Viêm gan B thể hoạt động có khả năng gây ra những ảnh hưởng nguy hiểm bên trong cơ thể, gây tổn thương nghiêm trọng cho gan. Việc nắm bắt các tình trạng của viêm gan, nhận biết triệu chứng và biến chứng, cùng với phương pháp chẩn đoán và điều trị, là chìa khóa để bảo vệ sức khỏe của bạn. Cùng Diag tìm hiểu trong bài viết bên dưới.
Viêm gan B là gì?
Viêm gan B là một bệnh nhiễm trùng gan do virus HBV gây ra. Bệnh lây truyền chủ yếu qua tiếp xúc với máu hoặc dịch cơ thể của người nhiễm bệnh.Nếu bệnh không được phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.
Cấu trúc của virus HBV gồm có một lõi chứa DNA và enzyme polymerase, được bao bọc bởi một lớp vỏ protein gọi là HBsAg (Hepatitis B surface antigen). Đây là thành phần chính mà hệ miễn dịch nhận diện và là mục tiêu của các xét nghiệm chẩn đoán.
Sau khi xâm nhập vào cơ thể, HBV sử dụng các tế bào gan làm nơi sinh sôi nảy nở. Quá trình này không chỉ gây ra tổn thương gan mà còn kích thích hệ miễn dịch tấn công các tế bào gan bị nhiễm, gây viêm và phá hủy gan. Tùy thuộc vào khả năng kiểm soát của hệ miễn dịch, người nhiễm HBV có thể trải qua các giai đoạn khác nhau của bệnh, từ viêm gan B thể không hoạt động đến viêm gan B thể hoạt động.
Virus HBV có thể lây truyền qua nhiều con đường khác nhau:
- Tiếp xúc trực tiếp với máu hoặc dịch cơ thể chứa virus như qua việc dùng chung kim tiêm, dao cạo râu, hoặc qua các thủ thuật y tế không đảm bảo vô trùng.
- Quan hệ tình dục không an toàn với người nhiễm HBV là một con đường lây truyền phổ biến.
- Từ mẹ sang con trong quá trình sinh nở hoặc qua sữa mẹ trong những trường hợp hiếm gặp.
Xem thêm: Xét nghiệm viêm gan bao nhiêu tiền?
Các dạng viêm gan B
Viêm gan B có thể tồn tại dưới hai dạng chính:
- Viêm gan B cấp tính: Đây là giai đoạn đầu khi virus mới xâm nhập vào cơ thể. Đa số người nhiễm có thể tự khỏi sau vài tháng mà không cần điều trị. Tuy nhiên, khoảng 5 – 10% người lớn và phần lớn trẻ nhỏ khi nhiễm HBV sẽ không loại bỏ được virus, dẫn đến viêm gan B mạn tính.
- Viêm gan B mạn tính: Khi cơ thể không loại bỏ được virus, HBV tồn tại trong cơ thể suốt đời và gây ra viêm gan mạn tính. Viêm gan B mạn tính có thể chuyển sang hai thể: Thể không hoạt động (ngủ yên) và thể hoạt động. Trong đó, thể hoạt động là nguy hiểm nhất do virus đang nhân lên và gây tổn thương gan.
Xem thêm: Viêm gan B là gì?
Triệu chứng bệnh viêm gan B thể hoạt động
Không phải lúc nào bệnh cũng gây ra triệu chứng rõ ràng. Tuy nhiên, khi có biểu hiện thì triệu chứng của bệnh có thể khác nhau tùy vào mức độ tổn thương gan và sự hoạt động của virus. Một số dấu hiệu phổ biến của người nhiễm bệnh viêm gan B mạn thể tồn tại:
- Nổi ban.
- Đau khớp.
- Mệt mỏi.
- Vàng da.
- Phân có màu xanh xám.
- Nước tiểu đậm màu.
- Ngứa ngáy.
- Chán ăn.
- Buồn nôn.
