Vacxin viêm gan A và B là bước tiến nhảy vọt của ngành y tế. Chỉ với một liệu trình tiêm có thể ngăn ngừa hai virus HAV và HBV xâm nhập. Vậy chích ngừa viêm gan A và B bằng vacxin gì? Công dụng, liệu trình tiêm và phản ứng phụ thế nào? Cùng tìm hiểu ngay qua bài viết bên dưới của Diag.

Vacxin viêm gan A và B là gì?

Viêm gan A và B là hai bệnh lý có tỷ lệ mắc bệnh cao, tốc độ lây lan nhanh. Bất kỳ ai đều có thể nhiễm bệnh. Nếu không can thiệp kịp thời, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, nặng nhất là ung thư gan và tử vong.

Tiêm ngừa là biện pháp chủ động phòng tránh nguy cơ lây nhiễm virus HAV, HBV. Thay vì phải tiêm hai liệu trình riêng biệt, hiện nay đã có vacxin viêm gan A và B kết hợp. Twinrix là vắc xin viêm gan A và B kết hợp do tập đoàn Glaxo Smith Kline từ Bỉ nghiên cứu và phát triển.

Twinrix là vacxin viêm gan A và B kết hợp do tập đoàn Glaxo Smith Kline từ Bỉ nghiên cứu và phát triển
Twinrix là vacxin viêm gan A và B kết hợp do tập đoàn Glaxo Smith Kline từ Bỉ nghiên cứu và phát triển.

Tính đến thời điểm hiện tại, đây là vacxin viêm gan A và B duy nhất trên thế giới. Khi tiêm, hệ miễn dịch sẽ nhận diện, kích hoạt cơ chế sản xuất kháng thể chống lại. Ở lần tiếp xúc sau, cơ thể đã có miễn dịch chủ động, có thể chống lại sự xâm nhập của virus HAV và HBV.

Xem thêm: Xét nghiệm viêm gan bao nhiêu tiền?

Thành phần của vắc xin viêm gan A và B Twinrix

Một liều Twinrix 1ml bao gồm:

  • Virus viêm gan A bất hoạt nuôi cấy trong tế bào lưỡng bội MRC5 của người: Không dưới 720 đơn vị ELISA của virus HA bất hoạt.
  • Kháng nguyên bề mặt viêm gan B bất hoạt: 20mcg.
  • Tá dược: Nhôm phosphate, hydroxyde nhôm, sodium chloride, và nước pha tiêm.

Quy cách đóng gói: Hộp 1 kim tiêm chứa sẵn liều Twinrix 1ml dạng hỗn dịch hoặc 1 lọ chứa 1 liều Twinrix dạng hỗn dịch.

Xem thêm: Vắc xin viêm gan B loại nào tốt?

Đối tượng chỉ định và chống chỉ định tiêm

Twinrix là vắc xin chỉ định tiêm phòng cho trẻ em từ 1 tuổi và người trưởng thành chưa có miễn dịch. Ngoài ra, nhóm đối tượng chỉ định tiêm cụ thể bao gồm:

  • Trẻ em từ 1 tuổi.
  • Người mắc các bệnh lý liên quan đến đường tình dục.
  • Người sống chung, quan hệ với người bệnh hoặc người có nguy cơ mắc bệnh.
  • Nhóm nghề đặc thù: Nhân viên y tế, quân đội, công an, dân quân, và bảo vệ.
  • Bệnh nhân bệnh thận giai đoạn cuối phải lọc máu, chạy thận nhân tạo, hoặc lọc màng bụng.
  • Bệnh nhân viêm gan mạn tính, xơ gan, gan nhiễm mỡ, và viêm gan C.
  • Bệnh nhân HIV.
  • Người từ 19 đến 59 tuổi mắc bệnh tiểu đường.
Twinrix là vắc xin chỉ định tiêm phòng cho trẻ em từ 1 tuổi và người trưởng thành chưa có miễn dịch
Twinrix là vắc xin chỉ định tiêm phòng cho trẻ em từ 1 tuổi và người trưởng thành chưa có miễn dịch.

Tiêm phòng là điều cần làm để ngăn ngừa virus xâm nhập. Tuy nhiên, trong vài trường hợp, một số đối tượng được chỉ định nên hoãn hoặc không tiêm. Nhóm đối tượng này bao gồm:

  • Người dị ứng, mẫn cảm với bất kỳ thành phần, tá dược có trong vắc xin.
  • Người đang mắc các bệnh lý cấp tính, nhiễm trùng.
  • Người mắc bệnh thận, gan, hay đái tháo đường bẩm sinh.

Xem thêm: Viêm gan B tiêm mấy mũi?

Đường tiêm, liệu trình của vắc xin viêm gan A và B

Twinrix phát huy hiệu quả, hấp thu tốt, và kích thích hệ miễn dịch nhất khi tiêm bắp. Tùy vào từng nhóm đối tượng cụ thể mà phác đồ tiêm của vắc xin sẽ có sự khác biệt. Trong đó:

Trẻ em và thanh thiếu niên dưới 16 tuổi

  • Mũi 1: Tiêm lần đầu.
  • Mũi 2: Cách mũi đầu tiên 6 tháng.

Thanh thiếu niên và người trưởng thành từ 16 tuổi trở lên

  • Mũi 1: Tiêm lần đầu.
  • Mũi 2: Cách mũi đầu tiên 1 tháng.
  • Mũi 3: Cách mũi đầu tiên 5 tháng.

Xem thêm: Viêm gan A tiêm mấy mũi?

Lịch tiêm nhanh cho thanh thiếu niên và người trưởng thành từ 16 tuổi trở lên

  • Mũi 1: Tiêm lần đầu.
  • Mũi 2: Cách mũi đầu tiên 7 ngày.
  • Mũi 3: Cách mũi thứ hai 14 ngày.
  • Mũi 4: Cách mũi thứ ba 12 tháng.

Xem thêm: Tiêm phòng viêm gan B mũi 4

Khả năng tương tác thuốc

Vắc xin Twinrix có thể sử dụng đồng thời với các loại vắc xin khác. Các loại vắc xin gồm: Bạch hầu, ho gà vô bào, uốn ván, bại liệt bất hoạt (DTPa), vắc xin HiB, và vắc xin sởi – quai bị – rubella. Lưu ý cần sử dụng kim tiêm khác và tiêm ngừa tại vị trí khác.

Nếu tiêm vắc xin khác có thành phần viêm gan B, đảm bảo hai liều cách nhau tối thiểu 1 tháng. Đây là điều kiện để vắc xin duy trì hiệu quả.

Xem thêm: Vắc xin viêm gan B Heberbiovac

Thận trọng khi tiêm

Nhóm đối tượng cần hoãn hoặc không tiêm vắc xin Twinrix bao gồm:

  • Người đang mắc các bệnh lý cấp tính, nhiễm trùng, hoặc sốt cao cần hoãn tiêm.
  • Người suy giảm miễn dịch cần thận trọng vì hệ miễn dịch suy yếu, không đủ khả năng sản xuất kháng thể kháng viêm gan B.
  • Người phơi nhiễm virus HBV hoặc đang ủ bệnh không tiêm vắc xin.
  • Tuyệt đối không tiêm đường tĩnh mạch vì tiềm ẩn nguy cơ sốc phản vệ.
  • Phụ nữ đang mang thai và cho con bú nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tiêm.

Xem thêm: Vắc xin viêm gan B của Cuba có tốt không?

Người phơi nhiễm virus HBV hoặc đang ủ bệnh không cần tiêm vắc xin Twinrix
Người phơi nhiễm virus HBV hoặc đang ủ bệnh không cần tiêm vắc xin Twinrix.

Phản ứng phụ sau tiêm

Sau khi tiêm vắc xin, hệ miễn dịch của cơ thể bắt đầu nhận diện virus và sản xuất kháng thể chống lại. Lúc này, người tiêm có thể xuất hiện một vài phản ứng phụ. Các phản ứng được chia thành hai nhóm dựa trên từng đối tượng cụ thể. Trong đó:

Ở trẻ em

Các phản ứng phụ thường gặp ở trẻ em bao gồm:

  • Đau, sưng, và quầng đỏ tại nốt tiêm.
  • Sốt nhẹ trên 37.5 độ C.
  • Khó chịu, buồn ngủ, mệt mỏi, và ủ rũ.
  • Đau đầu.
  • Chán ăn. Nôn và buồn nôn. Tiêu chảy.

Nhóm phản ứng phụ hiếm gặp:

  • Phát ban.
  • Nổi hạch bạch huyết tại vùng cổ, nách.
  • Sưng vùng bẹn.
  • Nổi mề đay.
  • Chóng mặt.
  • Mất độ nhạy cảm của da. Không cảm thấy đau khi chạm vào.
  • Tê tay, chân.
  • Ngứa râm ran.
  • Đau khớp, cơ.
  • Sốt cao, đau họng, sổ mũi, và ho.
  • Ớn lạnh. Rét run, gai rét.

Xem thêm: Có nên tiêm viêm gan A cho trẻ?

Ở người lớn

Các tác dụng phụ thường gặp ở người lớn gồm:

  • Đau đầu, mệt mỏi, và ủ rũ.
  • Sưng, đau, và quầng đỏ tại nốt tiêm.
  • Tiêu chảy, buồn nôn và nôn.
Các phản ứng phụ thường gặp ở người lớn gồm đau đầu, ủ rũ, sốt nhẹ, chán ăn...
Các phản ứng phụ thường gặp ở người lớn sau khi tiêm gồm đau đầu, ủ rũ, tiêu chảy, buồn nôn…

Nhóm phản ứng phụ không thường gặp và rất hiếm xảy ra bao gồm:

  • Nhiễm trùng đường hô hấp trên.
  • Sốt trên 37.5 độ C.
  • Chán ăn.
  • Bệnh hạch bạch huyết.
  • Giảm xúc giác, dị cảm.
  • Hạ huyết áp.
  • Phát ban. Ngứa.
  • Đau khớp, mỏi cơ.
  • Nổi mề đay.

Xem thêm: Tiêm phòng viêm gan A cho người lớn

Điều kiện bảo quản và hạn dùng

Vắc xin Twinrix cần được bảo quản trong điều kiện môi trường như sau:

  • Bảo quản trong môi trường nhiệt độ từ 2 độ C đến 8 độ C.
  • Không để đóng băng.

Hạn dùng: 36 tháng kể từ ngày sản xuất.

Xem thêm: Tiêm phòng viêm gan B nhắc lại

Địa chỉ tiêm vắc xin viêm gan A và B Twinrix

Tiêm ngừa là biện pháp bảo vệ chủ động, hạn chế nguy cơ lây nhiễm virus HAV, HBV trong sinh hoạt thường ngày. Vắc xin là chế phẩm đặc hiệu, cần bảo quản trong điều kiện chỉ định để đảm bảo phát huy chất lượng tốt nhất.

Vì vậy, khi tiêm phòng vacxin viêm gan A và B, mọi người cần lựa chọn điểm tiêm uy tín. Điều này giúp đảm bảo nguồn gốc, chất lượng vắc xin và quy trình tiêm chủng, kịp thời can thiệp nếu sốc phản vệ.

Hiện nay, Diag là trung tâm y khoa chuyên cung cấp các dịch vụ tiêm ngừa vắc xin viêm gan B, xét nghiệm, và chẩn đoán hình ảnh chất lượng cao. Chúng tôi cung cấp các loại vắc xin viêm gan B riêng lẻ cùng nhiều vắc xin khác để khách hàng dễ dàng lựa chọn.

Lưu ý 1: Dịch vụ tiêm ngừa chỉ áp dụng khi xét nghiệm trực tiếp tại Diag Cao Thắng (Địa chỉ: 414 – 420 Cao Thắng, phường 12, quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh).

Lưu ý 2:

  • Cung cấp lịch sử tiêm ngừa viêm gan B.
  • Cung cấp kết quả xét nghiệm HBsAG và anti-HBs.
  • Cung cấp thông tin về tình trạng sức khỏe hiện tại gồm tiền sử phản ứng phụ với vắc xin, dị ứng với các thành phần vắc xin, có thai hoặc đang cho con bú…

Khách hàng có nhu cầu tiêm vacxin viêm gan A và B có thể liên hệ trực tiếp với Diag qua các kênh:

 

Xem thêm: Vắc xin viêm gan B của Việt Nam