Viêm gan B là bệnh truyền nhiễm có tốc độ lây nhanh chóng qua tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch tiết của người bệnh nhưng không có biện pháp bảo vệ. Nhiều gia đình thắc mắc viêm gan B có di truyền không? Hãy cùng Diag giải đáp chi tiết vấn đề này.
Bệnh viêm gan B có di truyền không?
Viêm gan B có di truyền không là nỗi lo lắng của nhiều gia đình khi có thành viên nhiễm bệnh hoặc có tiền sử nhiễm virus viêm gan B (HBV). Trên thực tế, viêm gan B không phải là bệnh di truyền.
Có nhiều trường hợp được ghi nhận người thân trong gia đình bệnh nhân có người nhiễm bệnh hoặc đã từng nhiễm bệnh. Tuy nhiên, điều này không xuất phát từ yếu tố di truyền mà có thể bị lây truyền qua các tiếp xúc với máu hoặc dịch cơ thể trong quá trình sinh hoạt, chăm sóc người bệnh, dùng chung vật dụng cá nhân có dính virus…
Xem thêm: Xét nghiệm viêm gan bao nhiêu tiền?
Trường hợp bị nhầm lẫn giữa di truyền và lây nhiễm viêm gan B
Viêm gan B có tốc độ lây nhiễm nhanh và bệnh có thể lây truyền từ mẹ sang con trong quá trình mang thai. Đây chính là nguyên nhân khiến nhiều người cho rằng, trẻ sinh ra bị nhiễm bệnh do di truyền. Tuy nhiên, nếu khi mang thai và sinh con, người mẹ được can thiệp y tế, thực hiện tốt các biện pháp phòng tránh lây nhiễm từ mẹ sang con, tỷ lệ trẻ sinh ra mắc bệnh là rất thấp, chỉ khoảng 2%.
Xem thêm: Viêm gan B có lây không?
Có 3 giai đoạn virus viêm gan B có thể lây nhiễm từ mẹ bầu bị viêm gan B sang con gồm:
- Giai đoạn mang thai: Thai nhi có thể nhiễm virus viêm gan B từ mẹ trong giai đoạn mang thai. Tuy nhiên, đây là thời kỳ có tỷ lệ lây truyền thấp nhất do trẻ được bảo vệ bởi nhau thai.
- Giai đoạn sinh nở: Khi thai phụ chuyển dạ và sinh con là thời điểm tỷ lệ lây truyền viêm gan siêu vi B truyền từ mẹ sang con cao nhất, chiếm khoảng 90%. Khi sinh, trẻ có nguy cơ tiếp xúc với máu hoặc dịch âm đạo của người mẹ và nhiễm bệnh.
- Giai đoạn cho con bú: Khi bú sữa mẹ, bé có thể lây nhiễm HBV. Tuy nhiên, nồng độ virus trong sữa mẹ khá thấp và tỷ lệ lây nhiễm không quá cao.
Xem thêm: Mẹ bị viêm gan B có lây sang con không?
Cách phòng tránh lây nhiễm HBV
Viêm gan B không di truyền nhưng có thể lây nhiễm nhanh chóng thông qua các tiếp xúc với máu hoặc dịch tiết của người nhiễm bệnh trong quá trình sinh hoạt. Để phòng tránh lây nhiễm bệnh từ người thân, nhất là từ mẹ sang con, mỗi gia đình cần thực hiện tốt các biện pháp phòng tránh:
- Không dùng chung kim tiêm và các vật dụng cá nhân: Viêm gan siêu vi có thể thông qua máu và dịch tiết dính trên các vật dụng và đi vào cơ thể người lành. Do đó, bạn nên tránh sử dụng chung các vật dụng cá nhân.
- Chọn phẫu thuật thẩm mỹ, phun xăm tại các cơ sở uy tín.
- Quan hệ tình dục an toàn, tránh quan hệ với nhiều bạn tình, chung thủy 1 vợ 1 chồng.
- Thăm khám sức khỏe và xét nghiệm viêm gan B định kỳ.
- Tiêm phòng vắc xin: Đối với trẻ sơ sinh, ba mẹ nên cho bé tiêm phòng trong 24 giờ đầu sau sinh. Mũi 2 nên tiêm sau mũi đầu 1 tháng, mũi 3 cách mũi 2 khi bé được 6 hoặc 12 tháng. Nhiều trường hợp, bác sĩ khuyến nghị trẻ khi đủ 15 tuổi nên tiêm nhắc để bổ sung miễn dịch. Đối với người trưởng thành, ai chưa nhiễm HBV đều nên tiêm phòng càng sớm càng tốt.
Xem thêm: Có nên yêu người bị viêm gan B?
Trong đó, tiêm phòng được xem là giải pháp phòng bệnh được ưu tiên hàng đầu. Hiện nay, bạn có thể thực hiện tiêm vắc xin viêm gan B tại trung tâm y khoa Diag. Vắc xin giúp cơ thể được bảo vệ trước nguy cơ nhiễm viêm gan B và các biến chứng như xơ gan, ung thư gan.
Hãy đến ngay trung tâm y khoa Diag tại 414-420 Đường Cao Thắng, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh để được tư vấn và tiêm phòng.
Xem thêm: Mẹ bị viêm gan B có nên cho con bú?
Lời kết
Vấn đề viêm gan B có di truyền không được nhiều người đặt ra. Thực tế, bệnh không di truyền mà chỉ lây nhiễm qua các tiếp xúc không an toàn với máu và dịch tiết của người bệnh, nhất là trong quá trình sinh nở của thai phụ nhiễm bệnh. Để phòng tránh lây truyền, mỗi người nên tiêm phòng càng sớm càng tốt.