- Sốt nhẹ.
- Đau tức hạ sườn.
- Mạch máu nổi lên trên da như màng nhện.
Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như:
- Xơ gan: Biến chứng phổ biến nhất của viêm gan B thể hoạt động. Khi gan bị tổn thương liên tục, các mô sẹo sẽ thay thế các tế bào gan khỏe mạnh, làm giảm chức năng gan. Xơ gan có thể dẫn đến suy gan, một tình trạng nguy hiểm đe dọa tính mạng.
- Suy gan: Xảy ra khi gan mất khả năng thực hiện các chức năng thiết yếu như lọc độc tố, sản xuất protein, và điều hòa hóa chất trong máu. Đây là một tình trạng nguy hiểm, cần điều trị ngay lập tức (có thể yêu cầu ghép gan).
- Ung thư gan: Viêm gan B thể hoạt động làm tăng nguy cơ phát triển ung thư gan, đặc biệt là ung thư biểu mô tế bào gan. Ung thư gan thường có tiên lượng xấu, nên việc phát hiện sớm rất quan trọng để cải thiện cơ hội sống sót.
- Bệnh não gan: Một dạng bệnh hiếm gặp nhưng nguy cơ tử vong rất cao. Bệnh diễn biến nặng hơn có thể khiến bệnh nhân khó ngủ, dễ bị kích động, suy giảm nhận thức, mất định hướng không gian và thời gian. Lâu dần, bệnh nhân sẽ rơi vào trạng thái mê sảng, hôn mê sâu.
- Suy gan cấp: Bệnh tiến triển nặng có thể dẫn tới suy hô hấp, suy đa tạng, và tử vong.
Xem thêm: Giai đoạn cửa sổ viêm gan B
Phân biệt viêm gan B thể không hoạt động và thể hoạt động
Thể hoạt động | Thể không hoạt động |
|
|
Xem thêm: Viêm gan siêu vi B B18.1
Chẩn đoán và xét nghiệm viêm gan B thể hoạt động
Chẩn đoán bệnh thường dựa trên các xét nghiệm máu, giúp xác định sự hiện diện của virus HBV và mức độ hoạt động của nó. Các xét nghiệm chính bao gồm:
- HBsAg (Hepatitis B surface antigen): Xét nghiệm chính để xác định liệu một người có bị nhiễm HBV hay không. Kết quả dương tính cho thấy virus đang tồn tại trong máu.
- HBV DNA: Xét nghiệm đo lường lượng virus HBV trong máu, giúp xác định mức độ hoạt động của virus. Lượng HBV DNA cao cho thấy virus đang nhân lên mạnh mẽ và bệnh nhân có thể đang ở giai đoạn viêm gan B thể hoạt động.
- ALT/AST: Các chỉ số men gan này phản ánh mức độ tổn thương gan. Mức ALT/AST cao thường cho thấy gan đang bị viêm hoặc tổn thương do hoạt động của virus.
- Anti-HBc (IgM): Xét nghiệm phát hiện kháng thể IgM chống lại lõi của virus HBV, thường được sử dụng để chẩn đoán viêm gan B cấp tính hoặc trong giai đoạn đầu của nhiễm trùng.
Bên cạnh các xét nghiệm máu, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện thêm các phương pháp khác như siêu âm gan, sinh thiết gan để đánh giá mức độ xơ hóa và tổn thương gan. Những phương pháp này giúp xác định chính xác tình trạng của gan và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Xem thêm: Viêm gan B có chữa được không?
Tổng kết
Qua các thông tin trên có thể thấy, viêm gan B thể hoạt động là một tình trạng nghiêm trọng cần được chú ý. Trung tâm y khoa Diag khuyến nghị rằng bất kỳ ai cũng cần nắm rõ những ảnh hưởng sức khỏe đến từ viêm gan B và thực hiện phòng bệnh đúng cách.
Xem thêm: Viêm gan B mạn tính thể tồn tại