Tiêm phòng là biện pháp bảo vệ cơ thể còn non yếu của trẻ từ khi vừa chào đời. Hiện nay, mỗi trẻ em cần tiêm các mũi phòng bệnh lý nguy hiểm, trong đó có tiêm viêm gan B. Vậy lịch tiêm viêm gan B cho trẻ sơ sinh và trẻ em thế nào? Cùng tìm hiểu chi tiết lịch trình tiêm cho trẻ nhỏ qua bài viết bên dưới của Diag.

Trẻ em tiêm bao nhiêu mũi viêm gan B là đủ?

Viêm gan B là bệnh lý có tốc độ lây nhiễm rất nhanh. Đây là bệnh do virus HBV gây ra. Bệnh có nhiều đường lây, bất kỳ ai cũng có thể nhiễm virus trong sinh hoạt và tiếp xúc thường ngày. Trong đó, trẻ sơ sinh và trẻ em là hai đối tượng có tỷ lệ mắc viêm gan B cao hơn cả, đặc biệt là trẻ sơ sinh.

Trong giai đoạn đầu đời, hệ miễn dịch của trẻ vẫn chưa hoàn thiện. Đây là điều kiện hoàn hảo để virus HBV xâm nhập. Nếu có mẹ mắc viêm gan B, tỷ lệ lây nhiễm cho thai nhi càng cao trong quá trình sinh nở hoặc khi bé tiếp xúc với mọi người xung quanh.

Để phòng bệnh, cha mẹ cần cho trẻ sơ sinh và trẻ em tiêm phòng viêm gan B. Trẻ sơ sinh và trẻ em được khuyến cáo nên tiêm phòng 4 mũi viêm gan B để vắc xin phát huy hiệu quả tốt nhất.

Trẻ sơ sinh không được tiêm viêm gan B sẽ tiềm ẩn nguy cơ gây hại trực tiếp cho sức khỏe của bé
Trẻ sơ sinh và trẻ em được khuyến cáo tiêm phòng 4 mũi viêm gan B để phát huy hiệu quả tốt nhất.

Việc tiêm viêm gan B cho trẻ sơ sinh đủ, đúng liều giúp củng cố cơ chế phòng vệ cho cơ thể. Tuy nhiên, từ sau 5 đến 10 năm, lượng kháng thể trong cơ thể sẽ bắt đầu suy giảm dần.

Trong trường hợp này, cha mẹ có thể cho bé tiến hành xét nghiệm nồng độ kháng thể chống virus viêm gan B (anti-HBsAb) trong cơ thể. Nếu nồng độ HBsAb < 10 UI/ml thì cho trẻ tiêm mũi nhắc lại để tăng cường khả năng bảo vệ trước nguy cơ lây nhiễm virus HBV.

Xem thêm: Xét nghiệm viêm gan bao nhiêu tiền?

Đối tượng khuyến cáo tiêm phòng và chống chỉ định tiêm

Tất cả trẻ sơ sinh và trẻ em trong độ tuổi khuyến cáo được chỉ định tiêm phòng viêm gan B càng sớm càng tốt. Đây là biện pháp tạo miễn dịch chủ động, hạn chế nguy cơ lây nhiễm virus HBV trong sinh hoạt thường ngày.

Tuy nhiên, trong vài trường hợp, trẻ em được chống chỉ định tiêm chủng. Nhóm đối tượng chống chỉ định tiêm phòng vắc xin bao gồm:

  • Trẻ em có tiền sử bị sốc hoặc xuất hiện các phản ứng nặng sau lần tiêm chủng trước đó. Các phản ứng nặng như sốt cao (trên 39 độ C), co giật, dấu hiệu não/màng não, khó thở, và tím tái.
  • Trẻ em bị suy giảm miễn dịch bẩm sinh.
  • Trẻ bị HIV sơ sinh, các bệnh lý suy hô hấp, tuần hoàn, tim, thận, gan, huyết học…

Cần hoãn tiêm chủng cho trẻ trong các trường hợp:

  • Trẻ suy chức năng các cơ quan cấp tính (suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy tim, gan, thận, và huyết học), hôn mê.
  • Trẻ đang mắc các bệnh lý cấp tính, nhiễm trùng.
  • Trẻ sốt trên 37.5 độ C, thân nhiệt hạ dưới 35.5 độ C.
  • Trẻ dùng các sản phẩm globulin miễn dịch trong vòng 3 tháng gần nhất (trừ trường hợp dùng kháng huyết thanh viêm gan B).
  • Trẻ đang hoặc vừa kết thúc điều trị corticoid đường tiêm, uống liều cao, hóa trị, và xạ trị trong vòng 14 ngày trước tiêm.
  • Không đáp ứng yêu cầu về cân nặng, dưới 2000g.
  • Mắc các bệnh lý bẩm sinh, mạn tính tại tim, phổi, tiêu hóa, tiết niệu, huyết học, và ung thư.

Xem thêm: Trẻ sơ sinh tiêm viêm gan B có sốt không?

Lịch tiêm viêm gan B cho trẻ sơ sinh

Sau sinh bao lâu thì tiêm phòng viêm gan B cho trẻ sơ sinh?

Giai đoạn sơ sinh là thời điểm trẻ có khả năng bị nhiễm virus HBV tương đối cao. Đặc biệt, nếu mẹ mắc bệnh, virus HBV có thể xâm nhập vào cơ thể bé qua dịch sản, nước ối trong quá trình sinh nở. Ngoài ra, bé cũng có thể bị nhiễm bệnh nếu tiếp xúc với nhân viên y tế, người thân bị phơi nhiễm.

Vì vậy, tiêm phòng viêm gan B cho trẻ sơ sinh được khuyến cáo nên tiêm càng sớm càng tốt. Đối với trẻ sơ sinh, lý tưởng nhất là tiêm mũi viêm gan B đầu tiên cho bé trong vòng 24 giờ đầu tiên sau sinh.

Tiêm phòng viêm gan B cho trẻ sơ sinh được khuyến cáo nên tiêm càng sớm càng tốt, lý tưởng nhất là tiêm trong vòng 24 giờ đầu tiên sau sinh
Tiêm phòng viêm gan B cho trẻ sơ sinh được khuyến cáo nên tiêm càng sớm càng tốt.

Trong trường hợp bé có mẹ nhiễm bệnh, cần tiêm kết hợp một mũi viêm gan B và một mũi huyết thanh kháng thể kháng viêm gan B. Bé cần tiêm trong vòng tối thiểu 12 giờ sau sinh. Nếu tiêm càng trễ, tỷ lệ phòng bệnh của vắc xin càng giảm dần theo từng ngày.

Xem thêm: Trẻ không được tiêm mũi viêm gan B sơ sinh

Liệu trình tiêm phòng viêm gan B cho trẻ sơ sinh

Hiện nay, tại Việt Nam đang lưu hành các loại vắc xin viêm gan B cho trẻ sơ sinh như: Vắc xin Gene-HBVax (Việt Nam), vắc xin Engerix B (Bỉ), vắc xin Heberbiovac (Cuba), và vắc xin Euvax (Pháp). Phác đồ tiêm phòng tùy thuộc vào từng loại vắc xin cụ thể. Trong đó:

1. Vắc xin Gene-HBVax (Việt Nam)

Có thể tiêm theo một trong hai phác đồ như sau:

Phác đồ 0-1-2-12:

  • Mũi 1: Tiêm lần đầu. Khuyến cáo tiêm trong vòng 24 giờ sau sinh.
  • Mũi 2: Cách mũi đầu tiên 1 tháng.
  • Mũi 3: Cách mũi đầu tiên 2 tháng.
  • Mũi nhắc lại: Cách mũi đầu tiên 12 tháng.

Phác đồ 0-1-6:

  • Mũi 1: Tiêm lần đầu. Khuyến cáo tiêm trong vòng 24 giờ sau sinh.
  • Mũi 2: Cách mũi đầu tiên 1 tháng.
  • Mũi 3: Cách mũi đầu tiên 6 tháng.
  • Mũi nhắc lại: Cách mũi đầu tiên 5 năm.

2. Vắc xin Engerix B (Bỉ)

  • Mũi 1: Tiêm lần đầu. Khuyến cáo tiêm trong vòng 24 giờ sau sinh.
  • Mũi 2: Cách mũi đầu tiên 1 tháng.
  • Mũi 3: Cách mũi thứ hai 5 tháng.

3. Vắc xin Heberbiovac (Cuba)

Liệu trình tiêm cơ bản

  • Mũi 1: Tiêm lần đầu. Khuyến cáo tiêm trong vòng 24 giờ sau sinh.
  • Mũi 2: Cách mũi đầu tiên 1 tháng.
  • Mũi 3: Cách mũi đầu tiên 6 tháng.

Liệu trình tiêm nhanh

  • Mũi 1: Tiêm lần đầu. Khuyến cáo tiêm trong vòng 24 giờ sau sinh.
  • Mũi 2: Cách mũi đầu tiên 1 tháng.
  • Mũi 3: Cách mũi đầu tiên 2 tháng.
  • Mũi 4: Cách mũi đầu tiên 12 tháng.

4. Vắc xin Euvax (Pháp)

  • Mũi 1: Tiêm lần đầu. Khuyến cáo tiêm trong vòng 24 giờ sau sinh.
  • Mũi 2: Cách mũi đầu tiên 1 tháng.
  • Mũi 3: Cách mũi đầu tiên 6 tháng.

Đây là liệu trình tiêm viêm gan B cơ bản dành cho trẻ sơ sinh có mẹ không bị nhiễm viêm gan B. Trong trường hợp mẹ nhiễm viêm gan B, trẻ sơ sinh cần tiêm theo một trong hai phác đồ như sau:

Phác đồ 0-1-2-12:

  • Mũi 1: Tiêm lần đầu, kết hợp cùng một mũi huyết thanh kháng viêm gan B. Khuyến cáo tiêm trong vòng 12 giờ sau sinh.
  • Mũi 2: Tiêm khi trẻ 1 tháng tuổi.
  • Mũi 3: Tiêm khi trẻ 3 tháng tuổi.
  • Mũi nhắc lại: Cách mũi thứ ba 12 tháng.

Phác đồ 0-1-6-18: 

  • Mũi 1: Tiêm lần đầu, kết hợp cùng một mũi huyết thanh kháng viêm gan B. Khuyến cáo tiêm trong vòng 12 giờ sau sinh.
  • Mũi 2: Tiêm khi trẻ 1 tháng tuổi.
  • Mũi 3: Tiêm khi trẻ 6 tháng tuổi.
  • Mũi nhắc lại: Tiêm khi trẻ 18 tháng tuổi.

Lưu ý: Cha mẹ nên cho trẻ xét nghiệm anti-HBsAb sau 5 năm. Nếu nồng độ HBsAb < 10 UI/ml thì tiêm nhắc lại để củng cố khả năng phòng vệ.

Tiêm mũi viêm gan B cho trẻ sơ sinh bao nhiêu tiền?

Vắc xin viêm gan B thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng. Vì vậy, trẻ em tiêm viêm gan B sơ sinh hoàn toàn miễn phí. Trẻ có thể được tiêm theo dạng kết hợp giữa vắc xin viêm gan B đơn và vắc xin 5 trong 1.

Xem thêm: Trẻ sinh non có tiêm phòng viêm gan B

Lịch tiêm viêm gan B cho trẻ nhỏ

Tiêm vắc xin viêm gan B cho trẻ khi nào?

Tiêm phòng viêm gan B cho trẻ nhỏ là điều rất cần thiết. Nếu bỏ lỡ mũi tiêm đầu đời, cha mẹ nên nhanh chóng cho trẻ tiêm bổ sung để có cơ chế miễn dịch trong cơ thể. Lý tưởng nhất là cho trẻ tiêm trong vòng từ 1 đến 18 tháng.

Các phản ứng phụ sau tiêm thường kéo dài 2 ngày sau tiêm là tự khỏi
Tiêm phòng viêm gan B cho trẻ nhỏ là điều rất cần thiết để có cơ chế miễn dịch trong cơ thể. 

Liệu trình tiêm viêm gan B cho trẻ nhỏ

Các loại vắc xin viêm gan B được dùng để tiêm cho trẻ em bao gồm:

  • Vắc xin viêm gan B Engerix B: Do tập đoàn Glaxosmithkline (GSK), Bỉ nghiên cứu và phát triển. Phù hợp cho trẻ em dưới 20 tuổi.
  • Vắc xin Heberbiovac HB (Cuba): Do Cuba sản xuất. Phù hợp cho trẻ em từ 10 tuổi.

Liệu trình tiêm viêm gan B cơ bản cho trẻ em gồm:

  • Mũi 1: Tiêm lần đầu.
  • Mũi 2: Cách mũi đầu tiên 1 tháng.
  • Mũi 3: Cách mũi đầu tiên 2 tháng.
  • Mũi nhắc lại: Cách mũi thứ ba 1 năm.

Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể cho trẻ tiêm phòng viêm gan B với liệu trình như sau:

  • Mũi 1: Tiêm lần đầu.
  • Mũi 2: Cách mũi đầu tiên 1 tháng.
  • Mũi 3: Cách mũi thứ hai 6 tháng.
  • Mũi nhắc lại: Cách mũi thứ ba 5 năm.

Xem thêm: Tiêm phòng viêm gan B cho trẻ 7 tuổi

Sau bao lâu thì tiêm nhắc lại viêm gan B cho trẻ?

Dù đã tiêm đủ 3 hoặc 4 mũi thì trẻ vẫn có thể bị nhiễm virus HBV. Nguyên nhân là vì hiệu quả kháng thể tùy thuộc vào cơ địa và thể trạng mỗi trẻ em. Sau một thời gian nhất định, kháng thể sẽ bắt đầu giảm dần. Thường thì từ sau 5 đến 10 năm, cha mẹ được khuyến cáo nên cho trẻ xét nghiệm nồng độ kháng thể HBsAb trong cơ thể.

Trong trường hợp nồng độ HBsAb < 10 UI/ml thì nên cho trẻ tiêm mũi nhắc lại để củng cố khả năng phòng bệnh. Ngoài ra, trẻ em sinh sống trong môi trường có nguy cơ nhiễm bệnh cao như gia đình có người bệnh cũng nên tiêm nhắc lại.

Lưu ý:

  • Mũi tăng cường cần cách mũi đầu tiên tối thiểu 6 tháng.
  • Không tiêm các mũi quá gần nhau để tránh vắc xin không thể phát huy tác dụng một cách tốt nhất.
Thường thì từ sau 5 đến 10 năm, cha mẹ được khuyến cáo nên cho trẻ xét nghiệm nồng độ kháng thể HBsAb
Sau 5 đến 10 năm, trẻ nên xét nghiệm nồng độ kháng thể HBsAb để biết cần tiêm mũi nhắc lại không. 

Địa chỉ tiêm phòng viêm gan B cho trẻ

Diag là trung tâm y khoa chuyên cung cấp các dịch vụ tiêm ngừa vắc xin viêm gan B, xét nghiệm, và chẩn đoán hình ảnh chất lượng cao. Chúng tôi cung cấp các loại vắc xin viêm gan B riêng lẻ và A+B kết hợp cùng nhiều vắc xin khác để khách hàng dễ dàng lựa chọn.

Lưu ý 1: Dịch vụ tiêm ngừa chỉ áp dụng khi xét nghiệm trực tiếp tại Diag Cao Thắng (Địa chỉ: 414 – 420 Cao Thắng, phường 12, quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh).

Lưu ý 2:

  • Cung cấp lịch sử tiêm ngừa viêm gan B.
  • Cung cấp kết quả xét nghiệm HBsAG và anti-HBs.
  • Cung cấp thông tin về tình trạng sức khỏe hiện tại gồm tiền sử phản ứng phụ với vắc xin, dị ứng với các thành phần vắc xin, có thai hoặc đang cho con bú…

Khách hàng có nhu cầu tiêm phòng theo lịch tiêm viêm gan B cho trẻ có thể liên hệ trực tiếp với Diag qua các kênh: