Biểu hiện lâm sàng của suy thận mạn và suy thận cấp có nhiều nét tương đồng, gây suy giảm và dẫn đến mất chức năng thận. Tuy nhiên, hai căn bệnh này có phương pháp điều trị khác nhau. Vậy, các tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh thận mạn và điều trị thế nào để tránh giảm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân? Cùng Diag tìm hiểu qua bài viết bên dưới.

Bệnh thận mạn là gì?

Bệnh thận mạn là bệnh lý gây rối loạn chức năng thận. Đây là căn bệnh có tốc độ phát triển chậm, không xuất hiện triệu chứng trong giai đoạn ban đầu. Thậm chí, khi một quả thận mất khả năng hoạt động thì quả còn lại vẫn có thể thực hiện các chức năng cơ bản. Vì vậy, nhiều người thường không phát hiện bị thận mạn trong giai đoạn đầu.

Khi cơ thể xuất hiện bất kỳ triệu chứng liên quan, tức là bệnh đã diễn tiến sang giai đoạn nặng. Trong giai đoạn này, các tổn thương ở thận không thể phục hồi, dẫn đến mất vĩnh viễn chức năng.

Các triệu chứng thường gặp ở bệnh thận mạn gồm:

  • Cao huyết áp.
  • Phù nề tại tay, chân (bàn tay, bàn chân, mắt cá…).
  • Mệt mỏi, ủ rũ không rõ nguyên do.
  • Thay đổi màu sắc nước tiểu: Sẫm màu hơn bình thường, có lẫn máu màu hồng nhạt.
  • Thay đổi tần suất đi tiểu. Số lần đi tiểu tăng lên, nhiều nhất vào ban đêm.
  • Tinh thần giảm sút. Khả năng tập trung kém.
  • Rối loạn tiêu hóa. Chán ăn, ăn không ngon miệng.
  • Ngứa râm ran kéo dài.

Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh thận mạn

Tiêu chuẩn chẩn đoán suy thận mạn dựa trên thời gian tổn thương kéo dài >3 tháng
Tiêu chuẩn chẩn đoán suy thận mạn dựa trên thời gian tổn thương kéo dài >3 tháng.

Tiêu chuẩn chẩn đoán suy thận mạn dựa trên thời gian tổn thương. Thường thì các tổn thương kéo dài trên 3 tháng, với các tiêu chuẩn:

  • Nồng độ Albumin niệu >30mg/24 giờ, ACR >30mg/g.
  • Giảm GFR < 60ml/min/1.732 m2.
  • Tăng ure máu >3 tháng, kéo dài (nếu không xác định được thời gian cụ thể).
  • Cặn lắng nước tiểu bất thường, có protein trong nước tiểu, trụ niệu, hồng cầu niệu.
  • Chỉ số điện giải bất thường liên quan đến bệnh lý ống thận.
  • Định lượng creatinin trong máu tăng cao.
  • Sinh thiết thận phát hiện bất thường mô bệnh học.
  • Hình ảnh chẩn đoán có cấu trúc bất thường (kích thước thận giảm đều, không đồng nhất ở hai bên, có sỏi thận, nang, dị dạng…).
  • Bệnh nhân có tiền sử ghép thận.

Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh thận mạn theo từng mức độ:

Giai đoạnMô tảChỉ số GFR
1Tổng thương thận với chỉ số GFR bình thường hoặc tăng.≥ 90 ml/ph/1.73m2
2Tổn thương thận với chỉ số GFR giảm nhẹ.60 – 89 ml/ph/1.73m2
3Chỉ số GFR giảm vừa.30 – 59 ml/ph/1.73m2
4Chỉ số GFR giảm nặng.15 – 29 ml/ph/1.73m2
5Suy thận mạn.< 15 ml/ph/1.73m2

Kiểm tra chức năng thận chỉ 137k

  • Xét nghiệm 5 chỉ số quan trọng của thận.
  • Nhanh chóng, không chờ đợi với hệ thống 40 chi nhánh Diag.
  • Lấy mẫu xét nghiệm ngoài giờ hành chính.
  • Có ngay kết quả trong vòng 24h qua Zalo.

GỌI LẠI CHO TÔI

Diag sẽ liên hệ lại trong vòng 5 phút

Chẩn đoán tầm soát và điều trị suy thận mạn

  • Điều trị nguyên nhân song song với điều trị triệu chứng.
  • Kiểm soát và điều trị huyết áp.
  • Kiểm soát lượng cholesterol để tránh biến chứng tim mạch.
  • Điều trị và giảm thiểu nguy cơ biến chứng: Ứ dịch, giảm protein, tăng kali máu…
  • Lựa chọn phương pháp phù hợp với chẩn đoán điều trị suy thận mạn từng người: Lọc màng bụng, chạy thận nhân tạo, và ghép thận.
Kiểm soát lượng cholesterol để tránh biến chứng tim mạch
Điều trị suy thận mạn bằng cách kiểm soát huyết áp và lượng cholesterol, điều trị nguyên nhân, chạy thận…

Điều trị tức thì

  • Điều chỉnh rối loạn nước và điện giải, triệu chứng đái tháo đường bằng cách sử dụng thuốc lợi tiểu Furosemid đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch.
  • Ổn định nồng độ kali máu bằng thuốc Calci Gluconat, Clorua đường tiêm tĩnh mạch.
  • Cải thiện tình trạng giảm nồng độ calci bằng các loại thuốc bổ sung calci, vitamin dạng uống.
  • Lọc máu, ghép thận, và lọc màng bụng để cải thiện sức khỏe với người bị suy thận mạn giai đoạn cuối.

Xem thêm: Suy thận mạn giai đoạn 5

Điều trị nguyên nhân

  • Điều trị cao huyết áp bằng các loại thuốc thuộc nhóm lợi tiểu hoặc thuốc ức chế Calcium.
  • Giảm áp lực lên thành mạch, giảm nhịp tim bằng các loại thuốc chẹn kênh giao cảm giúp giãn mạch máu.
  • Cải thiện tình trạng thiếu máu bằng thuốc đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch theo từng giai đoạn và tình trạng mỗi người.

Xem thêm: Hội chứng ure máu cao trong suy thận

Địa chỉ xét nghiệm, chẩn đoán bệnh thận mạn uy tín

Suy thận mạn và suy thận cấp là hai căn bệnh có triệu chứng tương đồng nhau như tiểu đêm, tiểu dắt, vô niệu, gây mệt mỏi cho người bệnh. Tuy nhiên, suy thận mạn là căn bệnh nguy hiểm. Người bệnh có nguy cơ tử vong nếu không can thiệp y tế kịp thời.

Để biết rõ tình trạng sức khỏe, mọi người nên thực hiện các xét nghiệm để kiểm tra tổn thương thận.

Xét nghiệm là cách giúp người bệnh kiểm tra tổn thương thận.
Xét nghiệm chẩn đoán bệnh thận mạn là cách giúp người bệnh kiểm tra tổn thương thận.

Hiện nay, Diag là trung tâm y khoa chuyên cung cấp dịch vụ xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh chất lượng cao. Các kết quả tại Diag được tin tưởng nhờ độ chính xác, nhanh chóng, có giá trị cao trong việc điều trị. Diag cung cấp các dịch vụ xét nghiệm, chẩn đoán bệnh lý về thận với chi phí tiết kiệm nhất hiện nay.

Lưu ý: Dịch vụ siêu âm, chẩn đoán hình ảnh chỉ áp dụng khi xét nghiệm trực tiếp tại Diag Cao Thắng (Địa chỉ: 414 – 420 Cao Thắng, phường 12, quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh).

Khách hàng có nhu cầu xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh bệnh lý thận có thể liên hệ trực tiếp với đội ngũ Diag thông qua các kênh sau:

Xem thêm: Biến chứng suy thận mạn

Lời kết

Trong bài viết này, Diag đã cập nhật chẩn đoán và điều trị suy thận mạn được áp dụng hiện nay. Nắm rõ tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh thận mạn giúp mọi người có thể phát hiện và can thiệp y tế kịp thời, hạn chế tối đa nguy cơ biến chứng nguy hiểm.

 

Xem thêm: Suy thận mạn giai đoạn 3