Lưu ý: Cách đọc chỉ số xét nghiệm máu và nước tiểu trong nội dung bên dưới chỉ mang tính tham khảo. Mọi kết quả xét nghiệm đều cần được bác sĩ chuyên khoa đánh giá chi tiết.
1. Urea máu
Urea là một chất thải được tạo ra sau khi phân hủy protein, sau đó được thận lọc và loại bỏ khỏi cơ thể qua nước tiểu. Xét nghiệm Urea máu thường được sử dụng để đánh giá chức năng thận cũng như hỗ trợ theo dõi các bệnh lý liên quan.
Nồng độ Urea trong máu tăng cao cho thấy thận không hoạt động bình thường. Urea tăng vượt ngưỡng an toàn có thể chỉ ra các tình trạng như suy thận, sỏi thận và viêm cầu thận, viêm ống thận.
- Chỉ số Urea máu bình thường ở nam giới: 3.0 – 9.2 mmol/L.
- Chỉ số Urea máu bình thường ở nữ giới: 2.5 – 9.7 mmol/L.
- Chỉ số Urea máu bất thường: Nằm ngoài các ngưỡng trên.
Xem thêm: Xét nghiệm chức năng thận
2. Creatinine máu
Creatinine là một sản phẩm thải, được hình thành sau khi cơ creatine trong cơ bắp bị thoái hóa. Creatinine sau đó được thận lọc ra khỏi máu và thải ra ngoài cơ thể qua nước tiểu. Do đó, xét nghiệm được sử dụng để đo lường nồng độ creatitine máu để đánh giá chức năng lọc của thận.
Mức creatinine máu được giữ ở mức ổn định khi thận hoạt động bình thường. Nếu nồng độ creatinine trong máu tăng cao cho thấy thận bị tổn thương hoặc đang suy giảm chức năng lọc. Chỉ số creatinine tăng cao có thể là dấu hiệu của tình trạng suy thận.
- Chỉ số Creatinine máu bình thường (nam giới): 0.7 – 1.3 mg/dL.
- Chỉ số Creatinine máu bình thường (nữ giới): 0.6 – 1.1 mg/dL.
- Chỉ số Creatinine máu bất thường: Nằm ngoài ngưỡng trên.
Lưu ý: Giá trị creatinine máu bình thường thay đổi theo tuổi tác, giới tính và khối lượng cơ bắp. Bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ về kết quả xét nghiệm của mình để được đánh giá chính.
3. Độ lọc cầu thận ước tính (eGFR)
Thận có những bộ lọc nhỏ gọi là cầu thận, chúng đảm nhiệm việc loại bỏ chất thải và dịch dư thừa ra khỏi máu. Để đánh giá khả năng lọc máu của thận, xét nghiệm eGFR được tiến hành. Xét nghiệm này sẽ ước tính lượng máu đi qua cầu thận mỗi phút. Từ đó hỗ trợ nhiều trong việc quản lý và điều trị các bệnh lý như suy thận hoặc bệnh thận mạn tính.
Hoạt động của thận hiệu quả hay không tỷ lệ thuận với giá trị eGFR. Nếu chỉ số eGFR cao nghĩa là thận hoạt động tốt, ổn định. Trường hợp eGFR thấp cho thấy sự suy giảm chức năng thận.
- Chỉ số eGFR máu bình thường: ≥ 90 ml/min/1.73m².
- Chỉ số eGFR máu bất thường: < 90 ml/min/1.73m².
4. Điện giải đồ
Natri (Na), clorua (Cl), kali (K) và 3 chất điện giải quan trọng giúp cân bằng axit-bazơ và kiểm soát lượng dịch trong cơ thể. Natri và kali giúp đảm bảo hoạt động bình thường của các dây thần kinh, tim và cơ bắp. Còn clorua hỗ trợ điều hòa thể tích máu và ổn định huyết áp.
