Bệnh viêm gan siêu vi B do virus gây ra. Đây là căn bệnh truyền nhiễm có tốc độ lây lan nhanh chóng. Vậy viêm gan B lây qua đường nước bọt không? Nếu hôn nhau có lây viêm gan B không? Cùng tìm hiểu qua bài viết của Diag.
Viêm gan có lây qua nước bọt không?
Viêm gan B là bệnh truyền nhiễm có tốc độ lây lan nhanh. Nhiều người đặt vấn đề viêm gan có lây qua nước bọt không hay viêm gan B có lây qua đường miệng không? Trên thực tế, viêm gan được chia thành nhiều phân loại dựa trên nguồn gốc gây bệnh. Để xác định viêm gan có lây qua nước bọt hay không cần xét con đường lây nhiễm của từng loại bệnh.
Xem thêm: Xét nghiệm viêm gan bao nhiêu tiền?
Viêm gan B lây qua đường nước bọt không?
Bên cạnh viêm gan A, nhiều người cũng lo lắng về việc viêm gan B có lây qua nước bọt không. Thực tế, viêm gan B có thể lây qua đường nước bọt. Virus viêm gan B (HBV) có thể tồn tại trong dịch tiết của cơ thể nên bệnh cũng có thể lây nhiễm theo con đường này. Tuy nhiên, tỷ lệ lây HBV qua nước bọt rất thấp, chỉ khoảng 1 – 2%.
Dù tỷ lệ lây nhiễm không cao nhưng bạn cũng không được quá chủ quan. Để tránh lây nhiễm viêm gan B qua nước bọt, bạn nên tránh dùng chung các vật dụng cá nhân có khả năng dính nước bọt của người nhiễm như dụng cụ ăn uống, bàn chải đánh răng, khăn lau mặt…
Thực hiện tốt các biện pháp phòng tránh sẽ giúp bạn hạn chế nguy cơ lây bệnh. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả cao nhất, bạn nên tiêm phòng vắc xin viêm gan B càng sớm càng tốt, nhất là khi phải tiếp xúc thường xuyên với người bệnh. Vắc xin có hiệu quả ngăn ngừa nhiễm trùng và lâm sàng viêm gan B khoảng 80 – 100%.
Ngoài ra, bạn nên xét nghiệm sàng lọc viêm gan B định kỳ để kịp thời phát hiện và điều trị bệnh. Nhiều trường hợp bệnh nhân nhiễm HBV không có triệu chứng lâm sàng và đến khi bùng phát bệnh đã ở giai đoạn nặng, gây nhiều khó khăn cho việc điều trị và đe dọa đến tính mạng của người bệnh.
Hiện nay, trung tâm y khoa y khoa Diag là một trong những đơn vị hàng đầu chuyên cung cấp dịch vụ xét nghiệm viêm gan siêu vi B với kết quả nhanh chóng, chuẩn xác. Bạn có thể liên hệ trung tâm để được tư vấn hoặc chọn thực hiện các xét nghiệm lẻ hay gói xét nghiệm viêm gan siêu vi tùy theo nhu cầu của mình.
Xem thêm: Viêm gan B có lây không?
Hôn nhau có lây viêm gan B không?
Viêm gan B lây qua đường nước bọt, vậy hôn người bị viêm gan B có bị lây không? Câu trả lời là có. HBV lây nhiễm chủ yếu qua tiếp xúc với máu và dịch tiết của người bệnh. Nếu miệng của hai người có vết xước hoặc bị chảy máu, virus sẽ dễ dàng xâm nhập vào cơ thể người lành khi hôn nhau.
Bên cạnh đó, HBV cũng có khả năng lây nhiễm qua nước bọt. Dù tỷ lệ không quá 2% nhưng không thể loại bỏ khả năng này. Do đó, khi một hoặc cả hai nghi ngờ hoặc đã nhiễm virus viêm gan B nên hạn chế hôn nhau.
Xem thêm: Chồng bị viêm gan B có lây sang vợ không?
Viêm gan A lây qua đường nước bọt hay không?
Viêm gan A hay viêm gan siêu vi A là bệnh nhiễm trùng gan cấp tính. Bệnh do virus viêm gan A gây ra thông qua quá trình tiếp xúc với môi trường hoặc thực phẩm mất vệ sinh. Người sinh sống và làm việc trong môi trường ô nhiễm có nguy cơ nhiễm bệnh cao.
Vậy viêm gan A lây qua đường nước bọt hay không? Câu trả lời là có. Viêm gan A có thể lây qua nước bọt thông qua việc ăn chung hoặc dùng chung vật dụng cá nhân (vật dụng ăn uống, khăn lau. bàn chải đánh răng…) có dính nước bọt của người nhiễm.
Ngoài ra, viêm gan A còn có thể lây truyền thông qua các trường hợp như:
- Sử dụng thức ăn, nước uống không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, người chế biến thực phẩm nhiễm virus viêm gan A nhưng không tuân thủ các nguyên tắc an toàn.
- Sử dụng nguồn nước bị có nhiễm virus viêm gan A.
- Quan hệ tình dục không an toàn với người nhiễm virus.
- Tiếp xúc trực tiếp với máu của người bệnh nhưng không có biện pháp bảo vệ an toàn. Tuy nhiên, tỷ lệ lây nhiễm viêm gan A qua đường máu rất thấp do nồng độ virus trong máu thấp.
Xem thêm: Có nên yêu người bị viêm gan B?
Lời kết
Nội dung bài viết đã giúp bạn giải đáp thắc mắc viêm gan B lây qua đường nước bọt không và hôn nhau có lây viêm gan B không. Theo đó, virus viêm gan B có thể thông qua tiếp xúc với nước bọt và xâm nhập vào cơ thể người lành. Khi nghi ngờ hoặc đã nhiễm HBV, bạn nên hạn chế hôn môi và thực hiện tốt các biện pháp phòng tránh lây nhiễm qua nước bọt, nhất là tiêm phòng vắc xin HBV đầy đủ để hạn chế thấp nhất nguy cơ nhiễm bệnh.
Xem thêm: Viêm gan B có di truyền không?