Biến chứng suy thận cấp phổ biến ở bệnh nhân
- Biến chứng suy thận cấp
- Quá tải dịch trong cơ thể
- Mắc các bệnh lý tim mạch
- Tăng phosphate, kali máu gây các bệnh lý xương khớp
- Thiếu máu
- Tăng Phosphate, Kali máu gây các bệnh lý xương khớp
- Phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh suy thận cấp
- Phương pháp chẩn đoán suy thận cấp
- Phương pháp điều trị suy thận cấp
- Địa chỉ xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh bệnh lý thận
- Kết
Suy thận cấp là tình trạng hai thận giảm, ngừng hoạt động đột ngột. Nếu can thiệp y tế kịp thời, bệnh có thể khỏi trong giai đoạn này. Trong trường hợp không phát hiện kịp thời, bệnh có thể phát triển nhanh cùng các biến chứng nguy hiểm. Vậy, tốc độ tiến triển và biến chứng suy thận cấp như thế nào? Cùng Diag tìm hiểu qua bài viết bên dưới.
Biến chứng suy thận cấp
Nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời, người bệnh có thể gặp các tình trạng nghiêm trọng hơn, bao gồm các biến chứng suy thận cấp. Những biến chứng của suy thận cấp thường mắc phải bao gồm:
Quá tải dịch trong cơ thể
Đây là biến chứng suy thận cấp thường gặp nhất, khi thận mất khả năng đào thải chất độc bên trong máu. Nếu kéo dài lâu ngày, người bệnh có thể gặp phải tình trạng khó thở do có dịch trong phổi, tim đập nhanh, phù nề chân.

Mắc các bệnh lý tim mạch
Suy thận cấp gây ra tình trạng tăng nồng độ ure, kali, và tăng huyết áp. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề phân bổ máu khắp cơ thể, khiến máu bơm đến tim không đủ.
Suy thận cấp có thể làm nặng thêm các bệnh lý tim mạch có sẵn hoặc gây ra các biến chứng tim mạch như tăng huyết áp, tràn dịch màng ngoài tim, rối loạn nhịp tim. Nặng hơn có thể gây suy tim sung huyết, chèn ép tim cấp tính, nhồi máu cơ tim, ngưng tim, thậm chí tử vong.
Tăng phosphate, kali máu gây các bệnh lý xương khớp
Khi chức năng thận tạm ngưng, phosphate và kali sẽ tích tụ trong máu do không thể đào thải ra ngoài. Điều này khiến nồng độ phosphate trong máu tăng, ảnh hưởng trực tiếp đến xương khớp, gây yếu cơ, đau cơ, và chuột rút.

Thiếu máu
Thận là cơ quan có chức năng tạo ra hồng cầu. Khi bị suy thận cấp, chức năng hai thận sẽ tạm thời không hoạt động. Điều này khiến cơ thể thiếu hụt hồng cầu, thiếu máu. Thường thì đây là một trong các biến chứng của suy thận cấp giai đoạn 3, 4, 5.
Tổng đài tư vấn sức khỏe tổng quát MIỄN PHÍ
Trung tâm y khoa Diag – Hệ thống phòng khám và xét nghiệm đạt chuẩn quốc tế
- Xét nghiệm toàn diện gan, thận, tim mạch, vi chất
- Bác sĩ hướng dẫn đọc kết quả và tư vấn sức khỏe miễn phí
- Nhanh chóng, không chờ đợi với hệ thống 40 chi nhánh Diag.
- Lấy mẫu ngoài giờ hành chính.
- Có ngay kết quả trong vòng 24h qua Zalo.
Diag sẽ liên hệ lại trong vòng 5 phút
Tăng Phosphate, Kali máu gây các bệnh lý xương khớp
Khi chức năng thận tạm ngưng, lúc này, Phosphate, Kali tích tụ trong máu do không thể đào thải ra ngoài. Điều này khiến nồng độ Phosphat trong máu tăng, ảnh hưởng trực tiếp đến xương khớp, yếu cơ, đau cơ, chuột rút. Tăng phosphate máu kéo dài có thể dẫn đến bệnh lý xương chuyển hóa, trong khi tăng kali máu có thể gây ra các rối loạn nhịp tim nguy hiểm.
Xem thêm: Các giai đoạn suy thận cấp

Phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh suy thận cấp
Suy thận cấp là tình trạng suy giảm chức năng thận đột ngột, ảnh hưởng đến khả năng lọc máu và thải độc. Chẩn đoán và điều trị kịp thời giúp phục hồi chức năng thận và ngăn ngừa biến chứng.
Phương pháp chẩn đoán suy thận cấp
Kiểm tra lâm sàng:
- Đánh giá triệu chứng: Giảm lượng nước tiểu, sưng phù, buồn nôn, mệt mỏi.
- Tiền sử bệnh: Tiểu đường, cao huyết áp, bệnh thận mạn, sử dụng thuốc gây hại cho thận.
Xét nghiệm máu:
- Đo nồng độ Creatinine & BUN: Đánh giá mức độ lọc của thận.
- Điện giải đồ: Xác định rối loạn kali, natri, canxi.
- Xét nghiệm độ lọc cầu thận (GFR): Đánh giá mức độ suy giảm chức năng thận.
Xét nghiệm nước tiểu
- Kiểm tra protein, hồng cầu, bạch cầu để xác định nguyên nhân.
- Đánh giá tỷ trọng nước tiểu và lượng natri để phân biệt các nguyên nhân suy thận cấp.
Chẩn đoán hình ảnh
- Siêu âm thận: Kiểm tra tắc nghẽn, sỏi thận, bất thường cấu trúc.
- CT scan/MRI: Đánh giá tổn thương thận và phát hiện tắc nghẽn niệu quản.
- Sinh thiết thận (nếu cần): Được chỉ định khi bệnh chưa xác định rõ nguyên nhân.
Phương pháp điều trị suy thận cấp
Kiểm soát nguyên nhân:
- Mất nước/Sốc giảm thể tích: Truyền dịch.
- Nhiễm trùng: Dùng kháng sinh.
- Tắc nghẽn đường tiết niệu: Phẫu thuật, đặt ống thông.
- Thuốc gây hại thận: Ngừng sử dụng, thay thế bằng thuốc an toàn.
Điều chỉnh chế độ ăn:
- Hạn chế kali, natri: Kiểm soát rối loạn điện giải.
- Giảm protein: Giảm gánh nặng cho thận.
- Uống nước hợp lý: Tùy theo mức độ suy thận.
Kiểm soát huyết áp và điện giải:
- Thuốc hạ huyết áp: Ức chế men chuyển ACE, chẹn thụ thể ARBs.
- Hạ kali máu: Dùng thuốc điều chỉnh, chạy thận nếu cần.
Lọc máu khi cần thiết:
Chỉ định khi bệnh nhân xuất hiện các vấn đề như:
- Tăng kali máu nguy hiểm.
- Nhiễm toan chuyển hóa nặng.
- Quá tải dịch gây phù phổi cấp.
- Hội chứng ure huyết cao (buồn nôn, xuất huyết tiêu hóa).
Địa chỉ xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh bệnh lý thận
Nếu không phát hiện và can thiệp y tế kịp thời, các biến chứng suy thận cấp có thể khiến người bệnh gặp nhiều vấn đề nguy hiểm. Nếu muốn phát hiện suy thận cấp kịp thời, người bệnh nên thực hiện xét nghiệm, siêu âm tầm soát để biết chính xác tình trạng sức khỏe.
Để đảm bảo sự chính xác trong kết quả siêu âm, xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, mọi người nên lựa chọn cơ sở y tế uy tín, có đội ngũ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm.

Hiện nay, Diag là trung tâm y khoa chuyên cung cấp dịch vụ xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh chất lượng cao. Các kết quả tại Diag được tin tưởng nhờ độ chính xác, nhanh chóng, có giá trị cao trong việc điều trị. Diag cung cấp các dịch vụ xét nghiệm, chẩn đoán bệnh lý về thận với chi phí tiết kiệm nhất hiện nay.
Lưu ý: Dịch vụ siêu âm, chẩn đoán hình ảnh chỉ áp dụng khi xét nghiệm trực tiếp tại trụ sở chính trung tâm y khoa Diag Cao Thắng (Địa chỉ: 414 – 420 Cao Thắng, phường 12, quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh).
Khách hàng có nhu cầu xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh bệnh lý thận có thể liên hệ trực tiếp với đội ngũ Diag thông qua các kênh sau:
- Trang chủ Diag: https://diag.vn/
- Hotline: 1900 1717
Kết
Suy thận cấp là căn bệnh nguy hiểm, có diễn tiến nhanh nếu không chạy thận hoặc thực hiện các biện pháp can thiệp y tế khác kịp thời. Nếu gặp các vấn đề liên quan đến biến chứng suy thận cấp, người bệnh có thể bị ảnh hưởng đến tính mạng. Để đảm bảo sức khỏe cá nhân, mọi người nên thực hiện xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh nếu nghi ngờ mắc suy thận cấp.
Xem thêm: Chế độ ăn cho người suy thận cấp