Viêm gan B là một bệnh truyền nhiễm ở gan do siêu vi B gây ra, có khả năng lây truyền nhanh và biến chứng nguy hiểm. Hãy cùng tìm hiểu bệnh viêm gan B là gì, nguyên nhân gây bệnh, cũng như những biến chứng nguy hiểm của viêm gan B qua bài viết của Diag.

Viêm gan B là gì?

Viêm gan B (Hepatitis B Virus – HBV) là bệnh truyền nhiễm do siêu vi B (HBV) gây ra. Bệnh có khả năng lây truyền nhanh chóng từ người sang người thông qua các tiếp xúc với máu và dịch tiết của người bệnh. Theo ghi nhận, viêm gan siêu vi B là một trong những bệnh gan phổ biến nhất trên thế giới.

Xem thêm: Các loại viêm gan

viêm gan b là gì
Viêm gan B do virus viêm gan siêu vi B gây ra.

Theo thông tin từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tình hình viêm gan B trên thế giới rất đáng báo động. Hiện có khoảng 2 tỷ người nhiễm HBV và có khoảng 700.000 người tử vong do các biến chứng của bệnh. Trong đó, 1% số người sống chung với HBV mắc đồng thời HIV. Việt Nam là một trong những quốc gia có tỉ lệ nhiễm bệnh cao vào khoảng 15 – 20% dân số, tương đương 10 – 14 triệu người.

Xem thêm: Xét nghiệm viêm gan bao nhiêu tiền?

Viêm gan B có mấy loại?

Phân loại viêm gan B sẽ phụ thuộc vào thời gian, nồng độ virus trong cơ thể, và sức khỏe của người bệnh. Theo đó, viêm gan B ở thể biểu hiện ở 3 thể phổ biến:

Viêm gan B thể ngủ (không hoạt động)

Viêm gan B thể ngủ không có triệu chứng lâm sàng của bệnh viêm gan và không thể phát hiện virus qua các xét nghiệm men gan thông thường. Tuy nhiên, trong máu và dịch tiết của người nhiễm vẫn có sự hiện diện của virus. Khi người lành nhiễm virus ở thể này, dù không có biểu hiện bệnh và ảnh hưởng đến sức khỏe, nhưng vẫn có khả năng lây truyền virus sang người xung quanh.

Xem thêm: Viêm gan A là gì?

Viêm gan B cấp tính

Viêm gan siêu vi B cấp tính là trạng thái nhiễm bệnh ngắn hạn, kéo dài trong 6 tháng kể từ khi tiếp xúc lần đầu với HBV. Trong giai đoạn này, bệnh không có triệu chứng lâm sàng rõ rệt, thậm chí không có bất kỳ biểu hiện nào. Phần lớn người nhiễm viêm gan B thể cấp tính có thể tự khỏi mà không cần điều trị và không để lại di chứng.

Xem thêm: Viêm gan C

Viêm gan B mãn tính

Người bệnh được chẩn đoán thể mãn tính khi bệnh kéo dài trên 6 tháng kể từ khi xét nghiệm dương tính lần đầu. Bệnh sẽ tiến triển khá âm thầm và không có biểu hiện đặc hiệu. Nếu không được can thiệp y tế kịp thời, bệnh viêm gan B nặng có thể biến chứng thành xơ gan, ung thư gan, hoặc tử vong. Khi ở giai đoạn mãn tính, người bệnh có thể gặp một số biểu hiện bất thường của cơ thể như chán ăn, ăn không ngon, hay mệt mỏi, đau tức ở bụng, da ngứa, nổi mẩn đỏ, vàng da…

Xem thêm: Viêm gan D là gì?

viêm gan b là gì
HBV có thể tôn tại ở ba thể gồm viêm gan B thể ngủ, cấp tính, và mãn tính.

Nguyên nhân gây viêm gan B là gì?

