Viêm gan C do virus viêm gan C gây ra. Khi xâm nhập vào cơ thể, virus có thể tấn công tế bào gan gây nên những tổn thương nghiêm trọng. Vậy viêm gan C có lây không? Hãy cùng Diag giải đáp qua nội dung bài viết.

Bệnh viêm gan C có lây không?

Bệnh viêm gan C là bệnh truyền nhiễm và có tốc độ lây truyền nhanh chóng ngay cả khi không có triệu chứng. Bệnh do virus viêm gan C (Hepatitis C virus – HCV) gây ra. Sau khi xâm nhập vào cơ thể, virus sẽ tấn công tế bào gan và gây ra những tổn thương nghiêm trọng. Bệnh có thể biến chứng thành xơ gan, ung thư gan, thậm chỉ tử vong.

Xem thêm: Xét nghiệm viêm gan bao nhiêu tiền?

viêm gan c có lây không
Viêm gan C là bệnh truyền nhiễm và có tốc độ lây lan nhanh.

Đường lây viêm gan C

Virus viêm gan C lây truyền chủ yếu qua đường máu. Hầu hết các ca bệnh được ghi nhận đều do người bệnh đã tiếp xúc với máu của người bệnh khi sử dụng chung kim tiêm, dùng kim tiêm chưa qua xử lý an toàn, quan hệ tình dục…Đặc biệt, viêm gan C có thể lây nhiễm ở cả hai thể cấp tính và mạn tính.

Đường máu

Một số trường hợp điển hình có nguy cơ nhiễm bệnh:

  • Tái sử dụng các dụng cụ y tế không đảm bảo an toàn: Một trong những trường hợp lây nhiễm viêm gan C phổ biến là tình trạng tái sử dụng các dụng cụ y tế, nhất là bơm kim tiêm nhưng không được xử lý theo quy định.
  • Truyền máu không qua sàng lọc bệnh: Viêm gan C có tốc độ lây nhiễm nhanh chóng khi tiếp xúc với máu của người bệnh. Nhiều trường hợp được ghi nhận bệnh nhân nhiễm viêm gan C do nhận máu có nhiễm virus trong quá trình truyền máu, phẫu thuật…
  • Sử dụng kim tiêm hoặc vật dụng tiêm chích ma túy: Sử dụng chung kim tiêm hoặc các vật dụng hút chích ma túy cũng dẫn đến lây truyền viêm gan siêu vi C.
viêm gan c có lây không
Sử dụng chung kim tiêm khi tiêm chích ma túy là nguyên nhân lây nhiễm HCV.

Quan hệ tình dục không an toàn

Viêm gan C có thể lây truyền qua đường tình dục không an toàn, nhất là quan hệ đồng tính nam. Trong quá trình quan hệ, vùng kín có thể xuất hiện các vết xước, người lành có thể tiếp xúc với dịch cơ thể hoặc máu của người bệnh tại các vết thương này và bị nhiễm bệnh. Quan hệ bằng miệng cũng ẩn chứa nguy cơ lây bệnh cao, nhất là khi đang chảy máu chân răng, xước môi…

Mẹ truyền sang con

Theo một số y văn, trường hợp lây truyền viêm gan C từ mẹ sang con rất hiếm gặp. Tuy nhiên, thai nhi vẫn có nguy cơ nhiễm bệnh từ mẹ trong quá trình mang thai và sinh nở. Trong thai kỳ, bé được bảo vệ, tránh tiếp xúc với máu của mẹ thông qua nhau thai. Nếu màng nhau thai bị bong tróc, virus có thể tấn công và gây bệnh cho trẻ.

Giai đoạn chuyển dạ và sinh nở được xem là giai đoạn nguy cơ cao. Khi sinh, bé đi qua âm đạo có thể tiếp xúc với âm dịch và máu của mẹ dẫn đến nhiễm bệnh.

Các bác sĩ khuyến cáo, nếu phụ nữ nhiễm virus viêm gan C, khi mang thai cần báo ngay cho bác sĩ và thực hiện tốt các chỉ định nhằm hạn chế lây truyền từ mẹ sang con.

Viêm gan C có lây qua nước bọt không?

Bệnh viêm gan C không lây qua đường nước bọt và đường hô hấp. Do đó, người lành sẽ không bị nhiễm bệnh nếu chia sẻ đồ ăn, thức uống, hoặc ăn uống chung với người bệnh. Tuy nhiên, nhiều trường hợp được ghi nhận, bệnh nhân bị nhiễm bệnh do tiếp xúc với nước bọt có chứa virus do chảy máu chân răng, miệng có vết xước khiến máu lẫn vào. Do đó, bạn nên hạn chế hôn môi, sử dụng chung bàn chải đánh răng vì virus có thể tấn công thông qua các vết thương, xước ở miệng.

viêm gan c có lây không
Viêm gan C không lây qua nước bọt khi giao tiếp thông thường.

