Viêm gan là một trong những nguyên nhân dẫn đến chức năng gan suy yếu và có thể biến chứng thành xơ gan, ung thư gan. Vậy TD viêm gan là gì? Có những nguyên nhân bệnh viêm gan phổ biến nào? Hãy cùng Diag giải đáp qua bài viết.
TD viêm gan là gì?
Khi thăm khám các vấn đề về gan, nhiều bệnh nhân thắc mắc về từ viết tắt “TD” trong sổ khám bệnh và không biết TD viêm gan là gì. “TD” là viết tắt của từ “theo dõi”, theo đó “td viêm gan” có nghĩa là “theo dõi viêm gan”.
Thông thường, với các trường hợp đang nghi ngờ bệnh nhân mắc bệnh viêm gan nhưng chưa đủ bằng chứng để đưa ra chẩn đoán và cần thêm thời gian theo dõi, bác sĩ sẽ ghi chú trong sổ khám bệnh. Trong thời gian theo dõi này, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện một số xét nghiệm hoặc kiểm tra cần thiết để có có đủ cơ sở để đưa ra kết luận sau cùng.
Xem thêm: Xét nghiệm viêm gan bao nhiêu tiền?
Bệnh viêm gan khác là gì?
Không ít bệnh nhân được theo dõi viêm gan trước khi bác sĩ đưa ra chẩn đoán bệnh. Hầu hết các trường hợp này do chưa có triệu chứng rõ ràng. Vậy viêm gan là gì?
Bệnh viêm gan là tình trạng các tế bào mô gan bị tổn thương gây suy giảm chức năng gan. Bên cạnh các bệnh thường gặp như viêm gan A, B, C, D, E, G do virus tương ứng gây ra, bệnh còn có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác. Vậy các nguyên nhân khác gây bệnh viêm gan là gì?
Xem thêm: Các loại viêm gan
Nguyên nhân bệnh viêm gan
Bệnh có thể do các nhóm nguyên nhân gồm virus, ký sinh trùng, nhiễm độc, và viêm gan tự miễn.
Bệnh do nhiễm virus
Bệnh gan do nhiễm virus phổ biến gồm A, B, C, D, E, và G. Ngoài ra, một số loại virus khác có thể dẫn đến tình trạng mô tế bào gan bị viêm như virus herpes, virus quai bị, virus rubella, EBV…
Viêm gan do nhiễm ký sinh trùng
Plasmodium falciparum là ký sinh trùng gây bệnh sốt rét là cùng là loại ký sinh trùng dẫn đến tình trạng viêm mô gan ở người.
Bệnh gan do nhiễm độc
Viêm gan nhiễm độc là tình trạng bệnh do lạm dụng các chất chứa cồn hay chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá… Hầu hết trường hợp mắc bệnh do các chất này đều ở thể cấp tính. Tuy nhiên, nếu không được điều trị và kiểm soát tốt, bệnh có thể biến chứng gây hậu quả nghiêm trọng.
Xem thêm: Viêm gan ứ sắt
Viêm gan tự miễn
Viêm gan tự miễn là tình trạng hiếm gặp. Nguyên nhân gây bệnh do hệ miễn dịch gặp lỗi, thay vì phát hiện và loại trừ các tác nhân gây bệnh, hệ miễn dịch quay lại tấn công gan.
Phân loại bệnh viêm gan
Bệnh gan thường có hai dạng: Cấp tính và mạn tính. Viêm gan cấp tính là tình trạng tổn thương mô gan dẫn đến suy giảm chức năng trong thời gian khoảng 6 tháng. Hầu hết người bị bệnh cấp tính không có biểu hiện rõ rệt và có thể tự khỏi mà không để lại di chứng. Trong một số trường hợp, bệnh tiến triển từ thể cấp tính sang thể mạn và có thể biến chứng thành nhiều căn bệnh nguy hiểm như suy gan, xơ gan, ung thư gan, thậm chí là tử vong.
Viêm gan mạn tính là tình trạng bệnh kéo dài hơn 6 tháng. Người nhiễm bệnh cần sử dụng thuốc hoặc nhập viện điều trị nếu bệnh chuyển biến nặng.
Khi mắc viêm gan thể mạn, sau khi được kiểm soát, người bệnh có thể vẫn phải dùng thuốc cả đời và thăm khám sức khỏe định kỳ để phòng tránh bệnh tái phát và biến chứng.
Xem thêm: Triệu chứng viêm gan cấp
Bệnh viêm gan triệu chứng như thế nào?
Tùy vào nguyên nhân bị viêm gan, người bệnh có thể có những dấu hiệu khác nhau. Ở giai đoạn khởi phát, hầu hết người bệnh không có biểu hiện rõ rệt. Các triệu chứng lâm sàng thường biểu hiện khi bệnh nhân đã bị viêm gan nặng. Một số dấu hiệu cho thấy bạn có nguy cơ mắc bệnh gồm:
- Mệt mỏi, sốt nhẹ.
- Ăn không ngon, chán ăn.
- Buồn nôn hoặc nôn.
- Đau bụng, nhất là vị trí hạ sườn phải.
- Đau mỏi các cơ, khớp.
- Xuất hiện các vết bầm tím không rõ nguyên nhân.
- Cảm giác ngứa da, da nổi mẩn đỏ.
- Vàng da, vàng tròng trắng mắt.
- Nước tiểu có màu sẫm, phân bạc màu.
Khi xuất hiện các dấu hiệu này, bạn nên đến ngay bệnh viện hoặc các phòng khám chuyên khoa để xét nghiệm viêm gan để kịp thời phát hiện và điều trị nếu mắc bệnh.
Xem thêm: Viêm gan dị ứng
Phương pháp xét nghiệm chẩn đoán bệnh
Hầu hết các trường hợp không có triệu chứng rõ rệt ở giai đoạn đầu. Để chẩn đoán và có biện pháp điều trị phù hợp, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân thực hiện các biện pháp thăm khám hoặc xét nghiệm cần thiết.
- Khám bệnh lâm sàng: Khi nghi ngờ bị bệnh gan, bạn cần thăm khám lâm sàng để bác sĩ có thể giới hạn nguyên nhân và nguy cơ mắc bệnh thông qua những thông tin về tiền sử bệnh lý, quá trình tiếp xúc với các nguồn lây bệnh…
- Siêu âm gan: Trong một số trường hợp, để đánh giá chi tiết hơn về cấu trúc gan, bác sĩ sẽ chỉ định siêu âm gan.
- Sinh thiết gan: Trong trường hợp không thể xác định nguyên nhân gây bệnh hoặc để xem xét hiệu quả điều trị, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh thực hiện sinh thiết gan. Đây là một kỹ thuật xâm lấn nên chỉ được thực hiện tại bệnh viện hoặc cơ sở y tế chuyên môn.
- Xét nghiệm chức năng gan: Một số bệnh gan không có triệu chứng lâm sàng hoặc triệu chứng dễ gây nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Do đó, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện các xét nghiệm liên quan để chẩn đoán bệnh, phân tích, và đánh giá tình trạng bệnh để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Nếu nghi ngờ mắc bệnh, bạn có thể liên hệ hoặc đến trực tiếp trung tâm y khoa Diag để được tư vấn và xét nghiệm viêm gan. Trung tâm được trang bị các trang bị hiện đại cho kết quả xét nghiệm chính xác và rút ngắn thời gian chờ cho khách hàng. Diag cam kết bảo mật hoàn toàn thông tin của khách hàng và sau khi có kết quả, đội ngũ bác sĩ chuyên khoa của trung tâm sẽ chủ động liên hệ để tư vấn hướng điều trị phù hợp cho khách hàng.
Xem thêm: Trẻ sơ sinh bị viêm gan có chữa được không?
Các biến chứng của bệnh gan
Gan là cơ quan nội tạng có kích thước lớn nhất và đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động sống của cơ thể. Tình trạng tổn thương mô gan làm ảnh hưởng đến hoạt động của gan, khiến gan không thể thực hiện tốt các chức năng của mình và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh.
Hầu hết người nhiễm bệnh cấp tính có thể tự khỏi sau 6 tháng nhờ hệ miễn dịch tốt. Tuy nhiên, không ít trường hợp bệnh biến chứng dẫn đến viêm gan mạn tính và các bệnh lý nguy hiểm:
- Cổ trướng: Gan bị tổn thương, không thể làm tốt vai trò lọc và đào thải độc tố dẫn đến tình trạng tụ dịch trong khoang bụng.
- Suy gan: Nhiều trường hợp bệnh dẫn đến suy gan cấp ở người bệnh.
- Xơ gan: Bệnh do virus hay do rượu có thể dẫn đến xơ gan. Khi đó, các mô khỏe mạnh sẽ được thay thế bằng các mô sẹo, gây cản trở hoạt động lưu thông máu qua gan, ảnh hưởng đến quá trình xử lý các chất dinh dưỡng… Xơ gan có thể gây vỡ tĩnh mạch thực quản, một trong những biến chứng nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
- Ung thư gan: Viêm mô gan là một trong những nguyên nhân dẫn đến ung thư gan. Đơn cử, tỷ lệ người mắc ung thư gan do biến chứng viêm gan siêu vi B cao gấp 10 đến 60 lần.
- Bệnh não gan: Khiến người bệnh mệt mỏi, suy giảm trí nhớ, có thể rơi vào hôn mê sâu hoặc tử vong.
Xem thêm: Viêm gan rượu
Biện pháp phòng bệnh viêm gan
Có nhiều nguyên dân gây bệnh và nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể đối diện với những biến chứng nguy hiểm. Một số bệnh gan không có thuốc điều trị dứt điểm mà chỉ có thể điều trị hỗ trợ. Do đó, mỗi cá nhân cần nâng cao ý thức phòng ngừa viêm gan để bảo vệ sức khỏe bản thân và những người xung quanh.
Một số giải pháp phòng tránh tổn thương gan gồm:
- Tiêm phòng vắc xin: Hiện nay, một số bệnh đã có vắc xin phòng ngừa và được chứng minh hiệu quả qua thực tế như viêm gan A, B. Do đó, nếu vẫn chưa tiêm vắc xin, bạn nên thực hiện tiêm ngừa càng sớm càng tốt.
- Hạn chế tiếp xúc với nguồn lây bệnh: Nhiều trường hợp mắc bệnh là do lây nhiễm. Tránh tiếp xúc với các nguồn lây bệnh là giải pháp giúp bảo vệ bản thân khỏi nguy cơ nhiễm bệnh. Theo đó, bạn không nên sử dụng chung các vật dụng cá nhân, không dùng chung bơm tiêm, nên sử dụng bao cao su khi quan hệ, không nên có nhiều bạn tình…
- Xây dựng lối sống lành mạnh: Một số bệnh xuất phát từ điều kiện môi trường kém vệ sinh, do thói quen lạm dụng các thức uống có cồn như rượu, bia… Để tránh mắc bệnh, bạn nên thực hiện thói quen sống ăn chín uống sôi, hạn chế sử dụng rượu, bia, hay các chất kích thích, và bổ sung các thực phẩm giàu dinh dưỡng vào thực đơn hàng ngày.
- Thăm khám sức khỏe định kỳ: Nhiều trường hợp bệnh nhân không phát hiện bệnh cho đến khi thăm khám. Để tránh phát hiện khi đã chuyển biến nặng và gặp nhiều khó khăn trong điều trị, bạn nên thăm khám sức khỏe định kỳ để kịp thời nhận diện các thay đổi bất thường.
Lời kết
Nhiều bệnh nhân thăm khám bệnh gan và không biết TD viêm gan là gì. Thực tế, “TD” là từ viết tắt của “theo dõi”, bác sĩ dùng từ này để ghi chú cho những trường hợp nghi ngờ bệnh nhưng vẫn chưa đủ cơ sở để đưa ra kết luận. Trong thời gian theo dõi, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân thực hiện các xét nghiệm cần thiết để xác định nguyên nhân và có biện pháp điều trị phù hợp.
Xem thêm: Bệnh viêm gan khác K75 là gì?