HBV lây lan nhanh qua tiếp xúc trực tiếp với máu, tinh dịch, và một số dịch tiết của cơ thể nhưng không có biện pháp bảo vệ an toàn. Các hình thức lây nhiễm chính của viêm gan siêu vi B gồm:

  • Quan hệ tình dục: Virus từ có thể người bệnh có thể thông qua máu hoặc dịch tiết (tinh dịch, dịch âm đạo…) để xâm nhập vào cơ thể người khỏe mạnh. Khi quan hệ tình dục không sử dụng bao cao su hoặc không có biện pháp an toàn, tỷ lệ nhiễm bệnh rất cao.
  • Đường máu: Bệnh viêm gan B có thể lây nhiễm thông qua các tiếp xúc trực tiếp với máu của người bệnh như sử dụng cùng dụng cụ phẫu thuật, xăm, bơm kim tiêm, kìm bấm móng… mà không được xử lý đúng cách. Ngoài ra, việc tiếp nhận máu từ người nhiễm HBV cũng là nguyên nhân nhiễm bệnh.
  • Dùng chung các vật dụng cá nhân: Các vật dụng cá nhân như bàn chải đánh răng, dao cạo râu, kìm bấm móng… có khả năng dính máu của người bệnh và có thể vô tình lây nhiễm qua người khác khi sử dụng cùng.
  • Lây truyền từ mẹ sang con: Viêm gan B có thể lây truyền từ mẹ sang con trong quá trình mang thai, sinh nở, và cho con bú. Trong đó, giai đoạn chuyển dạ và cho con bú có nguy cơ cao lên đến 90% do thai nhi tiếp xúc trực tiếp với máu hoặc âm dịch của mẹ khi đi qua âm đạo. Sản phụ khi mang thai bị nhiễm bệnh không thực hiện các biện pháp phòng tránh thì trẻ mắc viêm gan B mãn tính lên đến 90%.

Xem thêm: Giai đoạn cửa sổ viêm gan B

viêm gan b là gì
Viêm gan B có tỷ lệ lây truyền từ mẹ sang con cao.

Triệu chứng viêm gan B

Viêm gan B thường không có biểu hiện ra ngoài trong giai đoạn đầu của bệnh. Người bệnh thường không chú ý đến những thay đổi nhỏ trên cơ thể khiến cho bệnh diễn biến ngày càng trầm trọng hơn. Dưới đây là một số đặc điểm sinh lý bệnh viêm gan B phổ biến:

  • Cơ thể mệt mỏi, khó tập trung: Nguyên nhân dẫn đến tính trạng này là do virus tấn công vào tế bào gan khiến bộ phận này không thể thực hiện tốt chức năng đào thải độc tố, khiến các chất này tích tụ lâu ngày dẫn đến mệt mỏi, suy nhược.
  • Sốt nhẹ: Vào những ngày đầu khi virus xâm nhập, cơ thể sẽ có phản ứng bằng biểu hiện sốt nhẹ và thường xuất hiện vào buổi chiều. Tuy nhiên, triệu chứng này không quá nổi bật, dễ nhầm lẫn với cảm sốt thông thường nên người bệnh rất dễ bỏ qua.
  • Rối loạn tiêu hóa: Bệnh nhân có thể có cảm giác chán ăn, ăn mất ngon kèm theo tiêu chảy, nước tiểu ngả vàng, và phân màu bạc.
  • Sụt cân: Tính trạng chán ăn, ăn không ngon, buồn nôn hoặc nôn khiến người bệnh không hấp thụ đầy đủ các chất dinh dưỡng dẫn đến sụt cân nhanh chóng.
  • Các triệu chứng khác: Khi bệnh đã chuyển sang thể mạn tính, người bệnh có thể sẽ đối diện với một số biểu hiện như đau nhức xương khớp, đau hạ sườn phải, chướng bụng, xuất huyết dưới da…

Xem thêm: Viêm gan B có lây không?

viêm gan b là gì
Vàng da là một trong những triệu chứng rõ nét của viêm gan B.

Chẩn đoán bệnh nhân viêm gan B

Để nhận định bệnh nhân viêm gan B, bác sĩ có thể đánh giá thông qua triệu chứng lâm sàng và kết quả xét nghiệm. 

Những triệu chứng này có thể có thấy tình trạng gan không khỏe và nguy cơ nhiễm viêm gan B cao. Tuy nhiên, để xác định chính xác có nhiễm bệnh hay không, bạn cần thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán.

