cao huyết áp, hoặc viêm cầu thận. Suy thận mạn không thể phục hồi hoàn toàn và thường tiến triển qua các giai đoạn. Khi đến giai đoạn cuối, người bệnh cần lọc máu hoặc ghép thận để duy trì sự sống.

Xem thêm: Suy thận nên ăn gì?

Suy thận là tình trạng chức năng của thận bị suy giảm
Suy thận là tình trạng chức năng của thận bị suy giảm hoặc không hoạt động như bình thường.

Nguyên nhân của bệnh suy thận

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến suy thận cấp, bao gồm các bệnh lý mãn tính và cấp tính:

Bệnh lý mãn tính

  • Tiểu đường là nguyên nhân hàng đầu gây suy thận mạn. Khi lượng đường trong máu cao kéo dài, các mạch máu nhỏ trong thận bị tổn thương, khiến khả năng lọc của thận giảm dần.
  • Huyết áp cao làm hỏng mạch máu thận theo thời gian, khiến thận phải làm việc quá sức và dẫn đến suy giảm chức năng.
  • Các bệnh tim mạch như suy tim hoặc bệnh mạch vành làm giảm lượng máu đến thận, gây ảnh hưởng đến khả năng lọc máu của thận.
  • Viêm cầu thận là tình trạng viêm ở các cầu thận, nơi thực hiện lọc máu, làm giảm hiệu quả lọc, và gây tích tụ chất thải trong cơ thể.

Bệnh lý cấp tính

  • Nhiễm trùng nghiêm trọng, đặc biệt khi kèm viêm, có thể gây tổn thương nhanh chóng cho thận, dẫn đến suy thận cấp.
  • Mất nước nghiêm trọng do tiêu chảy, nôn mửa, hoặc mất máu đột ngột làm giảm lưu lượng máu đến thận, khiến chức năng thận bị ảnh hưởng ngay lập tức.
  • Tổn thương trực tiếp do chấn thương nặng hoặc phẫu thuật lớn gây nên, có thể gây tổn thương mô thận. Điều nảy dễn đến thận suy giảm chức năng lọc một cách cấp tính.

Xem thêm: Thực đơn cho người suy thận lọc máu

Vai trò của chế độ ăn uống đối với người bệnh

Chế độ ăn uống là một phần không thể thiếu trong việc quản lý và điều trị bệnh suy thận. Một chế độ ăn uống khoa học và hợp lý giúp:

  • Kiểm soát lượng chất thải trong máu: Khi lượng chất thải trong máu được kiểm soát qua chế độ ăn, thận không phải làm việc quá sức để lọc các chất độc. Điều này giúp thận hoạt động nhẹ nhàng hơn và làm chậm quá trình suy giảm.
  • Hạn chế các thực phẩm gây hại, như những thực phẩm chứa nhiều muối hoặc chất phụ gia, giúp bảo vệ thận khỏi các tổn thương thêm và giúp duy trì chức năng thận hiện tại.
  • Duy trì cân bằng điện giải bằng cách kiểm soát lượng kali, phốt pho, và natri. Điều này giúp duy trì cân bằng các chất điện giải trong cơ thể.
  • Một chế độ ăn khoa học giúp giảm các triệu chứng khó chịu như phù nề và mệt mỏi, đồng thời ngăn ngừa các biến chứng thường gặp của suy thận, giúp cải thiện cuộc sống người bệnh tốt hơn.

Xem thêm: Triệu chứng suy thận cấp

Vai trò của chế độ ăn uống đối với người mắc bệnh suy thận
Một chế độ ăn uống khoa học giúp ngăn ngừa tổn thương thận thêm, duy trì cân bằng điện giải…

Người mắc bệnh thận nên ăn gì?

Đối với người mắc bệnh thận, một chế độ dinh dưỡng phù hợp đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và hỗ trợ chức năng thận, giảm gánh nặng cho cơ quan này, và kiểm soát các triệu chứng. Chế độ ăn uống cân bằng giúp duy trì sức khỏe tổng thể và ngăn chặn sự tiến triển của bệnh thận. Một số thực phẩm người bệnh thận nên bổ sung:

Tỏi

Tỏi có đặc tính chống viêm và chống oxy hóa, giúp giảm viêm và bảo vệ các tế bào thận khỏi tổn thương. Đồng thời, tỏi giúp hạ huyết áp và giảm cholesterol, là các yếu tố nguy cơ chính gây suy thận. Người bệnh nên ăn khoảng 1-2 tép tỏi mỗi ngày. Tỏi có thể được thêm vào bữa ăn để tăng hương vị và lợi ích sức khỏe.

Súp lơ

Súp lơ giàu vitamin C, folate, và chất xơ, giúp tăng cường hệ miễn dịch và cải thiện tiêu hóa. Với lượng kali thấp, súp lơ là lựa chọn an toàn cho người bệnh thận. Nên ăn khoảng 1 chén súp lơ luộc hoặc hấp (khoảng 150-200g) mỗi bữa để có đủ dinh dưỡng mà không ảnh hưởng đến thận.

Xem thêm: Biến chứng suy thận cấp

Ớt chuông đỏ

Ớt chuông đỏ giàu vitamin A, C, và B6, cùng với chất chống oxy hóa lycopene, giúp bảo vệ các tế bào thận khỏi tổn thương do gốc tự do. Mỗi ngày nên ăn khoảng 1/2 quả ớt chuông đỏ, thêm vào các món salad hoặc xào nhẹ để nhận đủ vitamin và khoáng chất.

Bắp cải

Bắp cải chứa nhiều vitamin K, C, và chất xơ, giúp cải thiện tiêu hóa và ngăn ngừa tình trạng táo bón thường gặp ở bệnh nhân suy thận. Nên ăn khoảng 1 chén bắp cải (khoảng 75g) mỗi bữa là lượng hợp lý, có thể ăn sống, hấp, hoặc xào nhẹ.

Hành tây

Hành tây có chứa flavonoid quercetin, một chất chống viêm và chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp bảo vệ thận và giảm nguy cơ tổn thương thận. Người bệnh nên dùng khoảng 1/4 đến 1/2 củ hành tây mỗi ngày, thêm vào các món ăn để tăng cường khả năng chống viêm.

Táo

Táo giàu chất xơ và chứa ít kali, giúp kiểm soát đường huyết và duy trì chức năng thận ổn định. Táo cũng có tác dụng chống viêm và giảm cholesterol. 1 quả táo nhỏ mỗi ngày là phù hợp, có thể ăn trực tiếp hoặc thêm vào các món salad.

Táo cho người suy thận
Táo giàu chất xơ và chứa ít kali, giúp kiểm soát đường huyết và duy trì chức năng thận ổn định.

Việt quất

Việt quất là nguồn cung cấp vitamin C và chất chống oxy hóa anthocyanins, giúp bảo vệ thận và tăng cường hệ miễn dịch. Người mắc bệnh có thể ăn tầm 75g mỗi ngày, ăn trực tiếp hoặc thêm vào ngũ cốc/sữa chua.

Dâu tây

Dâu tây chứa nhiều vitamin C, mangan, và chất xơ, giúp cải thiện chức năng tiêu hóa, và hỗ trợ sức khỏe tim mạch, đồng thời giảm nguy cơ tổn thương thận. Người bệnh nên ăn khoảng 75g dâu tây mỗi ngày, ăn trực tiếp hoặc dùng làm món tráng miệng.

Lòng trắng trứng

Lòng trắng trứng là nguồn protein chất lượng cao, ít phốt pho, giúp cung cấp năng lượng và duy trì sức khỏe cơ bắp mà không gây gánh nặng cho thận. 2 đến 3 lòng trắng trứng mỗi bữa là định lượng phù hợp cho người bệnh. Có thể chế biến bằng cách hấp hoặc luộc để dễ tiêu hóa và hạn chế dầu.

Gà bỏ da

Thịt gà bỏ da cung cấp protein dồi dào và ít phốt pho hơn so với các loại thịt khác, là lựa chọn tốt cho bệnh nhân suy thận. Người bệnh chỉ nên ăn tầm 100g mỗi bữa, chế biến bằng cách luộc, nướng, hoặc hấp để giữ chất dinh dưỡng và tránh dầu mỡ.

Dầu ô-liu

Dầu ô-liu chứa chất béo không bão hòa đơn và chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ các tế bào thận và cải thiện chức năng tim mạch. Chỉ nên dùng 1 -2 muỗng canh dầu ô-liu mỗi ngày, dùng trong chế biến món ăn hoặc làm salad để tăng cường hấp thu dưỡng chất.

Cá chẽm

Cá chẽm là nguồn protein chất lượng cao và chứa ít phốt pho, phù hợp cho chế độ ăn uống của bệnh nhân suy thận. Nên dùng khoảng 100g cá chẽm mỗi bữa, nướng, hấp, hoặc luộc.

