Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính, mỗi năm có khoảng 20 triệu trường hợp nhiễm viêm gan E. Nhiều trường hợp nhiễm bệnh nhưng không có triệu chứng gây nhiều khó khăn cho việc chẩn đoán và điều trị. Vậy viêm gan E là gì? Hãy cùng Diag tìm hiểu qua bài viết.

Viêm gan E là bệnh gì?

Bệnh viêm gan E là tình trạng viêm gan do virus viêm gan E (Hepatitis E Virus – HEV) gây ra. Đây là loại virus thuộc họ Herpesviridae, có đường kính khoảng 27-34 nm và chứa chuỗi đơn RNA. Theo số liệu từ WHO, mỗi năm có khoảng 20 triệu ca nhiễm viêm gan E và có khoảng 3,3 trường hợp nhiễm có triệu chứng.

Xem thêm: Các loại viêm gan

viêm gan e là gì
Bệnh viêm gan E là tình trạng viêm gan do virus HEV gây ra.

HEV tồn tại ở 4 kiểu gen gồm 1, 2, 3, và 4. Trong đó, kiểu gen được tìm thấy ở người chủ yếu là 1 và 2. Hai kiểu gen còn lại được tìm thấy trong một số loài động vật như heo, hươu… Người nhiễm HEV chủ yếu tập trung ở các khu vực có điều kiện vệ sinh kém, các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình, khu vực bị ô nhiễm môi trường, và nước ô nhiễm. Ở các khu vực phát triển, bệnh có thể xuất hiện một số ca lẻ và hầu hết do kiểu gen 3 gây ra.

Tùy vào thời gian mắc, bệnh có thể được chia thành viêm gan E cấp tính (khoảng 6 tháng) và viêm gan E mãn tính (trên 6 tháng). Thông thường, người nhiễm HEV có thể tự giới hạn và khỏi bệnh sau 2 – 6 tuần. Tuy nhiên, nhiều trường hợp bệnh chuyển biến nặng dẫn đến suy gan cấp và tử vong. Phụ nữ mang thai, người có hệ miễn dịch kém, hoặc người suy dinh dưỡng nặng là những đối tượng nguy cơ tiến triển bệnh nặng cao.

Xem thêm: Xét nghiệm viêm gan bao nhiêu tiền?

Viêm gan E có lây không?

Viêm gan E là bệnh truyền nhiễm và có khả năng lây nhiễm cao. Vậy bệnh viêm gan E lây truyền qua đường nào?

Bệnh viêm gan siêu vi E chủ yếu lây qua đường phân – miệng và tập trung chủ yếu tại các khu vực có nguồn nước bị ô nhiễm. Virus có trong phân của người nhiễm, được thải ra môi trường có thể đi vào cơ thể của người lành và gây bệnh khi uống phải nước bị ô nhiễm. Đây là lí do các ca nhiễm HEV chủ yếu tập trung tại khu vực thiếu nước sạch, điều kiện môi trường kém, và đặc biệt là người dân không có thói quen rửa tay bằng xà phòng.

Bên cạnh đó, bệnh còn có thể lây nhiễm qua một số con đường hiếm gặp hơn như:

  • Ăn phải thức ăn sống có nhiễm virus như thịt lợn, hươu.
  • Nhận máu hoặc các sản phẩm từ máu của người nhiễm bệnh.
  • Lây truyền từ mẹ sang con.

Xem thêm: Viêm gan C

viêm gan e là gì
Con đường lây nhiễm của virus viêm gan E.

Triệu chứng viêm gan E là gì?

Tương tự một số bệnh viêm gan khác, sau khi nhiễm HEV, người bệnh không có biểu hiện rõ rệt. Thông thường, sau phơi nhiễm, thời gian ủ bệnh có thể kéo dài 2 – 10 tuần. Người nhiễm virus bắt đầu bài tiết trong khoảng 3 – 4 tuần sau khi phát bệnh.

Tại các khu vực có tỷ lệ nhiễm bệnh cao, người bệnh chủ yếu vào khoảng 15 – 40 tuổi. Trẻ em cũng có thể nhiễm HEV tuy nhiên, tình trạng nhiễm trùng ở trẻ thường không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ và không mắc bệnh vàng da.

Một số triệu chứng lâm sàng cho thấy người bệnh nhiễm virus viêm gan E có thể kể đến như:

  • Sốt nhẹ, chán ăn, buồn nôn hoặc (và) nôn kéo dài trong vài ngày.
  • Ngứa, phát ban trên da.
  • Đau bụng hoặc đau các khớp.
  • Nước tiểu có màu sẫm, phân bạc màu.
  • Gan phình to và mềm.
  • Xuất hiện tình trạng vàng da, vàng lòng trắng mắt.

Các triệu chứng thường chỉ kéo dài trong khoảng 1 – 6 tuần và rất khó để phân biệt với các chứng viêm gan khác. Một số trường hợp, bệnh chuyển biến nặng dẫn đến suy gan cấp và có tỷ lệ tử vong cao. Đặc biệt, phụ nữ mang thai mắc bệnh có khả năng mất thai và tử vong cao vào tam cá nguyệt thứ ba (từ tuần 29 đến tuần 40).

Một số biến chứng thường gặp ở người mắc viêm gan E gồm:

  • Xơ gan: Một tỷ lệ nhỏ người mắc viêm gan E thể cấp tính có khả năng chuyển sang thể mạn tính. Gan bị tổn thương trong thời gian dài, các tế bào gan khỏe mạnh sẽ bị thay thế bởi các tế bào xơ cứng.  
  • Suy gan cấp: Người mắc viêm gan E nếu mắc các bệnh gan sẵn có, hệ miễn dịch suy giảm, phụ nữ mang thai… có thể chuyển biến thành suy gan cấp tính. Các trường hợp này thường có biểu hiện vàng da do sự gia tăng của AST, ALT, và bilirubin trong máu. Xét nghiệm cho thấy chức năng gan giảm như tỷ lệ prothrombin giảm, albumin giảm…
  • Viêm gan ứ mật: Sau khi nhiễm HEV, bệnh nhân có thể chuyển biến nặng thành viêm gan ứ mật kéo theo tình trạng vàng da kéo dài trên 3 tháng. Biến chứng có thể khiến việc điều trị gặp nhiều khó khăn và kéo dài. Tuy nhiên, sau thời gian điều trị, cơ thể đáp ứng tốt, bệnh nhân có thể phục hồi dần và không có di chứng nguy hiểm.
viêm gan e là gì
Bệnh viêm gan siêu vi E có thể đến xơ gan.

Phương pháp chẩn đoán viêm gan siêu vi E

Các triệu chứng lâm sàng của viêm gan E khá giống với các chứng viêm gan khác nên không thể làm cơ sở để chẩn đoán. Theo đó, xét nghiệm nhằm chẩn đoán viêm gan E được xem là phương pháp hiệu quả nhất ở hiện tại.

Chẩn đoán xác định bệnh viêm gan B dựa trên kết quả phát hiện kháng thể Immunoglobulin M (IgM) hoặc Immunoglobulin G (IgG)  kháng HEV đặc hiệu trong máu của người nhiễm. Bác sĩ có thể chỉ định thực hiện các xét nghiệm bổ sung bao gồm phản ứng chuỗi polymerase phiên mã ngược (RT-PCR) để phát hiện RNA của virus viêm gan E trong máu và phân. Tuy nhiên, các phương pháp xét nghiệm này chỉ được thực hiện tại các cơ sở chuyên ngành.

Hiện nay, trung tâm y khoa Diag là một trong những đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ xét nghiệm viêm gan E hàng đầu. Trung tâm được trang bị các thiết bị hiện đại, cho kết quả nhanh chóng, chuẩn xác. Đặc biệt, Diag cam kết hoàn toàn bảo mật thông tin khách hàng. Sau khi có kết quả, đội ngũ bác sĩ chuyên khoa sẽ chủ động liên hệ để tư vấn cho khách hàng hướng điều trị phù hợp.

Xem thêm: Viêm gan B là gì?

Sự khác nhau giữa viêm gan A và E là gì?

Viêm gan A và E có nhiều điểm tương đồng nên thường tạo ra sự nhầm lẫn cho người bệnh. Nguyên nhân gây bệnh của hai loại viêm gan này đều có liên hệ mật thiết với điều kiện môi trường kém vệ sinh và có khả năng lây nhiễm cao qua đường phân – miệng. Khi nhiễm bệnh viêm gan A hay viêm gan E, người bệnh đều có các triệu chứng như vàng da, mệt mỏi, buồn nôn, chán ăn, rối loạn tiêu hóa…

Xem thêm: Viêm gan A là gì?

2265a0bc-viem-gan-e-la-gi-4.jpg
Viêm gan E và A có nhiều điểm tương đồng.

Nếu chỉ dựa vào biểu hiện lâm sàng rất khó để xác định người bệnh mắc loại virus nào. Do đó, để chẩn đoán, bạn cần thực hiện các xét nghiệm cần thiết theo chỉ định của bác sĩ. Việc chẩn đoán viêm gan E và viêm gan A rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến phác đồ điều trị và biện pháp phòng tránh lây nhiễm cho những người xung quanh, nhất là ở phụ nữ mang thai, người có bệnh nền liên quan đến gan, hoặc hệ miễn dịch kém.

Hiện nay, vắc xin viêm gan A được sử dụng tại nhiều quốc gia trong khi đó, vắc xin viêm gan E chỉ có tại Trung Quốc và chưa được khuyến khích sử dụng rộng rãi.

Xem thêm: Xét nghiệm viêm gan A và E

Biện pháp phòng tránh bệnh viêm gan E

Hiện nay, không có thuốc đặc hiệu để điều trị viêm gan E hay làm thay đổi tiến trình phát triển của bệnh. Thông thường, người mắc viêm gan E có thể tự giới hạn và khỏi bệnh mà không cần nhập viện điều trị. Tùy từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị hỗ trợ cần thiết.

Viêm gan E cũng chưa có vắc xin phòng ngừa nên các tổ chức y tế khuyến nghị người dân nên duy trì các biện pháp vệ sinh an toàn để tránh nguy cơ nhiễm bệnh:

  • Đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng nguồn nước công cộng.
  • Thiết lập hệ thống xử lý phân người phù hợp, tránh tiếp xúc trực tiếp với phân của người bệnh.
  • Ăn uống hợp vệ sinh, không ăn tiết canh, các thực phẩm chưa được làm chín nhất là thịt lợn, hươu, và sò sống.
  • Tạo thói quen rửa tay bằng xà phòng trước khi chế chế thực phẩm, trước khi ăn, và sau khi đi vệ sinh.

Lời kết

Viêm gan E là bệnh lý viêm nhiễm do virus viêm gan E gây ra. Với những chia sẻ của Diag, hy vọng rằng bạn đã hiểu rõ viêm gan E là gì, nguyên nhân hình thành bệnh, và biện pháp phòng bệnh hiệu quả. Nếu nghi ngờ hay phơi nhiễm với virus viêm gan E, hãy đến ngay các trung tâm y khoa để xét nghiệm sàng lọc và có biện pháp điều trị và hạn chế lây nhiễm cho những người xung quanh.

 

Xem thêm: Viêm gan D là gì?