Một số xét nghiệm cần thiết gồm:

  • Xét nghiệm HBsAg: HBsAg là kháng nguyên trên bề mặt của virus viêm gan B. Nếu kết quả âm tính, bạn không nhiễm bệnh. Nếu kết quả dương tính, bạn đã nhiễm HBV. Tuy nhiên, bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện thêm xét nghiệm xét nghiệm HBsAb (xét nghiệm Anti-HBs) để đánh giá tình trạng bệnh.
  • Xét nghiệm HBsAb: HBsAb (Anti-HBs) là kháng thể kháng lại HBsAg, được sinh ra khi cơ thể có khả năng miễn dịch chống lại virus viêm gan B. Nếu kết quả xét nghiệm Anti-HBs dương tính, cơ thể đã có đặc hiệu miễn dịch, không cần tiêm bổ sung vắc xin viêm gan B. Nếu kết quả âm tính, bạn cần tiêm vắc xin phòng bệnh. 
  • Các xét nghiệm khác: Sau khi thực hiện các xét nghiệm đánh giá ban đầu, bạn nên thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu như xét nghiệm chức năng gan mật, xét nghiệm HBeAg, xét nghiệm Anti-HBe (xét nghiệm HBeAb), xét nghiệm Anti-HBc (xét nghiệm HBcAb), và xét nghiệm HBV-DNA để định lượng virus, đánh giá sự tổn thương của gan và những rối loạn chức năng gan do virus gây ra. 

Hiện nay, bạn có thể thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán viêm gan B tại bệnh viện hoặc phòng khám uy tín. Trong đó, Diag tự hào là một trong những trung tâm y khoa hàng đầu cung cấp dịch vụ tư vấn viêm gan B và xét nghiệm viêm gan toàn diện. 

Bạn có thể thực hiện xét nghiệm lẻ theo nhu cầu hoặc lựa chọn gói xét nghiệm viêm gan B với mức giá ưu đãi, quy trình nhanh chóng. Đặc biệt, sau khi có kết quả, đội ngũ y bác sĩ của Diag sẽ liên hệ tư vấn bệnh viêm gan B nếu kết quả dương tính và đề xuất hướng điều trị phù hợp.

Xem thêm: Viêm gan B cấp B16 là gì?

Các biến chứng viêm gan B là gì?

Viêm gan B là nguyên nhân dẫn đến các bệnh nghiêm trọng liên quan đến gan. Nếu không được phát hiện và kiểm soát tốt, bệnh có thể biến chứng thành xơ gan, suy gan, ung thư gan, bệnh não gan… và nguy cơ tử vong cao.

Xơ gan

Khi virus xâm nhập vào cơ thể, các mô gan khỏe mạnh bị tổn thương và thay thế dần bởi các mô sẹo. Người bệnh xơ gan có thể gặp các triệu chứng như cơ thể mệt mỏi, các chi sưng phù do suy giảm chức năng gan. Nếu bệnh chuyển biến nặng làm chậm quá trình máu qua gan và tăng áp lực tĩnh mạch cửa, người bệnh bị cổ trướng, nhiễm trùng, có thể rơi vào hôn mê gan, vỡ tĩnh mạch thực quản…

Suy gan

Khi tế bào gan bị tổn thương, các mô khỏe mạnh bị thay thế bởi các mô sẹo, chức năng gan suy giảm dẫn đến suy gan. Trường hợp người bệnh bị suy gan cấp tính có thể cần phẫu thuật ghép hoặc thay gan.

Ung thư gan

Ung thư là biến chứng giai đoạn muộn của viêm gan B và có tỷ lệ tử vong lên đến 90%. Khi virus đã tấn công tế bào gan trên diện rộng sẽ hình thành các tế bào ác tính, người bệnh sẽ có cảm giác đau vùng hạ sườn phải, sốt, sụt cân, phù nề… Khi có các biểu hiện này, người bệnh cần được can thiệp y tế để tránh chuyển biến nặng.

Bệnh não gan

Não gan là biến chứng nặng thường gặp ở người bệnh viêm gan B và có bệnh lý gan mãn tính. Tình trạng này xảy ra khi các độc tố được hấp thụ từ ruột không được xử lý tốt qua gan và tích lũy trong máu, được dẫn truyền lên não làm giảm chức năng não và tổn thương hệ thần kinh trung ương. Nếu biến chuyển nặng, bệnh có thể dẫn đến tử vong.

Phương pháp điều trị viêm gan siêu vi B

Để đưa ra phác đồ điều trị viêm gan B, bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng của bệnh nhân. Thông thường, với viêm gan B cấp tính, bác sĩ sẽ chỉ định hỗ trợ điều trị. Người bệnh có thể không cần dùng thuốc mà chỉ tập trung vào việc điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi phù hợp. Theo đó, bệnh nhân nên bổ sung các chất giàu vitamin, khoáng chất, ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi để tăng sức đề kháng. Người bệnh cũng cần tránh các thực phẩm chiên, rán, hoặc có cồn để giảm áp lực cho gan.

