Bệnh viêm gan B có thể lây nhiễm qua các tiếp xúc không được bảo vệ an toàn với máu và dịch tiết của người bệnh. Vậy mẹ bị viêm gan B có lây sang con không? Mẹ bị viêm gan B có nên sinh con hay không? Hãy cùng giải đáp các vấn đề này qua bài viết của Diag.

Mẹ bị viêm gan B có lây cho con không?

Mẹ bầu bị viêm gan B có thể lây truyền sang bé. Virus viêm gan B (HBV) truyền từ mẹ sang trẻ trong quá trình mang thai, sinh nở.

70 – 90% là tỷ lệ lây nhiễm trẻ được sinh ra từ mẹ nhiễm viêm gan B không có bất kỳ sự can thiệp y tế nhằm phòng tránh sẽ bị nhiễm viêm gan B mạn tính. Nồng độ virus viêm gan B trong cơ thể cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ lây nhiễm từ mẹ sang thai nhi. Những thai phụ có tải lượng virus cao (xét nghiệm HBeAg dương tính) có nguy cơ lây nhiễm cho bé cao hơn những thai phụ có HBeAg âm tính.

Trẻ sơ sinh mắc viêm gan B mạn tính có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như xơ gan hoặc ung thư gan trong tương lai nếu không được kiểm soát.

Virus HBV truyền từ mẹ sang con trong quá trình mang thai, sinh nở.
Virus HBV truyền từ mẹ sang con trong quá trình mang thai, sinh nở.

Phòng tránh lây nhiễm viêm gan B từ mẹ sang thai nhi được xem là chiến lược quan trọng nhằm kiểm soát sự phát triển của bệnh truyền nhiễm nguy hiểm này. Việc phòng ngừa viêm gan B cần được thực hiện càng sớm càng tốt, nhất là trong các giai đoạn virus có thể tấn công thai nhi.

Các giai đoạn thai kỳ quan trọng virus viêm gan B có thể truyền từ mẹ sang bé gồm:

  • Khi mang thai: Nguy cơ lây nhiễm viêm gan B từ thai phụ sang bé rất thấp, chỉ chiếm khoảng 2%. Thai nhi trong bụng thai phụ được bảo vệ bởi hàng rào nhau thai nên không tiếp xúc với máu của mẹ. Trong bốn tháng đầu thai kỳ, hàng rào nhau thai được chia thành 4 lớp gồm nội mô mao mạch máu, mô liên kết, lá nuôi tế bào, và lá nuôi hợp bào. Khi bước sang tháng thứ 5, các lớp này mỏng dần hoặc biến mất (lá nuôi tế bào) nên hàng rào trở nên rất mỏng, dễ bị tổn thương, và máu từ thai phụ có thể tiếp xúc với thai nhi làm lây nhiễm viêm gan B.
  • Khi sinh: Giai đoạn chuyển dạ và sinh là giai đoạn nguy hiểm và có nguy cơ lây nhiễm cao nhất. Theo ghi nhận, hơn 90% trẻ nhiễm virus viêm gan B xuất phát từ giai đoạn này. Khi sinh, tử cung co thắt khiến cho các mạch máu tại nơi nhau bám cũng co thắt theo khiến máu của bé và mẹ tiếp xúc với nhau. Ngoài ra, khi sinh thường, thai nhi đi qua ống âm đạo và có thể dính dịch âm đạo của thai phụ.
  • Khi cho con bú: Mẹ bị viêm gan B có thể lây nhiễm virus HBV sang trẻ sơ sinh trong giai đoạn này nhưng tỷ lệ rất thấp. Các trường hợp được ghi nhận nhiễm bệnh trong giai đoạn này thường do những tổn thương ở miệng bé, đầu vú của thai phụ.

Xem thêm: Xét nghiệm viêm gan bao nhiêu tiền?

Mẹ bị viêm gan B có nên sinh con hay không?

Lây nhiễm từ mẹ sang con là một trong những đường truyền virus HBV phổ biến. Vậy nếu mẹ bị nhiễm viêm gan B có nên sinh con hay không? Nếu bị nhiễm viêm gan B, phụ nữ vẫn có thể mang thai và sinh con bình thường.

Nguy cơ lây nhiễm từ mẹ sang bé thấp nếu kết quả xét nghiệm HBsAg âm tính, hoặc HBsAg dương tính nhưng nồng độ virus viêm gan B trong cơ thể của mẹ thấp. Ngoài ra, nếu được phát hiện và can thiệp y tế kịp thời, tình trạng bệnh của thai phụ được kiểm soát và bé có thể không bị lây nhiễm.

Xem thêm: Viêm gan B có lây không?

Mẹ bị viêm gan B vẫn có thể mang thai và sinh con bình thường
Mẹ bị viêm gan B vẫn có thể sinh bình thường nếu được phát hiện và điều trị kịp thời.

Mẹ bị viêm gan B có đẻ thường được không?

Mẹ bị viêm gan B vẫn có thể đẻ thường nếu tình trạng bệnh ở thai phụ đã được kiểm soát tốt và không có nguy cơ lây nhiễm sang thai nhi. Tuy nhiên, thai phụ muốn sinh thường hay sinh mổ cần tham khảo ý kiến và thực hiện theo chỉ định của bác sĩ.

Theo ghi nhận, hơn 90% trẻ bị lây nhiễm viêm gan B từ mẹ xảy ra trong quá trình chuyển dạ và sinh con. Khi sinh, tử cung của người mẹ co thắt khiến các mạch máu tại vị trí nhau thai bám vào cũng co thắt, trẻ có nguy cơ tiếp xúc với máu của mẹ. Nếu sinh thường, trẻ có thể tiếp xúc với dịch tử cung khiến nguy cơ lây nhiễm tăng cao.

Tuy nhiên, các nguy cơ này sẽ không là vấn đề nếu trước và trong thai kỳ, thai phụ được chăm sóc, áp dụng các biện pháp điều trị hiệu quả, và được sự đồng ý sinh thường từ bác sĩ.

Xem thêm: Bố bị viêm gan B có lây sang con không?

Làm sao để không lây viêm gan B cho con?

Tiêm phòng vắc xin viêm gan B đầy đủ trước khi mang thai là cách phòng tránh viêm gan B từ mẹ sang bé hiệu quả nhất. Trước khi có ý định mang thai, phụ nữ nên tiến hành tiêm phòng để có thời gian hình thành kháng thể. Lịch tiêm phòng được khuyến cáo:

  • Mũi 1: Tiêm lần đầu.
  • Mũi 2: Cách mũi 1 một tháng.
  • Mũi 3: Cách mũi 2 sáu tháng.

Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng dành cho thai phụ mắc viêm gan B và trẻ sơ sinh cũng cần được chú ý. Thực đơn lành mạnh, khoa học sẽ giúp cả bé và mẹ nâng cao sức khỏe, hạn chế sự tấn công của các virus gây bệnh, và hạn chế biến chứng.

Trong trường hợp, bạn không kịp tiêm phòng trước khi mang thai, hãy đến bệnh viện hoặc các trung tâm y khoa để được tư vấn về việc có thể tiêm phòng hay không. Bên cạnh đó, phụ nữ cũng nên thăm khám sức khỏe sinh sản, xét nghiệm các bệnh truyền nhiễm, nhất là khi có triệu chứng để kịp thời điều trị nếu mắc bệnh.

Nếu xét nghiệm dương tính với virus HBV, cần được điều trị và theo dõi suốt thai kỳ để bảo vệ sức khỏe cả thai phụ và thai nhi. Tùy vào tình trạng nhiễm, bác sĩ có thể chỉ định điều trị với Tenofovir disoproxil fumarate. Trẻ sau sinh cần được tiêm vắc xin viêm gan B theo chương trình tiêm chủng mở rộng và kết hợp tiêm kháng thể.

Hiện nay, bạn có thể xét nghiệm và tiêm phòng HBV tại trung tâm y khoa Diag. Trung tâm là một trong những đơn vị hàng đầu cung cấp dịch vụ xét nghiệm HBV chuẩn xác, nhanh chóng. Khách hàng khi lựa chọn dịch vụ tại Diag còn nhận được sự tư vấn tận tình của các bác sĩ chuyên khoa sau khi có kết quả xét nghiệm.

Xem thêm: Chồng bị viêm gan B có lây sang vợ không?

vắc xin viêm gan B của Việt Nam
Tiêm vắc xin HBV trước khi mang thai là cách phòng tránh lây bệnh từ mẹ sang bé hiệu quả.

Lời kết

‘Mẹ bị viêm gan B có lây sang con không’ là vấn đề lo lắng của nhiều phụ nữ. Trên thực tế, nếu người mẹ được phát hiện bệnh sớm và điều trị bệnh lý kịp thời sẽ hạn chế tối đa rủi ro lây truyền sang bé. Phụ nữ nếu có ý định mang thai nên xét nghiệm sàng lọc HBV và thực hiện tiêm phòng đầy đủ theo chỉ định của bác sĩ, để đạt kết quả phòng bệnh và giảm nguy cơ lây nhiễm tốt nhất.

 

Xem thêm: Mẹ bị viêm gan B có nên cho con bú?