‘Trẻ sơ sinh tiêm viêm gan B có sốt không’ là vấn đề các bậc phụ huynh quan tâm. Mũi viêm gan B sơ sinh đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ trẻ từ khi chào đời. Đây là giai đoạn hệ miễn dịch của trẻ còn non yếu, dễ bị virus xâm nhập. Tuy nhiên, nhiều bậc phụ huynh vẫn lo lắng về các phản ứng phụ sau tiêm ở trẻ. Vậy trẻ sơ sinh sau tiêm có sốt không, xử lý thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết bên dưới của Diag.
Nên tiêm viêm gan B cho trẻ sơ sinh khi nào?
Viêm gan B là bệnh lý do virus HBV gây ra. Bệnh gây các tổn thương ở tế bào biểu mô gan, dẫn đến suy giảm và mất hoàn toàn chức năng gan. Đây là căn bệnh chưa có thuốc đặc trị, dễ biến chứng nguy hiểm.
Mọi đối tượng đều có thể nhiễm virus HBV. Trong đó, trẻ sơ sinh là đối tượng có tỷ lệ mắc bệnh cao. Trong giai đoạn đầu đời, hệ miễn dịch của trẻ vẫn chưa hoàn thiện. Đây là điều kiện để virus HBV xâm nhập.
Vì vậy, tiêm phòng mũi viêm gan B sơ sinh là biện pháp bảo vệ trẻ hiệu quả cao với tỷ lệ phòng bệnh lên đến 90%. Cha mẹ được khuyến cáo tiêm viêm gan B cho trẻ sơ sinh trong vòng 24 giờ đầu tiên sau sinh. Tiêm phòng càng sớm thì vắc xin càng phát huy hiệu quả tốt hơn.
Lưu ý: Chỉ tiêm phòng viêm gan B mũi sơ sinh cho trẻ đáp ứng điều kiện về sức khỏe và cân nặng.
Trường hợp chỉ định hoãn hoặc không tiêm bao gồm:
- Trẻ có chỉ định cấp cứu.
- Thân nhiệt không ổn định. Sốt cao hơn 37.5 độ C hoặc hạ nhiệt độ thấp hơn 35.5 độ C.
- Tuổi thai < 28 tuần. Chỉ định tiêm khi trẻ đủ 28 tuần thai.
- Cân nặng < 2000g, mẹ có kết quả HBsAg âm tính.
- Trẻ mắc các bệnh lý bẩm sinh từ khi chào đời: Bệnh tim, tiêu hóa, đường tiết niệu, thần kinh, bệnh lý huyết học, và ung thư.
- Chỉ số áp lực động mạch phổi > 40mmHg.
Xem thêm: Xét nghiệm viêm gan bao nhiêu tiền?
Trẻ sơ sinh tiêm viêm gan B có sốt không?
Trẻ sơ sinh tiêm viêm gan B có sốt. Trong trường hợp sốt sau tiêm vắc xin, nhiệt độ ở trẻ ở mức nhẹ hoặc trung bình, dao động ở mức dưới 39 độ C. Tình trạng sốt sau khi tiêm vắc xin ở trẻ sơ sinh xảy ra vì các nguyên nhân như:
- Do phản ứng của hệ miễn dịch để ‘nhận diện’ và phản ứng lại với thành phần kháng nguyên vỏ virus HBV bất hoạt. Đây là quá trình hệ miễn dịch sản xuất kháng thể chống lại virus HBV. Hệ miễn dịch sẽ đánh dấu các thành phần kháng nguyên của vắc xin, nhắm đến mục tiêu và sản xuất kháng thể đặc hiệu tiêu diệt. Đồng thời sinh trí nhớ miễn dịch, có thể tái kích hoạt nếu tiếp xúc với tác nhân gây bệnh đó.
- Do phản ứng tại chỗ tiêm tùy theo cơ địa mỗi trẻ. Các phản ứng tại chỗ tiêm thường gặp gồm sưng tấy, đỏ, viêm, và gây đau. Điều này có thể dẫn đến sốt sau khi tiêm mũi viêm gan B sơ sinh.
- Do phản ứng cá nhân của mỗi trẻ vì cơ địa và hệ miễn dịch khác nhau. Lúc này, các phản ứng sau tiêm vắc xin ở trẻ cũng có sự khác biệt. Một số trẻ có thể xuất hiện phản ứng dị ứng mạnh với vắc xin dẫn đến tình trạng sốt sau tiêm, đau cơ, và mệt mỏi.
Xem thêm: Trẻ sinh non có tiêm phòng viêm gan B
Xử lý tình trạng trẻ sơ sinh tiêm viêm gan B quấy khóc thế nào?
Trẻ quấy khóc sau tiêm vắc xin là phản ứng không quá nghiêm trọng. Các bậc phụ huynh có thể xử lý bằng các phương pháp như:
- Ôm bé vào lòng để bé cảm thấy an toàn. Đây là cách giúp dỗ dành tâm lý trẻ vì sợ, cảm thấy không thoải mái khi tiêm vắc xin. Mẹ có thể hát ru hoặc trò chuyện cùng bé để làm dịu cảm xúc.
- Cho bé bú để bé cảm thấy thoải mái, quên mất cơn đau.
- Massage nhẹ nhàng khắp cơ thể bé để thư giãn cơ bắp. Mẹ có thể nắn, ấn, và xoa nhẹ nhàng vào vùng tiêm để giảm sưng, đau. Chú ý không làm quá mạnh tay để tránh khiến tình trạng trở nên nặng hơn.
- Theo dõi diễn biến thân nhiệt của trẻ liên tục để kịp thời xử lý nếu phát sinh tình huống nhiệt độ tăng cao.
- Có thể dùng khăn ấm xả nước nóng và lau người cho bé để giảm nhiệt độ. Có thể sử dụng miếng hạ sốt hoặc các loại thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ.
- Bổ sung đủ nước cho bé để duy trì độ ẩm cơ thể, tăng cường hydrat hóa, làm mát, và hỗ trợ phục hồi.
- Tuyệt đối không xoa dầu, chườm nóng, nặn chanh, đắp khoai tây và bất kỳ thứ gì lên nốt tiêm của bé để tránh nhiễm trùng.
- Cho trẻ thăm khám y tế ngay lập tức nếu bé khóc liên tục hơn 3 giờ và không có dấu hiệu ngừng. Các dấu hiệu nguy hiểm cần đi bệnh viện ngay lập tức: Co giật, tím tái, khó thở, thở rít, và rút lõm lồng ngực khi thở. Trẻ mệt lả, lừ đừ, quấy khóc dữ dội và kéo dài, bú kém, hoặc bỏ bú.
Xem thêm: Trẻ không được tiêm mũi viêm gan B sơ sinh
Những câu hỏi thường gặp về trẻ sơ sinh tiêm viêm gan B
1. Trẻ sơ sinh tiêm viêm gan B trong vòng bao lâu?
Để vắc xin phát huy hiệu quả tốt nhất, các bậc phụ huynh cần cho trẻ tiêm đúng và đủ liệu trình chỉ định. Hiện nay, các loại vắc xin tiêm phòng viêm gan B cho trẻ sơ sinh thường có liệu trình cơ bản gồm 3 liều và 1 liều nhắc lại như sau:
- Mũi 1: Tiêm lần đầu. Lý tưởng nhất là tiêm trong vòng 24 giờ đầu tiên sau sinh.
- Mũi 2: Cách mũi đầu tiên 1 tháng.
- Mũi 3: Cách mũi đầu tiên 2 tháng.
- Mũi nhắc lại: Cách mũi đầu tiên 12 tháng.
Trong trường hợp trẻ có mẹ bị viêm gan B thì được chỉ định tiêm vắc xin cùng một liều kháng thể HBIg. Liệu trình gồm 4 liều và 1 liều nhắc lại như sau:
- Mũi 1: Tiêm lần đầu. Lý tưởng nhất là tiêm trong vòng 02 giờ đầu tiên sau sinh. Tiêm kết hợp cùng mũi huyết thanh kháng kháng thể HBIg.
- Mũi 2: Cách mũi đầu tiên 1 tháng.
- Mũi 3: Cách mũi đầu tiên 2 tháng.
- Mũi nhắc lại: Cách mũi đầu tiên 12 tháng.
Xem thêm: Lịch tiêm viêm gan B cho trẻ
2. Trẻ sơ sinh tiêm vắc xin bao lâu thì sốt?
Thường thì, trẻ sau khi tiêm thì sẽ bắt đầu sốt trong vòng từ 24 đến 48 giờ đầu tiên sau tiêm. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp sau tiêm vài ngày, thậm chí vài tuần, trẻ mới bắt đầu phát sốt.
Các cơn sốt do tiêm vắc xin thường không kéo dài quá 2 ngày. Trong trường hợp bé sốt dai dẳng hoặc nhiệt độ cao hơn 39 độ C, các bậc cha mẹ nên theo dõi hoặc cho bé thăm khám y tế ngay lập tức.
Địa chỉ tiêm phòng viêm gan B cho trẻ sơ sinh
Vắc xin có thể phát huy hiệu quả tối đa trong điều kiện bảo quản, tiêm phòng đúng cách. Để tiêm phòng cho bé, cha mẹ nên lựa chọn các cơ sở y tế, địa điểm tiêm chủng uy tín. Điều này đảm bảo nguồn gốc, chất lượng vắc xin, và kịp thời can thiệp y tế nếu bé xuất hiện tác dụng phụ nguy hiểm sau tiêm.
Khi tiêm phòng vắc xin chất lượng cao, cha mẹ không cần quá lo lắng rằng trẻ sơ sinh tiêm viêm gan B có sốt không vì đây là phản ứng bình thường của cơ thể.
Hiện nay, Diag là trung tâm y khoa chuyên cung cấp các dịch vụ tiêm ngừa vắc xin viêm gan B, xét nghiệm, và chẩn đoán hình ảnh chất lượng cao. Chúng tôi cung cấp các loại vắc xin viêm gan B riêng lẻ cùng nhiều vắc xin khác để khách hàng dễ dàng lựa chọn.
Lưu ý 1: Dịch vụ tiêm ngừa chỉ áp dụng khi xét nghiệm trực tiếp tại trụ sở Diag (Địa chỉ: 414 – 420 Cao Thắng, phường 12, quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh).
Lưu ý 2:
- Cung cấp lịch sử tiêm ngừa viêm gan B.
- Cung cấp kết quả xét nghiệm HBsAG và anti-HBs.
- Cung cấp thông tin về tình trạng sức khỏe hiện tại gồm tiền sử phản ứng phụ với vắc xin, dị ứng với các thành phần vắc xin, có thai hoặc đang cho con bú…
Khách hàng có nhu cầu tiêm phòng viêm gan B có thể liên hệ trực tiếp với Diag qua các kênh:
- Trang chủ Diag: https://diag.vn/
- Hotline: 1900 1717
Xem thêm: Tiêm phòng viêm gan B cho trẻ 7 tuổi