Hai chất điện giải khác là canxi (Ca) và photpho (P) cũng thường được xét nghiệm để đánh giá sức khỏe thận. Photpho cùng với canxi, giúp xây dựng và duy trì xương chắc khỏe, tham gia vào quá trình sản xuất năng lượng trong các tế bào, cũng như duy trì cân bằng axit-bazơ trong cơ thể. Sự cân bằng giữa canxi và photpho là cần thiết để đảm bảo hoạt động tối ưu của nhiều hệ thống sinh học trong cơ thể. Trong đó bao gồm cả hệ tiết niệu.
Sự thay đổi trong nồng độ điện giải đồ cho thấy tình trạng mất cân bằng điện giải. Đây là những dấu hiệu cho thấy chức năng thận bị suy giảm. Các bệnh lý có thể được phát hiện như sỏi tiết niệu, suy thận, nhiễm trùng đường tiểu, viêm cầu thận và hội chứng thận hư.
- Chỉ số Natri bình thường: 135 – 145 mmol/L.
- Chỉ số Kali bình thường: 3.5 – 4.5 mmol/L.
- Chỉ số Clorua bình thường: 90 – 110 mmol/L.
- Chỉ số Canxi bình thường: 2.1 – 2.6 mmol/L.
- Chỉ số Photpho bình thường: 0.74 – 1.52 mmol/L.
- Chỉ số Na, K, Cl, Ca, P bất thường: Nằm ngoài các ngưỡng trên.
Lưu ý: Nồng độ canxi và photpho có mối liên quan chặt chẽ với chức năng thận và có thể bị rối loạn khi thận bị suy giảm.
Xem thêm: Xét nghiệm chức năng gan thận
5. Hormone tuyến cận giáp (iPTH)
Xét nghiệm máu iPTH rất quan trọng trong đánh giá chức năng thận và tình trạng cân bằng khoáng chất trong cơ thể. iPTH giúp điều chỉnh nồng độ canxi và photpho trong máu. Khi chức năng thận suy giảm, chỉ số này thường tăng cao nhằm bù đắp sự thiếu hụt canxi và điều chỉnh nồng độ photpho.
Việc đo nồng độ iPTH giúp hiểu rõ hơn về tình trạng cân bằng khoáng chất. Đồng thời, chỉ số iPTH còn hỗ trợ xác định mức độ nghiêm trọng của suy thận và nguy cơ mắc các bệnh lý về thận. Điều này giúp bác sĩ đưa ra các biện pháp điều trị phù hợp để kiểm soát nồng độ canxi và photpho. Từ đó ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm liên quan đến suy thận.
- Chỉ số iPTH bình thường: 15 – 68.3 pg/mL.
- Chỉ số iPTH máu bất thường: Nằm ngoài ngưỡng trên.
Lưu ý: Khoảng giá trị iPTH bình thường có thể thay đổi tùy thuộc vào phương pháp xét nghiệm và đơn vị đo lường. Do đó bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được đánh giá kết quả chính xác.
Kiểm tra chức năng thận chỉ 137k
- Xét nghiệm 5 chỉ số quan trọng của thận.
- Nhanh chóng, không chờ đợi với hệ thống 40 chi nhánh Diag.
- Lấy mẫu xét nghiệm ngoài giờ hành chính.
- Có ngay kết quả trong vòng 24h qua Zalo.
Diag sẽ liên hệ lại trong vòng 5 phút
Xem thêm: Siêu âm thận
6. Tổng phân tích nước tiểu
Đây là xét nghiệm nước tiểu quan trọng nhằm đánh giá chức năng thận. Xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu sẽ đánh giá các chỉ số như protein niệu, glucose niệu, ketone niệu, hemoglobin, bilirubin và urobilinogen. Những chỉ số này có thể chỉ ra các vấn đề bất thường và tổn thương ở thận. Tổng phân tích nước tiểu cũng kiểm tra các chỉ số nhiễm trùng và tinh thể hình thành sỏi thận, cung cấp thông tin về tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu và khả năng mắc sỏi thận.
Trong đó, protein niệu có thể cho thấy tổn thương cầu thận, glucose niệu có thể là dấu hiệu của tiểu đường. Còn ketone niệu cho thấy cơ thể có thể đang ở trạng thái thiếu hụt glucose hoặc tăng chuyển hóa mỡ.
Xét nghiệm còn đánh giá mức độ cô đặc của nước tiểu, giúp xác định các vấn đề về lượng nước trong cơ thể và sức khỏe thận. Mức độ cô đặc bất thường có thể phản ánh mất nước hoặc suy giảm chức năng thận.
- Chỉ số Glucose niệu (GLU) bình thường: < 0.8 mmol/l.
- Chỉ số Ketone niệu (KET) bình thường: 0 mmol/L.
- Chỉ số Protein niệu (PRO) bình thường: 7.5 – 10 mg/dL.
- Chỉ số Bilirubin (BIL) bình thường: 0.4 – 0.8 mg/dL.
- Tỷ trọng nước tiểu (SG) bình thường: 1.005 – 1.025.
- Độ pH bình thường của nước tiểu: 6 – 7.5.
- Chỉ số hồng cầu (BLD) bình thường: 0.015 – 0.062 mg/dL.
- Chỉ số Nitrit (NIT) bình thường: 0.05 – 0.1 mg/dL.
- Chỉ số Urobilinogen (UBG) bình thường: 0.2 – 1.0 mg/dL.
- Chỉ số bạch cầu (LEU) bình thường: 10 – 25 tế bào/μL.
- Các chỉ số Tổng phân tích nước tiểu bất thường: Nằm ngoài các ngưỡng trên.
Xem thêm: Kiểm tra thận tại nhà
7. Cặn lắng nước tiểu (cặn Addis)
Xét nghiệm cặn lắng nước tiểu (cặn Addis) là một phương pháp bán định lượng giúp phân tích các thành phần trong nước tiểu. Xét nghiệm sẽ đánh giá các thông tin về hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu… và trụ niệu. Khi nước tiểu có hồng cầu là một dấu hiệu cho thấy nhiễm trùng, sỏi thận hoặc các bệnh cầu thận.
Trong đó, trụ niệu (như trụ hồng cầu, trụ bạch cầu) có thể là dấu hiệu của viêm cầu thận. Nếu kết quả cho thấy có trụ sáp thường gợi ý tình trạng suy thận mãn tính.
Trường hợp có bạch cầu và vi khuẩn trong nước tiểu, cho thấy tình trạng nhiễm trùng đường tiểu. Xét nghiệm cặn Addis còn có thể gợi ý nguy cơ sỏi thận nếu tìm thấy các tinh thể trong nước tiểu.
Chỉ số cặn Addis bình thường:
- Dưới 1.000 hồng cầu/phút.
- Dưới 2.000 bạch cầu/phút.
- Không có trụ hồng cầu, trụ bạch cầu và trụ niệu trong nước tiểu.
Chỉ số cặn Addis bất thường:
- Hơn 1.000 hồng cầu/phút.
- Hơn 2.000 bạch cầu/phút.
- Có các trụ hình trong nước tiểu: trụ hồng cầu, trụ bạch cầu, trụ trong, trụ keo, trụ sáp, trụ mỡ, trụ hạt.
- Có các tinh thể hình thành sỏi thận: phosphate, oxalat canxi, urat, cystin.
- Có các tế bào ung thư hoặc tế bào biểu mô.
Xem thêm: Khám thận
Yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số xét nghiệm chức năng thận
Theo nhiều nghiên cứu, có những yếu tố gây ảnh hưởng đến các chỉ số đánh giá chức năng thận. Việc hiểu rõ các yếu tố này giúp bạn nắm được vì sao chỉ số có sự thay đổi.
Tuổi tác
- Suy giảm chức năng thận theo độ tuổi: Chức năng lọc cầu thận thường suy giảm tự nhiên theo độ tuổi, ngay cả ở những người không có bệnh thận. Điều này có thể làm giảm độ lọc cầu thận (eGFR) mà không nhất thiết phải có tổn thương ở cơ quan này.
- Giảm khối lượng cơ: Người cao tuổi thường có khối lượng cơ thấp hơn, từ đó làm giảm sản xuất creatinine. Điều này dẫn đến mức creatinine máu thấp hơn so với người trẻ tuổi ở cùng mức độ chức năng thận.
Giới tính
- Khối lượng cơ: Nam giới thường có khối lượng cơ cao hơn nữ giới. Từ đó dẫn đến mức creatinine trong máu cao hơn.
- Hormonal nội tiết: Hormone giới tính có thể ảnh hưởng đến tuần hoàn và áp lực tại cầu thận. Điều này có thể dẫn đến khác biệt nhỏ trong chức năng thận giữa nam và nữ, từ đó ảnh hưởng đến chỉ số xét nghiệm.
Chế độ ăn uống
- Nhiều protein: Chế độ ăn giàu protein có thể làm tăng mức urea và creatinine, do tăng sản phẩm chuyển hóa protein được thải qua thận.
- Nhiều muối: Lượng muối cao có thể làm tăng áp lực lọc cầu thận, gây stress cho thận.
- Hydrat hóa (tiêu thụ thực phẩm giàu nước): Chế độ ăn giàu nước giúp giảm nguy cơ tích tụ các chất thải trong máu. Từ đó làm giảm chỉ số creatinin và urea máu.
- Thực phẩm giàu purine: Thức ăn như thịt đỏ, hải sản có thể làm tăng acid uric. Điều này có thể phản ánh chức năng thận kém nếu khả năng lọc acid uric (như chỉ số eGFR) của thận không tốt.
Thuốc đang sử dụng
Một số loại thuốc có thể khiến chỉ số xét nghiệm tăng so với bình thường. Hoặc trong những trường hợp đặc biệt, tác dụng phụ của thuốc cũng gây áp lực và làm tổn thương thận.
- Tăng creatinine máu tạm thời: Các loại thuốc như cimetidine, trimethoprim có thể ức chế bài tiết creatinine ở ống thận. Từ đó làm tăng creatinine máu mà không có tổn thương thận.
- Tăng urea máu: Corticosteroids và tetracycline có thể tăng phân hủy protein, dẫn đến mức urea máu cao hơn.
- Giảm creatinine máu hoặc urea máu: Một số thuốc lợi tiểu có thể ảnh hưởng đến thể tích máu và bài tiết chất thải.
- Gây tổn thương thận: Bao gồm các thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs), thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACE inhibitors), kháng sinh aminoglycoside. Tác dụng phụ của thuốc có thể ảnh hưởng đến chỉ số xét nghiệm chức năng thận.
Nên xét nghiệm chức năng thận ở đâu đảm báo kết quả chính xác?
Hiện tại, Diag là trung tâm y khoa được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn để xét nghiệm thận. Ứng dụng khoa học kỹ thuật hiện đại cùng đội ngũ chuyên môn cao, mọi kết quả tại Diag đều chính xác tuyệt đối và có giá trị cao trong điều trị bệnh thận.
Ưu điểm vượt trội khi chọn xét nghiệm tại Diag:
- Chi phí xét nghiệm rẻ hơn so với bệnh viện.
- Kết quả chính xác được hơn 200 bệnh viện và phòng khám tin cậy.
- Thực hiện nhanh chóng, kết quả gửi trực tiếp qua tin nhắn SMS/Zalo.
- Được tư vấn MIỄN PHÍ từ các y bác sĩ chuyên môn cao.
Khách hàng có nhu cầu xét nghiệm kiểm tra chức năng thận có thể liên hệ với đội ngũ Diag qua các kênh sau:
- Trang chủ Diag: https://diag.vn/
- Hotline: 1900 1717
Xem thêm: Chi phí xét nghiệm chức năng thận
Lời kết
Việc tìm hiểu các chỉ số xét nghiệm chức năng thận rất cần thiết trong việc đánh giá tình trạng của thận. Điều này giúp hiểu được sức khỏe tổng thể, tạo điều kiện chăm sóc và điều trị hiệu quả. Các chuyên gia y tế khuyến cáo, mỗi người nên xét nghiệm nước tiểu và máu kiểm tra thận mỗi 6 tháng 1 lần. Trong quá trình khám cần phải ung cấp đầy đủ thông tin tiền sử sức khỏe để bác sĩ chẩn đoán bệnh chính xác.
Xem thêm: Xét nghiệm thận có cần nhịn ăn?