Xem thêm: Suy thận độ 2 nên ăn gì?

Suy thận kiêng ăn gì?

Việc kiểm soát các loại thực phẩm có thể làm giảm gánh nặng cho thận, ngăn ngừa tích tụ chất thải, và hạn chế các biến chứng.

Giảm lượng kali hấp thụ

Người suy thận nên hạn chế thực phẩm chứa nhiều kali vì thận yếu khó loại bỏ kali khỏi cơ thể, dẫn đến tăng kali trong máu. Điều này có thể gây rối loạn nhịp tim và các vấn đề nghiêm trọng về tim mạch. Những thực phẩm cần hạn chế bao gồm chuối, cam, khoai tây, và rau xanh đậm màu.

Xem thêm: Các giai đoạn suy thận cấp

Hạn chế phốt pho

Phốt pho cao trong máu có thể gây suy yếu xương, khiến chúng dễ gãy và tăng nguy cơ loãng xương. Thực phẩm như sữa, phô mai, các loại đậu, và hạt chứa nhiều phốt pho, nên được kiểm soát trong chế độ ăn uống của người suy thận để bảo vệ sức khỏe xương.

Suy thận kiêng ăn gì
Suy thận cần hạn chế các loại thực phẩm giàu kali và thực phẩm chứa nhiều phốt pho. 

Cắt natri (muối)

Natri gây tích nước, làm tăng huyết áp, và gây sưng phù, khiến thận phải hoạt động nhiều hơn. Người bệnh cần hạn chế natri để giữ huyết áp ổn định và giảm bớt áp lực cho thận. Thực phẩm chế biến sẵn, đồ hộp, và các món ăn mặn nên được tránh trong chế độ ăn hàng ngày.

Xem thêm: Suy thận giai đoạn cuối nên ăn gì?

Những câu hỏi thường gặp về chế độ ăn cho người suy thận cấp

1. Người suy thận nên ăn rau gì?

Người suy thận nên chọn các loại rau có hàm lượng kali và phốt pho thấp, như dưa chuột, ớt chuông, bắp cải, rau diếp, đậu xanh, và măng tây. Những loại rau này cung cấp vitamin và chất xơ, nhưng không gây quá tải cho thận.

2. Người suy thận không nên ăn rau gì?

Người bệnh suy thận cần hạn chế các loại rau chứa nhiều kali và phốt pho, vì thận yếu không lọc được hết các khoáng chất này, dễ gây tích tụ trong máu, và dẫn đến biến chứng. Những loại rau cần hạn chế gồm rau cải bó xôi, cà chua, bông cải xanh, khoai tây, và bí ngô, vì chúng chứa hàm lượng kali và phốt pho cao.

3. Người suy thận nên ăn trái cây gì?

Các loại trái cây ít kali như táo, lê, dâu tây, nho, việt quất, và dưa hấu là lựa chọn tốt cho người suy thận. Chúng chứa nhiều vitamin, chất xơ, và ít kali, giúp bổ sung dinh dưỡng mà không gây ảnh hưởng đến thận.

Xem thêm: Chế độ ăn cho người suy thận độ 4

4. Suy thận không nên ăn trái cây gì?

Người suy thận nên hạn chế các loại trái cây giàu kali, chẳng hạn như chuối, cam, bơ, kiwi, và mận. Hàm lượng kali cao trong các loại quả này có thể gây khó khăn cho thận trong việc lọc thải.

5. Suy thận có ăn được đậu phụ không?

Đậu phụ có chứa phốt pho và kali, nên bệnh nhân suy thận nên hạn chế tiêu thụ hoặc chọn loại đậu phụ đã qua chế biến giảm phốt pho và kali.

Suy thận không nên ăn đậu phụ
Suy thận không nên ăn đậu phụ vì đậu phụ có chứa phốt pho và kali.

Tổng kết

Mong rằng qua các thông tin trên, trung tâm y khoa Diag đã giúp mọi người hiểu hơn về chế độ ăn cho người suy thận cấp, chủ động lựa chọn và lên thực đơn phù hợp. Bằng cách tuân thủ chế độ ăn uống phù hợp, bệnh nhân suy thận có thể cải thiện chất lượng cuộc sống và hỗ trợ điều trị bệnh suy thận hiệu quả hơn.

 

Xem thêm: Suy thận nên làm gì?