Gan là cơ quan quan trọng đóng vai trò chủ chốt trong quá trình thanh lọc và làm sạch cơ thể. Khi gan bị nhiễm độc, có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe, trong đó có viêm gan dị ứng. Vậy bệnh dị ứng gan là gì? Đâu là biểu hiện gan nhiễm độc gây ngứa? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết của Diag.
Viêm gan dị ứng là gì?
Viêm gan dị ứng là tình trạng các dị ứng xảy ra do viêm gan như ngứa ngáy, da ửng đỏ, sẩn ngứa, nổi mề đay từng vùng hoặc toàn thân…
Vậy tại sao gan yếu gây ngứa? Gan đóng vai trò lọc và đào thải các độc tố trong cơ thể. Khi gan yếu, chức năng gan suy giảm, việc thanh lọc các độc tố không được thực hiện tốt khiến các độc tố tích tụ trong cơ thể và biểu hiện thành mẩn ngứa trên da, nổi ban đỏ…
Tình trạng viêm gan gây ngứa thường xảy ra nhiều hơn vào mùa hè. Thời gian này thời tiết nóng, môi trường ẩm thấp, và môi trường ô nhiễm khiến tuyến bã nhờn của cơ thể hoạt động mạnh mẽ hơn. Mồ hôi tiết ra nhiều là điều kiện thuận lợi khiến cơ thể bị ngứa da nhiều hơn. Nếu không được điều trị, bệnh sẽ tái đi tái lại và có thể biến chứng thành suy gan, xơ gan…
Xem thêm: Xét nghiệm viêm gan bao nhiêu tiền?
Dấu hiệu gan nhiễm độc gây ngứa
Gan yếu bị ngứa cho thấy gan bị suy giảm chức năng và nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Dựa vào những biểu hiện bất thường của cơ thể, bạn có thể xác định đánh giá bản thân có nguy cơ bị viêm gan hay không.
Mẩn ngứa, nổi mề đay
Nổi mề đay, mẩn ngứa là biểu hiện rõ nét nhất của tình trạng mắc bệnh về gan gây ngứa. Khi mắc bệnh, trên cơ thể bệnh nhân sẽ xuất hiện các đốm đỏ hay hồng. Ban đầu, các đốm này có thể chỉ xuất hiện thành cụm nhỏ và ngày càng lan rộng ra khắp cơ thể. Tình trạng này khiến người bệnh có cảm giác ngứa dữ dội và chỉ thuyên giảm khi triệu chứng ngứa toàn thân chấm dứt.
Xem thêm: Các loại viêm gan
Rối loạn tiêu hóa
Khi gan đang bị nhiễm độc có thể dẫn đến rối loạn tiêu hóa. Tình trạng này có thể khiến người bệnh cảm thấy đầy hơi, không muốn ăn, ăn không ngon, chướng bụng, có cảm giác buồn nôn hoặc nôn, sợ các thực phẩm nhiều thịt mỡ, mệt mỏi… Bên cạnh đó, người bệnh có thể bị đau bụng, tiêu chảy, nước tiểu màu vàng sẫm, và phân có màu bạc.
Xem thêm: Viêm gan ứ sắt
Đau vùng hạ sườn
Không chỉ gan nhiễm độc gây ngứa mà còn dẫn đến đau vùng hạ sườn. Người bị viêm gan dị ứng sẽ có cảm giác căng đau vùng thượng vị và hạ sườn phải (vị trí của gan).
Xem thêm: Triệu chứng viêm gan cấp
Đổ mồ hôi
Chức năng gan kém gây dị ứng còn có thể biểu hiện qua việc nóng trong người và dễ đổ mồ hôi. Khi gan không thể thực hiện tốt các chức năng của mình sẽ dẫn đến tình trạng nóng gan và biểu hiện ra ngoài cơ thể.
Xem thêm: Viêm gan CMV
Vàng da, vàng mắt
Bệnh phong gan còn dẫn đến cơ thể dễ bị vàng da, vàng mắt. Gan nhiễm độc theo thời gian dài khiến lượng lớn bilirubin, các hồng cầu già, bị vỡ và được xử lý tại gan, tích tụ trong máu. Gan đã bị tổn thương và không thể thực hiện chức năng hủy bilirubin, khiến chúng bị ứ trong máu cà niêm mạc khiến vùng dưới da hoặc lòng trắng mắt chuyển sang vàng.
Khi gặp các biểu hiện này, người bệnh có thể đã mắc viêm gan dị ứng. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào triệu chứng vẫn chưa đủ để chẩn đoán bệnh. Bạn nên thực hiện các xét nghiệm chức năng gan để đánh giá tình trạng bệnh và có biện pháp điều trị phù hợp.
Để xác định bản thân có đang nhiễm độc gan hay không, bạn có thể liên hệ hoặc đến trực tiếp trung tâm y khoa Diag để được tư vấn và xét nghiệm phù hợp. Quy trình xét nghiệm nhanh chóng, đội ngũ bác sĩ chuyên khoa tư vấn tận tình sẽ khiến bạn hài lòng khi đến với Diag.
Xem thêm: TD viêm gan là gì?
Biện pháp phòng tránh dị ứng gan nhiễm độc
Tình trạng gan nhiễm độc gan do suy giảm chức năng gan. Để phòng tránh gan bị nhiễm độc và dị ứng, bạn có thể áp dụng những giải pháp sau:
- Hạn chế thức khuya: Thức khuya là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng suy giảm chức năng gan. Theo Đông y, gan tiến hành đào thải độc tố mạnh mẽ nhất vào giai đoạn 11 giờ tối đến 1 giờ sáng hôm nay. Để cơ thể thực hiện tốt hoạt động đào thải, cơ thể phải ngủ say trong thời gian này. Nếu thức quá khuya, gan chịu áp lực lớn và dễ mắc bệnh.
- Bổ sung vitamin và khoáng chất vào chế độ dinh dưỡng: Để tăng cường sức khỏe cơ thể, nhất là tế bào gan, bạn nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất thực đơn hàng ngày như rau má, râu ngô, mướp đắng… Ngoài ra, bạn nên uống đủ nước theo nhu cầu, nước sẽ giúp các cơ quan thực hiện tốt hơn chức năng của mình.
- Tránh ăn các thực phẩm nhiều dầu mỡ, thực phẩm chế biến sẵn: Khi ăn nhiều các loại thực phẩm này, gan phải hoạt động nhiều hơn để đào thải các độc tố, chất béo… và có nguy cơ suy yếu cao hơn.
- Không lạm dụng rượu, bia, hoặc các chất có cồn: Để bảo vệ sức khỏe của gan, bạn nên hạn chế sử dụng rượu bia hay các chất chứa cồn. Chúng sẽ gây ức chế hệ miễn dịch và gây nhiều khó khăn cho hoạt động xử lý cà đào thải độc tố của gan và thận. Đặc biệt, uống nhiều rượu bia có nguy cơ cao nhiễm viêm gan rượu.
Xem thêm: Trẻ sơ sinh bị viêm gan có chữa được không?
Lời kết
Viêm gan dị ứng xảy ra khi gan bị suy yếu dẫn đến độc tố tích tụ và biểu hiện thành mẩn ngứa, mề đay, ban đỏ… Nếu không được phát hiện và điều trị, bệnh có thể chuyển biến nặng dẫn đến xơ gan, suy gan. Thăm khám sức khỏe định kỳ hoặc xét nghiệm gan ngay khi phát hiện các triệu chứng. Bên cạnh đó, cần duy trì sinh hoạt lành mạnh để tránh tình trạng gan yếu hoặc nhiễm độc.
Xem thêm: Bệnh viêm gan khác K75 là gì?