Viêm gan C có lây qua đường ăn uống không?

Bệnh viêm gan siêu vi C không lây qua đường ăn uống. Theo thông tin từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), viêm gan siêu vi C không lây qua sữa mẹ, thức ăn, nước, hoặc các tiếp xúc thông thường như ôm, hôn, hoặc chia sẻ thức ăn và nước uống với người bệnh.

Những hành vi không gây lây nhiễm virus viêm gan C

Viên gan C là bệnh lây nhiễm nên khiến nhiều người có tâm lý lo sợ dẫn đến kỳ thị đối với người bệnh. Tuy nhiên, viêm gan siêu vi C chủ yếu lây nhiễm qua đường máu hoặc các tiếp xúc với dịch tiết của cơ thể người bệnh. Do đó, những hành động tiếp xúc, trò chuyện thông thường như ôm, hôn, và dùng chung bữa ăn không là nguyên nhân khiến bạn bị nhiễm bệnh.

Xem thêm: Viêm gan C có chữa được không?

Biện pháp điều trị và phòng ngừa viêm gan C

Viêm gan C có thể được điều trị bằng thuốc kháng virus tác động trực tiếp (DAAs). Thời gian điều trị viêm gan C tùy thuộc vào thể virus, mức độ tổn thương gan, và các yếu tố khác. Trong suốt quá trình điều trị, bệnh nhân cần được theo dõi chặt chẽ để kiểm tra hiệu quả và tác dụng phụ. Với những bệnh nhân có tổn thương gan nghiêm trọng như xơ gan, bác sĩ có thể chỉ định cấy ghép gan.

Bệnh viêm gan C có tốc độ lây nhiễm nhanh chóng và không có vắc xin phòng ngừa. Cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe và giảm thiểu nguy cơ là xây dựng thói quen sống lành mạnh, tránh tiếp xúc với nguồn lây bệnh. Những giải pháp dưới đây có thể giúp bạn phòng bệnh hiệu quả:

  • Tránh sử dụng chung kim tiêm và các dụng cụ y tế như dụng cụ xăm mình, châm cứu, xỏ lỗ tai…
  • Tránh quan hệ tình dục không an toàn, nhất là tránh hoạt động gây chảy máu trong quá trình quan hệ hoặc quan hệ trong ngày “đèn đỏ” của nữ.
  • Vệ sinh cá nhân, làm sạch và bảo vệ đúng cách cách vết thương gây chảy máu.
  • Tránh sử dụng chung các vật dụng cá nhân có khả năng dính máu của người bệnh như bàn chải đánh răng, dao cạo râu, kềm cắt móng…
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện và điều trị bệnh.
Không sử dụng chung vật dụng cá nhân giúp phòng ngừa lây nhiễm viêm gan C.

Một số bệnh viêm gan trong đó có viêm gan C không có biểu hiện rõ rệt trong giai đoạn đầu nhiễm bệnh và khó phát hiện thông qua xét nghiệm men gan thông thường. Để chẩn đoán viêm gan C, bạn nên thực hiện các xét nghiệm viêm gan siêu vi chuyên sâu. Hiện nay, trung tâm y khoa Diag là một trong những đơn vị đi đầu về dịch vụ xét nghiệm viêm gan C. Bạn có thể liên hệ hoặc đến trực tiếp trung tâm để được tư vấn và lựa chọn xét nghiệm phù hợp.

Tại trung tâm, thông tin của khách hàng được cam kết hoàn toàn bảo mật, quy trình xét nghiệm nhanh chóng, tiết kiệm thời gian di chuyển và chờ đợi. Sau khi có kết quả, bác sĩ chuyên khoa sẽ chủ động liên hệ và tư vấn chi tiết về hướng điều trị nếu mắc bệnh hoặc giải pháp phòng bệnh hiệu quả.

Xem thêm: Test nhanh viêm gan C

Lời kết

‘Viêm gan C có lây không’ là vấn đề được nhiều người quan tâm. Viêm gan siêu vi C là bệnh truyền nhiễm và có tốc độ lây lan nhanh. Bệnh lây truyền chủ yếu qua máu, quan hệ tình dục và từ mẹ sang con. Các tiếp xúc thông thường như ôm, hôn, chia sẻ thức ăn, nước uống… không phải là con đường lây nhiễm.

 

Xem thêm: Chích ngừa viêm gan C bao nhiêu tiền?