Đối với viêm gan thể mạn tính, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc uống hoặc tiêm để điều trị. Trong quá trình điều trị, bệnh nhân cần tuân thủ phác đồ và chỉ dẫn của bác sĩ để đạt hiệu quả tốt nhất. Tùy vào sức khỏe và khả năng đáp ứng của bệnh nhân, thời gian điều trị có thể rút ngắn hoặc kéo dài so với dự kiến.

Sau khi virus được kiểm soát, người bệnh cần duy trì thăm khám định kỳ để hạn chế tác động của các tác dụng phụ nếu có và phòng tránh tái nhiễm.

Xem thêm: Viêm gan B có chữa được không?

Cách phòng bệnh viêm gan B là gì?

Cách phòng ngừa viêm gan B hiệu quả là tiêm vắc xin. Vắc xin viêm gan B có khả năng kháng virus và phòng tránh hiệu quả sự xâm nhập virus viêm gan B.

Vắc xin được khuyến cáo tiêm ngay cho trẻ trong 24 giờ đầu sau sinh. Riêng đối với trẻ sơ sinh có mẹ nhiễm viêm gan B, để tránh virus từ mẹ truyền sang con, bé cần được tiêm đồng thời 1 mũi vắc xin cùng 1 mũi huyết thanh viêm gan B. Sau mũi đầu, phụ huynh có thể cho trẻ tiêm 2 hoặc 3 mũi nhắc, các mũi cách nhau ít nhất 4 tuần.

viêm gan b là gì
Tiêm vắc xin là giải pháp phòng tránh viêm gan B hiệu quả.

Bên cạnh việc tiêm vắc xin, bạn nên kết hợp cách phòng tránh viêm gan B như:

  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh: Bạn nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày các thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất như rau xanh, trái cây tươi, sữa, chất béo không bão hòa… 
  • Uống đủ nước: Bạn nên uống đủ nước theo nhu cầu để tăng cường hoạt động trao đổi chất, giúp cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng hiệu quả hơn. 
  • Tránh sử dụng rượu, bia, thuốc lá, và chất kích thích: Các thức uống chứa nhiều cồn có thể khiến cho hoạt động của thận bị ảnh hưởng, gây ức chế hệ miễn dịch và tổn thương gan. Người lạm dụng rượu bia có thể dẫn đến viêm gan rượu và các bệnh lý liên quan.
  • Không dùng chung vật dụng cá nhân: Không dùng chung bơm kim tiêm hay các vật dụng có tiếp xúc với máu hoặc dịch tiết của người bệnh. 
  • Sử dụng các biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục: Sử dụng bao cao su khi quan hệ, tránh các hoạt động gây tổn thương, chảy máu khi quan hệ.
  • Lựa chọn cơ sở phẫu thuật thẩm mỹ, xăm, làm đẹp… uy tín: Các dụng cụ được sử dụng trong quá trình thẩm mỹ có thể được tải sử dụng cho nhiều khách hàng và có nguy cơ trở thành vật dụng dẫn truyền bệnh. Bạn nên lựa chọn các trung tâm uy tín, có quy trình xử lý an toàn các vật dụng để bảo vệ sức khỏe bản thân.
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ: Người bệnh viêm gan B thường không có biểu hiện rõ ràng và khó phát hiện qua các xét nghiệm men gan thông thường. Do đó, bạn nên thăm khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện những biểu hiện bất thường và điều trị kịp thời nếu mắc bệnh.

Xem thêm: Viêm gan B thể hoạt động

Lời kết

Viêm gan B là bệnh truyền nhiễm ở gan phổ biến. Nội dung bài viết đã giúp bạn giải đáp câu hỏi viêm gan B là gì cũng như những thông tin liên quan đến căn bệnh nguy hiểm này. Hiện nay, tiêm phòng vắc xin viêm gan siêu vi B được xem là biện pháp hữu hiệu nhất giúp bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công và gây hại của virus. Trẻ em sau khi sinh nên được tiêm phòng trong 24 giờ đầu và người lớn nếu chưa có miễn dịch nên tiêm phòng càng sớm càng tốt.

 

Xem thêm: