Tiêm huyết thanh viêm gan B cho người lớn là biện pháp bảo vệ hữu hiệu. Khác với vắc xin viêm gan B, huyết thanh có thể sử dụng cho người phơi nhiễm HBV. Vậy công dụng và liệu trình tiêm thế nào? Cùng Diag tìm hiểu ngay qua bài viết bên dưới.
Giới thiệu huyết thanh viêm gan B
Trong máu có huyết thanh. Đây là dung dịch được tạo ra từ các tế bào bạch cầu, hồng cầu, và protein máu, không có tơ huyết. Trong huyết tương có các nguyên tố vi lượng, đa lượng như kali, natri, phospho, clorua, axit uric, enzyme, magie, glucose, và bilirubin.
Mẫu máu thu thập được sẽ mang đi quay ly tâm trong tốc độ 4.000 đến 5.000 vòng trong 10 phút để thu huyết thanh. Sau đó thu được huyết thanh dạng dung dịch, có màu vàng.
Huyết thanh là dạng globulin miễn dịch, có khả năng miễn dịch, kháng virus viêm gan B, và tạo miễn dịch thụ động.
Các đối tượng chỉ định tiêm bao gồm:
- Em bé sơ sinh có mẹ dương tính với virus HBV.
- Người tiếp xúc trực tiếp với mẫu bệnh phẩm chứa virus viêm gan B (máu, dịch tiết) có nguy cơ lây truyền.
- Bệnh nhân suy gan biến chứng thành viêm gan B sau khi cấy ghép gan.
- Bệnh nhân ung thư gan, xơ gan.
- Người tái nhiễm viêm gan B.
- Người chưa có miễn dịch nhưng phơi nhiễm với virus HBV.
- Bệnh nhân đang thẩm phân máu, truyền máu, và nhận các chế phẩm từ máu (máu, huyết tương, và huyết thanh).
Nhóm đối tượng chống chỉ định tiêm phòng:
- Người dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
- Người mẫn cảm với globulin miễn dịch nguồn gốc từ người.
Xem thêm: Xét nghiệm viêm gan bao nhiêu tiền?
Công dụng khi tiêm
Huyết thanh có tác dụng tương đương với vắc xin. Tuy nhiên, các đối tượng đã phơi nhiễm viêm gan B vẫn có thể tiêm phòng. Ngược lại, đối với vắc xin, người đã có virus trong cơ thể thì chỉ định không tiêm do không còn phát huy tác dụng.
Xem thêm: Vắc xin viêm gan B
Liều dùng và thời điểm tiêm
Chỉ định tiêm bắp, vùng cơ delta, hoặc mặt trước bên phần trên đùi đối với tiêm huyết thanh dành cho người lớn. Tuy nhiên, người bị rối loạn chảy máu, giảm tiểu cầu có thể tiêm dưới da.
Khi tiêm cho đối tượng dự phòng miễn dịch:
- Liều 0,06 mL/kg cân nặng. Tiêm tối thiểu 500 IU.
- Tiêm càng sớm càng tốt sau phơi nhiễm. Lý tưởng nhất là trong vòng 24 đến 72 giờ.
- Đối với bệnh nhân đang thẩm phân máu: 8 – 12 IU/kg. Liều cao nhất 500 IU. Mỗi liều cách nhau tối thiểu 2 tháng.
Trong trường hợp đã tiêm không đáp ứng miễn dịch cần:
- Tiêm nhắc lại định kỳ 2 tháng/lần.
- Liều đối với người lớn: 500 IU/lần.
- Liều đối với trẻ em: 8 IU/kg.
Liệu trình tiêm huyết thanh cho đối tượng sau phẫu thuật cấy ghép gan, bệnh nhân suy gan do virus HBV:
- Người lớn: 2000 IU/lần/15 ngày.
- Duy trì nồng độ kháng thể kháng viêm gan B ở mức > 100 IU/L đối với bệnh nhân có kết quả HBV-DNA (-).
- Duy trì nồng độ kháng thể kháng viêm gan B ở mức > 500 IU/L đối với bệnh nhân có kết quả HBV-DNA (+).
Xem thêm: Lịch tiêm viêm gan B cho người lớn
Các loại huyết thanh viêm gan B hiện nay
Các loại huyết thanh phòng ngừa viêm gan B hiện nay gồm:
Huyết thanh Immunohbs (Ý)
Đây là sản phẩm do Kedrion S.p.a sản xuất. Huyết thanh phòng ngừa viêm gan B chỉ định tiêm phòng cho các đối tượng có nguy cơ lây nhiễm virus HBV cao.
Huyết thanh Hepabig (Hàn Quốc)
Đây là huyết thanh viêm gan B do Green Cross Corporation nghiên cứu và sản xuất. Chỉ định tiêm cho đối tượng tiếp xúc trực tiếp với bệnh phẩm, đối tượng có nguy cơ lây nhiễm cao, và trẻ sơ sinh.
Huyết thanh Fovepta (Đức)
Đây là huyết thanh viêm gan B do Biotest Pharma GmbH nghiên cứu và phát triển. Vắc xin chỉ định tiêm phòng cho trẻ sơ sinh có mẹ bị nhiễm virus HBV.
Xem thêm: Tiêm viêm gan B cho trẻ sơ sinh
Tác dụng phụ sau khi tiêm
Các phản ứng tại vị trí tiêm bao gồm:
- Nổi ban đỏ, chai cứng, nóng, sưng, đau, và ngứa tại nốt tiêm.
- Phát ban tại vùng tiêm.
- Ngứa râm ran.
- Nôn ói, buồn nôn.
- Sốt nhẹ.
- Ớn lạnh.
- Khó chịu.
- Đau đầu.
Các tác dụng phụ hiếm gặp gồm:
- Đau cơ, mỏi khớp.
- Hạ huyết áp.
- Rối loạn nhịp tim.
- Sốc phản vệ.
Xem thêm: Những trường hợp không được tiêm phòng viêm gan B
Tiêm vắc-xin viêm gan B có cần thiết không?
Cả huyết thanh lẫn vắc xin đều có khả năng bảo vệ cơ thể trước nguy cơ lây nhiễm virus HBV. Tuy nhiên, tùy vào từng đối tượng cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định tiêm phòng huyết thanh hoặc vắc xin. Cụ thể:
Huyết thanh viêm gan B
- Tạo miễn dịch thụ động cho người tiếp xúc với bệnh phẩm, có nguy cơ lây nhiễm cao. Làm giảm mức độ bệnh.
- Cung cấp miễn dịch tức thời.
- Hiệu quả ngắn hạn (khoảng vài tháng).
Vắc xin viêm gan B
- Tạo miễn dịch chủ động lâu dài.
- Tiêm phòng cho đối tượng chưa có virus HBV trong cơ thể, chưa tiếp xúc với bệnh phẩm.
- Hiệu quả cao nếu tiêm đủ liều.
- Cần thời gian để cơ thể sản xuất sản xuất miễn dịch.
Trong trường hợp đã tiếp xúc với bệnh phẩm và chưa có miễn dịch, bác sĩ sẽ chỉ định tiêm song song huyết thanh và vắc xin. Vì vậy, cả huyết thanh lẫn vắc xin đều có khả năng cung cấp miễn dịch theo từng trường hợp cụ thể.
Xem thêm: Vắc xin viêm gan B loại nào tốt?
Địa chỉ tiêm phòng viêm gan B
Tiêm huyết thanh viêm gan B cho người lớn được chỉ định trong trường hợp phơi nhiễm HBV. Trong khi đó, tiêm chủng vắc xin là biện pháp bảo vệ chủ động khi cơ thể chưa tiếp xúc với mầm bệnh.
Diag cung cấp dịch vụ tiêm ngừa vắc xin viêm gan B , xét nghiệm, và chẩn đoán hình ảnh chất lượng cao. Chúng tôi cung cấp các loại vắc xin viêm gan B riêng lẻ và A+B kết hợp cùng nhiều vắc xin khác để khách hàng dễ dàng lựa chọn.
Lưu ý 1: Dịch vụ tiêm ngừa chỉ áp dụng khi xét nghiệm trực tiếp tại Diag Cao Thắng (Địa chỉ: 414 – 420 Cao Thắng, phường 12, quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh).
Lưu ý 2:
- Cung cấp lịch sử tiêm ngừa viêm gan B.
- Cung cấp kết quả xét nghiệm HBsAG và anti-HBs.
- Cung cấp thông tin về tình trạng sức khỏe hiện tại gồm tiền sử phản ứng phụ với vắc xin. Dị ứng với các thành phần vắc xin, có thai hoặc đang cho con bú…
Khách hàng có nhu cầu tiêm phòng có thể liên hệ trực tiếp với Diag qua các kênh:
- Trang chủ Diag: https://diag.vn/
- Hotline: 1900 1717
Xem thêm: Tiêm phòng viêm gan B ở đâu TPHCM?