Bệnh viêm gan B có lây không?
Nếu bạn thắc mắc viêm gan B có lây không thì câu trả lời là CÓ. Viêm gan B là một trong những bệnh truyền nhiễm phổ biến nhất thế giới. Theo ghi nhận, có khoảng 2 tỷ người mắc bệnh viêm gan B và có khoảng 700.000 người tử vong do các biến chứng của viêm gan B. Riêng tại Việt Nam, số ca mắc bệnh lên vào khoảng 10 – 14 triệu người.
Bệnh do siêu vi viêm gan B (HBV) gây ra. Người nhiễm virus HBV có thể biểu hiện ở 3 trạng thái gồm:
- Viêm gan B thể cấp tính: Kéo dài trong 6 tháng sau khi tiếp xúc với virus HBV.
- Viêm gan B mạn tính: Dương tính với HBV hơn 6 tháng kể từ lần xét nghiệm đầu tiên.
- Viêm gan B lành tính (thể ngủ): Không có triệu chứng lâm sàng nhưng có sự hiện diện của virus HBV trong máu hay dịch tiết.
Hai thể đầu tiên của viêm gan B có tốc độ lây nhiễm nhanh chóng qua đường máu và tiếp xúc dịch cơ thể (tinh dịch, dịch âm đạo…) của người bệnh mà không có biện pháp an toàn. Tuy nhiên, nhiều trường hợp người bệnh sau khi nhiễm virus HBV không có biểu hiện cụ thể và không thể phát hiện qua các xét nghiệm men gan thông thường.
Để xét nghiệm viêm gan B, bạn có thể đến các bệnh viện, trung tâm y khoa uy tín để thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu như xét nghiệm HBsAg, xét nghiệm anti-HBs, HBV DNA… Diag là một trong những trung tâm y khoa chuyên cung cấp dịch vụ xét nghiệm viêm gan B hàng đầu hiện nay. Bạn có thể chọn các xét nghiệm lẻ hoặc gói xét nghiệm viêm gan siêu vi để phát hiện và sớm điều trị nếu mắc bệnh.
Vậy viêm gan B lành tính có lây không? Câu trả lời là CÓ. Dù ở thể không hoạt động nhưng cơ thể vẫn có lượng virus HBV nhất định. Virus HBV có thể đang trong quá trình nhân đôi và gia tăng số lượng một cách đột biến. Ngay cả khi trong trạng thái không hoạt động, virus vẫn có thể lây truyền từ người sang người qua đường máu và tiếp xúc dịch cơ thể.
Xem thêm: Xét nghiệm viêm gan bao nhiêu tiền?
Viêm gan B lây qua những đường nào?
Nhiều người thắc mắc viêm gan B lây qua đường gì? Virus viêm gan B có thể xâm nhập vào cơ thể người lành thông qua các con đường như từ mẹ sang con, quan hệ tình dục, đường máu, dùng chung các vật dụng cá nhân…
Lây truyền từ mẹ sang con
Viêm gan B có tỷ lệ lây nhiễm từ mẹ sang con cao. Nếu mẹ bầu bị viêm gan B và không thực hiện các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm cho con thì tỷ lệ trẻ được sinh ra mắc viêm gan B mạn tính lên đến 90%.
Có ba giai đoạn virus HBV có thể được lây nhiễm từ mẹ sang bé với tỷ lệ lây truyền khác nhau, cụ thể:
- Mang thai: Giai đoạn có tỷ lệ lây truyền thấp do nhau thai chặn quá trình tiếp xúc giữa mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, bạn không được chủ quan mà cần thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa, nhất là vào tháng thứ 4 trở đi của thai kỳ.
- Chuyển dạ và sinh con: Trong giai đoạn này, bệnh viêm gan B có nguy cơ lây nhiễm cao nhất với 90%. Khi chuyển dạ, tử cung của người mẹ bắt đầu co thắt khiến mạch máu quanh thai nhi cũng co thắt theo. Trẻ có thể nhiễm HBV khi tiếp xúc với máu hoặc dịch âm đạo của mẹ khi được sinh ra.
- Cho con bú: Nồng độ virus HBV trong sữa mẹ rất thấp nên khả năng lây nhiễm sang con không cao. Bên cạnh đó, giai đoạn cho con bú có tỷ lệ lây nhiễm thấp nếu trẻ được tiêm vaccine viêm gan B hoặc tiêm miễn dịch toàn phần. Nếu thai phụ mắc bệnh, bạn có thể trao đổi với bác sĩ về độ an toàn khi nuôi con bằng sữa mẹ.
Xem thêm: Mẹ bị viêm gan B có lây sang con không?
Quan hệ tình dục
Virus viêm gan B có thể lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp với máu hoặc dịch cơ thể của người bệnh. Theo đó, quan hệ tình dục cũng là một trong những con đường lây nhiễm phổ biến. Ngoài viêm gan B, quan hệ tình dục thiếu an toàn còn là nguyên nhân dẫn đến mắc các bệnh tình dục nguy hiểm. Việc sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục, tránh quan hệ tình dục với nhiều người sẽ giúp bạn hạn chế nguy cơ nhiễm bệnh.
Xem thêm: Chồng bị viêm gan B có lây sang vợ không?
Đường máu
Đường máu là đường lây truyền chính của virus HBV. Các tiếp xúc với máu trong phẫu thuật nha khoa, xăm, nhận máu từ người truyền máu không qua sàng lọc bệnh… đều có nguy cơ nhiễm bệnh cao. Bên cạnh đó, việc sử dụng chung bơm kim tiêm hay tái sử dụng bơm kim tiêm nhưng không xử lý đúng cách cũng có thể lây truyền virus gây bệnh.
Xem thêm: Viêm gan B là gì?
Dùng chung đồ dùng cá nhân
Vật trung gian truyền bệnh viêm gan B như kim tiêm, bàn chải đánh răng, dao cạo râu, dụng cụ xăm mình… có dính máu hoặc dịch tiết của người nhiễm bệnh và không được xử lý đúng cách. Bạn không nên dùng chung các đồ dùng cá nhân để tránh nguy cơ nhiễm bệnh.
Xét nghiệm kháng nguyên viêm gan B chỉ 110k
- Kiểm tra có đang nhiễm Viêm gan B hay không.
- Nhanh chóng, không chờ đợi với hệ thống 40 chi nhánh Diag.
- Lấy mẫu ngoài giờ hành chính.
- Có ngay kết quả trong vòng 24h qua Zalo.
Diag sẽ liên hệ lại trong vòng 5 phút
Xem thêm: Có nên yêu người bị viêm gan B?
Biện pháp phòng ngừa lây nhiễm HBV
Bạn có thể phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm viêm gan B thông qua các giải pháp như tiêm phòng vắc xin, phòng ngừa lây nhiễm từ mẹ sang con, quan hệ tính dục an toàn, và hạn chế tiếp xúc với nguồn lây bệnh.
Tiêm vắc xin
Tiêm vaccine là phương pháp phòng ngừa hiệu quả nhất để ngăn ngừa lây nhiễm viêm gan B. Trẻ sơ sinh nên được tiêm liều đầu tiên của vắc xin trong vòng 24 giờ đầu sau khi sinh, giúp giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng từ mẹ sang bé. Liều thứ hai và thứ ba được tiêm lần lượt cách nhau 4 tuần.
Đối với người lớn hoặc những người chưa được phòng ngừa khi còn nhỏ, bạn cần hoàn thành ba liều tiêm viêm gan B để đạt hiệu quả bảo vệ tốt nhất. Theo ghi nhận, sau khi hoàn tất tiêm chủng, hiệu quả có thể kéo dài trong 20 năm, nhiều trường hợp có thể kéo dài đến cuối đời và không cần thực hiện liều tiêm nhắc.
Nhân viên y tế có nguy cơ cao bị phơi nhiễm viêm gan B do tiếp xúc thường xuyên với máu và dịch cơ thể. Do đó, tất cả nhân viên y tế nên được tiêm phòng viêm gan B để bảo vệ bản thân khỏi khả năng nhiễm virus.
Ngăn ngừa lây truyền từ mẹ sang con
Một trong những con đường lây nhiễm viêm gan B là từ mẹ sang bé trong quá trình sinh. Phụ nữ mang thai nhiễm viêm gan B có thể sử dụng thuốc kháng virus trong suốt thai kỳ để giảm tải lượng virus và ngăn ngừa lây truyền cho trẻ sơ sinh. Sau sinh, trẻ cần được tiêm phòng viêm gan B để bảo vệ sức khỏe và có thể bú sữa mẹ bình thường.
Thực hiện quan hệ tình dục an toàn
Quan hệ tình dục cũng là một trong những con đường lây nhiễm viêm gan B phổ biến. Để giảm nguy cơ này, bạn nên thực hiện các biện pháp an toàn khi quan hệ, đặc biệt là sử dụng bao cao su trong suốt quá trình quan hệ.
Ngoài ra, bạn cũng nên giới hạn số lượng bạn tình để hạn chế khả năng tiếp xúc với virus. Việc thay đổi bạn tình thường xuyên làm tăng nguy cơ gặp phải người có thể không biết mình đã bị nhiễm.
Không dùng chung kim tiêm
Máu là con đường lây nhiễm viêm gan B phổ biến. Do đó, bạn cần tránh chia sẻ kim tiêm hoặc bất kỳ thiết bị, đồ dùng cá nhân nào được sử dụng để tiêm chích, xỏ khuyên, hoặc xăm. Đối với những người sử dụng thuốc tiêm, bạn cần sử dụng kim tiêm mới mỗi lần tiêm. Ngoài ra, khi có ý định xăm hoặc xỏ khuyên, bạn nên lựa chọn các cơ sở uy tín để ngăn ngừa lây truyền các mầm bệnh qua đường máu như HBV.
Thực hành vệ sinh tốt
Viêm gan B là bệnh truyền nhiễm có thể lây truyền qua tiếp xúc với máu hoặc dịch cơ thể nhiễm virus. Để giảm thiểu nguy cơ này, bạn cần duy trì vệ sinh, rửa tay kỹ với xà phòng, đặc biệt sau khi tiếp xúc với máu hoặc dịch cơ thể. Trong những môi trường có thể tiếp xúc với bề mặt bị ô nhiễm, bạn nên sử dụng găng tay bảo vệ và các kỹ thuật khử trùng đúng cách.
Những câu hỏi liên quan con đường lây truyền viêm gan B
1. Virus viêm gan B tồn tại ở đâu?
Virus viêm gan B có trong các dịch cơ thể như máu, tinh dịch, dịch âm đạo, nước bọt… Tuy nhiên, viêm gan B không dễ lây truyền qua nước bọt nên việc chia sẻ thức ăn, dùng chung dụng cụ ăn uống, hoặc tiếp xúc với người ho, hắt hơi thường không gây lây nhiễm.
Virus viêm gan B cũng có thể tồn tại ngoài cơ thể con người trên các bề mặt trong ít nhất bảy ngày. Như vậy, các dụng cụ y tế không được tiệt trùng hoặc các vật dụng cá nhân như bàn chải đánh răng và dao cạo râu, dụng cụ cắt móng, nếu dính máu, vẫn có thể mang virus.
Xem thêm: Viêm gan B mạn tính thể tồn tại
2. Viêm gan B có lây qua đường ăn uống không?
KHÔNG. Tính đến thời điểm hiện tại không có y văn nào ghi nhận virus HBV có thể lây truyền qua đường ăn uống. Bệnh có thể lây nhiễm qua tiếp xúc máu và dịch tiết của cơ thể người bệnh nhưng không có biện pháp bảo vệ an toàn. Nước bọt có thể chứa virus viêm gan B nhưng mật độ virus rất thấp nên nguy cơ lây nhiễm cũng rất thấp.
Dù viêm gan B không lây nhiễm qua đường ăn uống nhưng nguy cơ lây nhiễm viêm gan A hay viêm gan D (đồng nhiễm với viêm gan B) rất cao. Việc ăn uống chung cũng có thể mắc các bệnh như cảm lạnh, quai bị, bệnh về răng miệng… Do đó, bạn vẫn nên thận trọng khi dùng chung đồ ăn thức uống.
Xem thêm: Chồng bị viêm gan B có sinh con được không?
3. Viêm gan B có lây qua đường hô hấp không?
KHÔNG. Bệnh viêm gan B không lây nhiễm qua đường hô hấp hay qua các tiếp xúc như nói chuyện, bắt tay… Vì thế, khi tiếp xúc thông thường với người bị viêm gan B bạn không cần quá lo lắng hay có thái độ kỳ thị. Thay vào đó, hãy trang bị các biện pháp an toàn cần thiết nếu tiếp xúc với dịch tiết hoặc máu của người bệnh.
Xem thêm: Viêm gan B có chữa được không?
4. Viêm gan B lây qua đường nước bọt không?
CÓ THỂ. Virus viêm gan B có thể lây truyền thông qua tiếp xúc với dịch cơ thể như máu, nước bọt, dịch âm đạo, tinh dịch, hoặc từ mẹ sang con. Theo đó, nếu tiếp xúc với nước bọt của người bệnh (như hôn nhau) không loại trừ khả năng bạn cũng bị nhiễm virus.
Tuy nhiên, nồng độ virus trong nước bọt thường rất thấp so với trong máu. Để lây nhiễm qua nước bọt phải có những điều kiện đặc biệt như nước bọt tiếp xúc với vết thương hở, niêm mạc miệng bị tổn thương, hoặc chảy máu nướu. Những hoạt động như hôn thông thường, dùng chung dụng cụ ăn uống thường không dẫn đến lây nhiễm viêm gan B, trừ khi có tiếp xúc với máu hoặc vết thương hở.
Xem thêm: Viêm gan B lây qua đường nước bọt không?
5. Tiếp xúc với người viêm gan B bao lâu thì xét nghiệm?
Nếu nghi ngờ tiếp xúc hoặc tiếp xúc với người mắc viêm gan B, bạn nên xét nghiệm viêm gan B ít nhất 9 tuần sau tiếp xúc. 9 tuần là thời gian ủ bệnh để virus xuất hiện trong máu. Bạn có thể chọn xét nghiệm viêm gan B 3 bảng (xét nghiệm HBsAg, HBcAb, và HBsAb) để xác định tình trạng của mình. Nếu sau thời gian này, kết quả xét nghiệm HBsAb âm tính cho thấy bạn không nhiễm virus. Tuy nhiên, bạn cũng nên tiêm vắc xin nếu chưa hoàn thành liệu trình tiêm để đạt hiệu quả bảo vệ bản thân tốt nhất.
Xem thêm: Giai đoạn cửa sổ viêm gan B
Lời kết
Viêm gan B là một trong những bệnh lây nhiễm nguy hiểm. Nội dung bài viết đã giúp bạn giải đáp thắc mắc viêm gan B có lây không. Nắm bắt các con đường lây nhiễm sẽ giúp bạn chủ động trong việc phòng ngừa nhiễm HBV hoặc lây nhiễm cho người xung quanh.
Xem thêm: