Đối với nhóm người có nguy cơ cao, tiêm phòng viêm gan B mũi 4 là điều cần thiết. Đây là mũi tiêm củng cố cơ chế phòng vệ trước khả năng xâm nhập của virus HBV. Cùng Diag tìm hiểu vị trí tiêm viêm gan B và những ai cần tiêm nhắc lại qua bài viết bên dưới.

Tiêm phòng viêm gan B mũi thứ 4 cần thiết không?

Viêm gan B là bệnh lý do virus HBV gây ra . Bệnh gây tổn thương tế bào biểu mô gan, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng. Đây là căn bệnh chưa có thuốc đặc trị, chủ yếu tập trung chữa trị theo triệu chứng.

Hiện nay, viêm gan B là căn bệnh có tỷ lệ lây nhiễm rất cao. Nguyên do là vì virus HBV có tốc độ lây lan rất nhanh, thậm chí hơn cả virus HIV. Bất kỳ ai đều có thể nhiễm virus HBV trong sinh hoạt và đời sống thường ngày như người lớn, trẻ em, và trẻ sơ sinh.

Tiêm chủng là biện pháp bảo vệ chủ động trước virus HBV. Vacxin có thể phát huy hiệu quả khi tiêm đủ với liệu trình chỉ định. Sau thời gian nhất định, lượng kháng thể trong cơ thể sẽ giảm dần .Mọi người cần tiêm liều bổ sung để củng cố khả năng phòng bệnh.

Với mũi tiêm viêm gan B thứ 4, cơ thể sẽ được tăng cường đề kháng miễn dịch. Điều này có khả năng ngăn chặn tối đa nguy cơ nhiễm bệnh.

Xem thêm: Xét nghiệm viêm gan bao nhiêu tiền?

Vắc xin viêm gan B Heberbiovac đóng vai trò quan trọng trong phòng ngừa lây nhiễm virus HBV
Tiêm phòng viêm gan B mũi 4 đóng vai trò củng cố miễn dịch, ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm virus HBV.

Đối tượng cần chích ngừa mũi nhắc lại

Các chuyên gia, bác sĩ khuyến cáo nhóm người thuộc các đối tượng dưới đây cần tiêm tăng cường mũi viêm gan B thứ 4. Nhóm đối tượng chỉ định tiêm nhắc lại bao gồm:

  • Người có hệ miễn dịch suy giảm do điều trị bệnh hoặc sử dụng thuốc ức chế miễn dịch.
  • Người có nồng độ kháng thể kháng viêm gan B thấp hơn mức 10 mIU/mL.
  • Nhóm nguy cơ cao: Bệnh nhân viêm gan C, HIV. Người mắc các bệnh xơ gan, ung thư gan, các bệnh gan và thận mạn tính.
  • Nhân viên y tế, phòng xét nghiệm. Quân đội, công an, dân quân, bảo vệ có nguy cơ tiếp xúc với vật phẩm bệnh.
  • Người có đời sống tình dục không lành mạnh: Có nhiều bạn tình, không sử dụng bao cao su khi quan hệ.
  • Người có dự định đi đến quốc gia, địa điểm có tỷ lệ nhiễm viêm gan B cao.
  • Người từng mắc các bệnh lý tình dục khác có thể bị lây nhiễm virus HBV.
  • Trẻ sơ sinh có mẹ nhiễm viêm gan B trong thai kỳ. Cha mẹ được khuyến cáo cho bé tiêm nhắc lại để phòng ngừa virus HBV.

Xem thêm: Viêm gan B tiêm mấy mũi?

Vị trí tiêm viêm gan B mũi nhắc lại

Cơ thể có thể hấp thụ vắc-xin tốt nhất, vắc-xin phát huy hiệu quả tối ưu khi tiêm đúng vào vị trí. Các vị trí tiêm được khuyến cáo hiện nay gồm:

Đối với người lớn và trẻ em trên 1 tuổi

Tiêm ở vùng cơ Delta bắp tay. Đây là phần cơ bắp dày, cho phép cơ thể hấp thụ vắc-xin nhanh chóng. Vị trí tiêm này dễ tiếp cận, giảm cảm giác đau cho người tiêm. Có thể dễ dàng theo dõi phản ứng sau tiêm như sưng, đỏ, và đau nhức.

Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 1 tuổi

Tiêm ở vùng đùi trước. Đây là vùng cơ lớn, có khả năng hấp thụ vắc-xin tốt. Đồng thời đảm bảo an toàn do ít nguy cơ tổn thương đến mạch máu, dây thần kinh.

Người lớn và trẻ em trên 1 tuổi sẽ tiêm ở vùng cơ Delta để tăng cường khả năng hấp thụ vắc xin
Người lớn và trẻ em > 1 tuổi sẽ tiêm nhắc lại ở vùng cơ Delta để tăng cường khả năng hấp thụ vắc xin.

Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 1 tuổi

Tiêm ở vùng đùi trước. Đây là vùng cơ lớn, có khả năng hấp thụ vắc-xin tốt. Đồng thời đảm bảo an toàn do ít nguy cơ tổn thương đến mạch máu, dây thần kinh.

Trước khi tiêm phòng viêm gan B nhắc lại có cần xét nghiệm không?

Mọi người được yêu cầu xét nghiệm trước khi chích ngừa. Đây là xét nghiệm kháng thể kháng viêm gan B (anti-HBs), có mục đích kiểm tra nồng độ kháng thể trong cơ thể. Điều này giúp bác sĩ đánh giá khả năng bảo vệ cơ thể của các liều tiêm trước đó. Từ đó đưa ra ý kiến có cần thiết tiêm bổ sung hay không.

Cách đọc kết quả xét nghiệm như sau:

  • Nếu nồng độ kháng thể kháng viêm gan B trong cơ thể > 10 mIU/mL: Chưa cần thiết tiêm mũi 4.
  • Nếu nồng đọ kháng thể kháng viêm gan B trong cơ thể < 10 mIU/mL: Đề nghị tiêm mũi 4 để đảm bảo khả năng phòng bệnh.

Xem thêm: Tiêm phòng viêm gan B nhắc lại

Những lưu ý sau khi tiêm phòng viêm gan B

Để đảm bảo an toàn sức khỏe, mọi người cần lưu ý những điều sau tiêm phòng viêm gan B mũi 4, như:

  • Theo dõi phản ứng tại chỗ tiêm: Sau tiêm, nốt tiêm có thể sưng đỏ, đau. Các triệu chứng này là bình thường, có thể tự khỏi sau vài ngày. Nếu ngứa hoặc nổi mẩn đỏ kéo dài, mọi người cần thăm khám y tế.
  • Theo dõi phản ứng toàn thân: Nếu sốt nhẹ, mệt mỏi, hoặc đau đầu, mọi người cần nghỉ ngơi, tránh hoạt động quá sức. Có thể bổ sung dinh dưỡng để tăng cường sức khỏe và uống nhiều nước. Nếu tình trạng kéo dài cần thăm khám y tế.
  • Theo dõi phản ứng bất thường như khó thở, phù nề mặt, tay chân, cổ họng, và nổi mẩn đỏ toàn thân. Nếu sốt cao, co giật cần đến ngay trung tâm y tế gần nhất.

Mọi người có thể bổ sung dinh dưỡng qua nhiều nguồn thực phẩm để hỗ trợ cơ thể phục hồi nhanh sau khi tiêm phòng viêm gan B

Có thể bổ sung dinh dưỡng để hỗ trợ cơ thể phục hồi nhanh sau khi tiêm phòng viêm gan B.

Địa chỉ tiêm phòng viêm gan B uy tín

Diag là trung tâm y khoa cung cấp các dịch vụ tiêm ngừa vắc-xin viêm gan B, xét nghiệm, và chẩn đoán hình ảnh chất lượng cao. Chúng tôi cung cấp các loại vắc-xin viêm gan B riêng lẻ, vacxin viêm gan A và B kết hợp, cùng nhiều vắc-xin khác để khách hàng dễ dàng lựa chọn.

Lưu ý 1: Dịch vụ tiêm ngừa chỉ áp dụng khi xét nghiệm trực tiếp tại trụ sở Diag (Địa chỉ: 414 – 420 Cao Thắng, phường 12, quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh).

Lưu ý 2:

  • Cung cấp lịch sử tiêm ngừa viêm gan B.
  • Cung cấp kết quả xét nghiệm HBsAG và anti-HBs.
  • Cung cấp thông tin về tình trạng sức khỏe hiện tại gồm tiền sử phản ứng phụ với vắc-xin, dị ứng với các thành phần vắc-xin, có thai hoặc đang cho con bú…

Khách hàng có nhu cầu tiêm phòng viêm gan B mũi 4 có thể liên hệ trực tiếp với Diag qua các kênh:

 

Xem thêm: