Các phản ứng phụ sau khi tiêm phòng viêm gan B chứng tỏ hệ miễn dịch bắt đầu ‘nhận diện’ virus. Từ đó sản xuất kháng thể chống lại tác nhân gây bệnh. Cùng Diag tìm hiểu ngay các tác dụng phụ của vacxin viêm gan B thường gặp và hiếm gặp qua bài viết bên dưới.
Các phản ứng phụ thường gặp sau khi tiêm phòng viêm gan B
Sau khi tiêm vacxin viêm gan B, mọi người sẽ xuất hiện các tác dụng phụ do hệ miễn dịch bắt đầu hoạt động. Các phản ứng phụ sau tiêm được chia thành ba nhóm: Nhẹ, nặng, và hiếm gặp. Cụ thể như sau:
Tác dụng phụ của vacxin viêm gan B thể nhẹ
Các phản ứng sau tiêm thể nhẹ thường xuất hiện và tự giảm sau một khoảng thời gian ngắn, kéo dài từ 1 đến 2 ngày. Khi xuất hiện các phản ứng này, mọi người không cần can thiệp y tế. Những phản ứng phụ thường gặp sau tiêm viêm gan B gồm:
- Sốt nhẹ.
- Sưng, đỏ, nóng ran, chai cứng và đau tại vị trí tiêm.
- Rối loạn dinh dưỡng và chuyển hóa: Không có cảm giác ngon miệng.
- Rối loạn tâm thần: Dễ cáu gắt, mệt mỏi.
- Rối loạn hệ thần kinh: Đau đầu, chóng mặt, và ngủ gà.
- Rối loạn tiêu hóa: Xuất hiện các triệu chứng liên quan đến dạ dày-ruột như buồn nôn, nôn ói, đau bụng, và tiêu chảy.
Xem thêm: Xét nghiệm viêm gan bao nhiêu tiền?
Triệu chứng nặng
Các triệu chứng nặng thường gặp bao gồm:
- Sốt cao, nhiệt độ trên 38.8 độ C.
- Khó chịu.
- Đau đầu, chóng mặt.
- Buồn nôn.
- Suy nhược.
- Đau cơ, đau khớp.
- Nổi ban đỏ trên da.
- Tăng men transaminase thoáng qua.
Mọi người cần theo dõi nếu xuất hiện các phản ứng phụ thể nặng. Nếu tình trạng kéo dài hơn 2 ngày hoặc có xu hướng trở nặng, mọi người cần thăm khám y tế ngay lập tức.
Xem thêm: Những trường hợp không được tiêm phòng viêm gan B
Tác dụng phụ hiếm gặp
Các triệu chứng hiếm gặp thường ít xảy ra, chỉ xuất hiện ở một số ít người. Những phản ứng phụ thể hiếm gặp bao gồm:
- Phản ứng dị ứng nghiêm trọng như sốc phản vệ. Người bị sốc phản vệ sẽ xuất hiện các triệu chứng bao gồm khó thở, sưng, và phù nề mặt, môi. Nổi mề đay khắp cơ thể. Huyết áp tuột nhanh chóng.
- Viêm khớp, đau khớp với triệu chứng đau, sưng, và cứng khớp. Có thể gây nhức, mỏi cơ. Đây là các triệu chứng thường tự khỏi sau một thời gian hoặc kéo dài, đòi hỏi can thiệp y tế.
- Viêm dây thần kinh, hội chứng Guillain-Barré. Lúc này, mọi người có thể bị yếu cơ, tê liệt một phần hoặc toàn bộ cơ thể.
- Các triệu chứng liên quan đến rối loạn thần kinh là co giật, viêm não, viêm màng não… Đây là những triệu chứng bắt buộc điều trị y tế để tránh biến chứng nặng, có thể dẫn đến hôn mê, tử vong.
- Giảm tiểu cầu, chảy máu, hoặc bầm tím.
- Hồng ban nút (Erythema Nodosum) là bệnh lý viêm lớp mỡ dưới da. Mọi người có thể xuất hiện các nốt đỏ trên da, chạm vào gây đau. Thường nổi ở vùng cẳng chân.
- Viêm mạch máu dẫn đến nổi phát ban, mệt mỏi, và đau khớp.
- Hội chứng Stevens-Johnson gây tổn thương da nghiêm trọng. Mọi người có thể nổi ban đỏ trên da, nổi nốt bóng nước, và bong tróc gây lở loét.
- Phản ứng tự miễn. Thường xuất hiện ở bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống.
Những phản ứng phụ sau tiêm thể nặng tiềm ẩn nguy cơ tử vong. Nếu xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào sau tiêm, mọi người cần thăm khám y tế ngay lập tức.
Cách theo dõi sức khỏe sau tiêm vắc-xin viêm gan B
Để sớm nhận biết các tác dụng phụ sau tiêm vắc xin viêm gan B, mọi người cần:
- Ở lại chỗ tiêm ít nhất 30 phút để theo dõi tình trạng sức khỏe sau tiêm.
- Theo dõi triệu chứng sau khi tiêm vaccine. Nếu xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào như khó thở, sưng môi, mặt, họng, và tim đập nhanh hơn bình thường thì thăm khám ngay lập tức.
- Ghi lại thông tin chi tiết về triệu chứng, thời gian xảy ra, và mức độ nghiêm trọng. Đây là bước cần thiết để bác sĩ dễ dàng đánh giá và điều trị.
Xem thêm: Tiêm phòng viêm gan B có bị lây nữa không?
Biện pháp phòng ngừa tác dụng phụ
Để hạn chế những phản ứng phụ có thể xảy ra sau tiêm viêm gan B, mọi người có thể áp dụng các biện pháp như:
- Có chế độ nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý.
- Tránh làm việc quá sức. Nghỉ ngơi tối thiểu 1 ngày để cơ thể phục hồi.
- Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm có nhiều chất béo bão hòa như đồ chiên rán, nhiều dầu mỡ, các loại thức ăn nhanh…
- Tránh sử dụng rươu, bia, cà phê, trà, và chất kích thích. Đây là các thực phẩm có thể gây ức chế miễn dịch, dẫn đến giảm hiệu quả vắc xin.
- Bổ sung đủ nước cho cơ thể. Có thể sử dụng nước lọc hoặc nước ép trái cây đều được.
- Ăn các thực phẩm giàu vitamin, kẽm, sắt, omega-3, và chất xơ.
Xem thêm: Tiêm phòng viêm gan B có phải kiêng gì không?
Khi nào cần gặp bác sĩ sau khi tiêm vắc xin viêm gan B?
Mọi người cần thăm khám y tế ngay lập tức nếu xuất hiện các tình trạng như:
- Phản ứng phụ kéo dài trên 2 ngày.
- Xuất hiện các phản ứng phụ thể nặng như khó thở, phát ban toàn thân.
- Sốt, co giật, và mất ý thức cần đến cơ sở y tế ngay lập tức.
- Vùng tiêm sưng, đỏ, đau nhiêu, có mủ, hoặc căng cứng.
- Tê, yếu, mất cảm giác tay chân.
- Đau đầu dữ dội, buồn nôn, và chóng mặt.
Xem thêm: Bị viêm gan B rồi có tiêm phòng được không?
Địa chỉ tiêm phòng viêm gan B uy tín
Để hạn chế phản ứng phụ sau khi tiêm phòng viêm gan B cho người lớn, mọi người cần lựa chọn các cơ sở y tế uy tín. Điều này đảm bảo chất lượng, nguồn gốc vắc xin, quy trình tiêm chủng và can thiệp y tế.
Diag là trung tâm y khoa chuyên cung cấp các dịch vụ tiêm ngừa vắc xin viêm gan B, xét nghiệm, và chẩn đoán hình ảnh chất lượng cao. Chúng tôi cung cấp các loại vắc xin viêm gan B riêng lẻ và A+B kết hợp cùng nhiều vắc xin khác để khách hàng dễ dàng lựa chọn.
Lưu ý 1: Dịch vụ tiêm ngừa chỉ áp dụng khi xét nghiệm trực tiếp tại trụ sở Diag Cao Thắng (Địa chỉ: 414 – 420 Cao Thắng, phường 12, quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh).
Lưu ý 2:
- Cung cấp lịch sử tiêm ngừa viêm gan B.
- Cung cấp kết quả xét nghiệm HBsAG và anti-HBs.
- Cung cấp thông tin về tình trạng sức khỏe hiện tại gồm tiền sử phản ứng phụ với vắc xin, dị ứng với các thành phần vắc xin, có thai hoặc đang cho con bú…
Khách hàng có nhu cầu tiêm phòng có thể liên hệ trực tiếp với Diag qua các kênh:
- Trang chủ Diag: https://diag.vn/
- Hotline: 1900 1717
Xem thêm: Tiêm 5in1 có cần tiêm viêm gan B không?