Viêm gan B là một căn bệnh nguy hiểm, vậy nên cần có những xét nghiệm sinh hóa chuyên biệt để nhận biết. Trong đó cần kể đến là chỉ số HBsAg. Vậy kết quả xét nghiệm viêm gan B là gì? Cách đọc kết quả xét nghiệm HBsAg như thế nào? Cùng Diag tìm hiểu cách đọc chỉ số xét nghiệm viêm gan B dương tính và âm tính.

Xét nghiệm dương tính viêm gan B là gì?

Trên thực tế, 7 chỉ số xét nghiệm được thực hiện để hỗ trợ chẩn đoán tình trạng nhiễm viêm gan B. Trong đó, phổ biến nhất là các xét nghiệm HBsAg và HBsAb (Anti-HBs). Đây là 2 xét nghiệm quan trọng giúp tìm ra kháng nguyên bề mặt và kháng thể đối với kháng nguyên bề mặt của virus viêm gan B (HBV).

Mỗi xét nghiệm có mục đích thực hiện khác nhau và có cách đọc riêng biệt. Việc hiểu rõ kết quả xét nghiệm viêm gan B dương tính là gì giúp người bệnh có thể tự đánh giá tình trạng nhiễm của bản thân. Từ đó, chủ động hơn trong việc tự bao vệ mình và những người xung quanh trước các nguy cơ lây nhiễm.

Xem thêm: Xét nghiệm viêm gan bao nhiêu tiền?

Cách đọc kết quả xét nghiệm viêm gan B

1. Chỉ số HBsAg

HBsAg là kháng nguyên bề mặt của virus viêm gan B. HBsAg được tìm thấy qua xét nghiệm máu và rất dễ phát hiện có độ nhạy cao.

  • Kết quả HBsAg dương tính: Cho thấy người xét nghiệm đã nhiễm HBV – Tìm thấy virus viêm gan B trong cơ thể.
  • Kết quả HBsAg âm tính: Không nhiễm virus viêm gan B – Không tìm thấy virus trong cơ thể.

Xem thêm: Chỉ số viêm gan B

Kết quả xét nghiệm viêm gan B HBsAg dương tính nghĩa là đã mắc bệnh.
Kết quả xét nghiệm viêm gan B HBsAg dương tính nghĩa là đã mắc bệnh.

2. Chỉ số Anti-HBs

Anti-HBs (hay HBsAb) là kháng thể đối với kháng nguyên HBsAg. Xét nghiệm Anti-HBs cho biết mức độ bảo vệ của cơ thể trước sự tấn công của virus. Khi một người đã từng mắc viêm gan B hoặc đã tiêm đủ vắc xin viêm gan B thì trong cơ thể sẽ xuất hiện kháng thể này.

  • Kết quả Anti-HBs dương tính: Đã có kháng thể chống lại HBV do cơ thể sản xuất tự nhiên hoặc đã tiêm vắc xin.
  • Kết quả Anti-HBs âm tính: Chưa có kháng thể. Điều này có thể do chưa được tiêm vắc xin hoặc đã tiêm vắc xin nhưng chưa hiệu quả. Hoặc do đang trong giai đoạn cửa sổ, lúc này cơ thể chưa sản xuất đủ kháng thể Anti-HBs.

Xem thêm: Kháng thể viêm gan B bao nhiêu là tốt?

3. Chỉ số HBeAg

HBeAg là kháng nguyên của virus viêm gan B. Kháng nguyên này chỉ được tìm thấy khi HBV đang phát triển mạnh trong cơ thể.

  • Kết quả HBeAg dương tính: Cho thấy virus đang nhân lên và hoạt động mạnh mẽ trong cơ thể. Kết quả này thường gặp ở bệnh nhân xét nghiệm viêm gan B dương tính và mắc viêm gan B cấp tính. Lúc này, bệnh có khả năng lây nhiễm cao trong cộng đồng.
  • Kết quả HBeAg âm tính: Hệ miễn dịch đang kiểm soát sự nhân lên của HBV (hoặc tình trạng nhiễm trùng viêm gan B) hiệu quả. Một số trường hợp âm tính có thể do virus bị đột biến hoặc không hoạt động, cần theo dõi thêm.

Xem thêm: Xét nghiệm viêm gan B âm tính

Kết quả HBeAg âm tính cho thấy hệ miễn dịch đang kiểm soát sự nhân lên của virus.
Kết quả xét nghiệm HBeAg âm tính cho thấy hệ miễn dịch đang kiểm soát sự nhân lên của virus.

4. Chỉ số Anti-HBe

Anti-HBe (hay HBeAb) là kháng thể chống lại kháng nguyên HBeAg. Xét nghiệm này giúp đánh giá khả năng phát triển của virus, nên thường được chỉ định đối với những người đã nhiễm viêm gan B. Chỉ số Anti-HBe cũng hỗ trợ trong việc đánh giá hiệu quả điều trị.

  • Kết quả Anti-HBe dương tính: Cho thấy liệu pháp điều trị đã có hiệu quả và cơ thể đã có miễn dịch một phần đối với HBV. Cần duy trì phương pháp điều trị để đảm bảo kết quả luôn đạt mức ổn định.
  • Kết quả Anti-HBe âm tính: Kết quả điều trị chưa khả quan và HBV vẫn phát triển bình thường.

Xem thêm: Xét nghiệm kháng nguyên viêm gan B

5. Chỉ số HBcAb

HBcAb (hay Anti-HBc) là kháng thể lõi virus viêm gan B. Kháng thể này có thể tồn tại đến suốt đời và xuất hiện sớm ngay khi nhiễm bệnh lần đầu tiên.

Vậy nên, HBcAb thường được sử dụng làm cơ sở đánh giá một người đã nhiễm viêm gan B hay chưa. Trên thực tế, kháng thể Anti-HBc xuất hiện cả trong nhiễm trùng cấp tính, mãn tính, và sau khi đã khỏi bệnh.

  • Kết quả HBcAb dương tính: Đã từng nhiễm hoặc hiện tại đang nhiễm virus viêm gan B.
  • Kết quả HBcAb âm tính: Chưa từng nhiễm viêm gan B. Tuy nhiên, cần kết hợp với các chỉ số khác như HBsAg, Anti-HBs, và Anti-HBc IgM để chẩn đoán đúng tình trạng bệnh.

6. Chỉ số Anti-HBc IgM

Anti-HBc IgM (hay HBcAb IgM) là kháng thể lõi virus viêm gan B type IgM. Nồng độ HBcAb IgM xuất hiện và tăng nhanh ở giai đoạn cấp tính hoặc trong đợt cấp của viêm gan mãn tính, và giảm dần sau đó. Do đó, Anti-HBc IgM rất hữu ích trong việc xác định nhiễm viêm gan B cấp tính hay mãn tính.

Trong nhiều trường hợp, bệnh sẽ cần được chẩn đoán dựa trên kết quả xét nghiệm hai chỉ số Anti-HBc IgM và HBsAg.

  • Kết quả Anti-HBc IgM dương tính: Đang nhiễm viêm gan B cấp tính. Kết quả này có thể chỉ ra sự tái phát của nhiễm trùng. Nếu cả Anti-HBc IgM và HBsAg đều dương tính cho thấy người bệnh khả năng cao mắc viêm gan B cấp tính.
  • Kết quả Anti-HBc IgM âm tính: Không nhiễm viêm gan cấp tính do chưa từng nhiễm trùng, hoặc chỉ ra nhiễm viêm gan B mãn tính. Nếu Anti-HBc IgM âm tính và HBsAg dương tính nghĩa là đang mắc viêm gan siêu vi B mãn tính.

Xem thêm: Test nhanh viêm gan B

Xét nghiệm Anti-HBc IgM cần được kết hợp với HBsAG.
Xét nghiệm Anti-HBc IgM cần được kết hợp với HBsAG.

7. Chỉ số định lượng HBV-DNA

Xét nghiệm này không trả kết quả dương tính hay âm tính, mà cho biết tải lượng virus viêm gan B có trong cơ thể. Việc định lượng virus HBV còn giúp ích trong việc đánh giá tình trạng sao chép và khả năng lây nhiễm của virus.

Kết quả định lượng từ 10^7 copies/mL trở lên cho thấy khả năng biến chứng thành xơ gan hoặc ung thư gan là rất lớn. Đồng thời, khả năng lây nhiễm bệnh ở thời điểm này đang ở mức báo động, cần được can thiệp điều trị tích cực.

Cần làm gì khi nhận kết quả xét nghiệm dương tính với viêm gan B?

Khi dương tính viêm gan B, người bệnh cần chủ động theo sát lịch trình xét nghiệm định kỳ. Đây là điều quan trọng giúp bác sĩ dễ dàng theo dõi bệnh và có hướng điều trị viêm gan B phù hợp. Tùy theo kết quả của mỗi lần xét nghiệm, bác sĩ có thể chỉ định kiểm tra men gan và chức năng gan, từ đó hỗ trợ cải thiện tình trạng nhiễm HBV và cải thiện sức khỏe gan hiệu quả.

Đối với người đã từng quan hệ tình dục trước thời điểm phát hiện nhiễm bệnh, cần phải báo ngay với bạn tình để nhanh chóng làm xét nghiệm. Tránh quan hệ tình dục bừa bãi có thể làm lây lan bệnh trong cộng đồng.

Ngoài ra, cần xây dựng thói quen sinh hoạt khoa học với chế độ dinh dưỡng hợp lý. Đặc biệt tránh tiêu thụ rượu bia và các chất kích thích. Siêng năng tập thể dục là rất cần thiết để tăng cường sức đề kháng và bảo vệ sức khỏe hiệu quả.

Viêm gan siêu vi B có thể lây qua đường máu hoặc dịch tiết cơ thể của người đã nhiễm bệnh. Vậy nên, không sử dụng chung vật dụng cá nhân như khăn, bàn chải, dao cạo, và kim tiêm.

Trong trường hợp đã nhiễm HBV, hãy chú ý làm sạch vết thương khi có chảy máu. Điều này giúp hạn chế tối đa khả năng lây nhiễm khi người khác vô tình chạm phải.

Các thành viên trong gia đình cũng nên làm xét nghiệm viêm gan B khi một người đã nhận kết quả dương tính. Trong trường hợp chưa có kháng thể, cần tiêm ngừa viêm gan B ngay. Phụ nữ mang thai là đối tượng cần đặc biệt lưu ý, bởi virus có thể truyền từ mẹ sang thai nhi.

Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng là giải pháp hiệu quả để bảo vệ sức khỏe chống lại viêm gan B.
Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng là giải pháp hiệu quả để bảo vệ sức khỏe chống lại viêm gan B.

Một số vấn đề liên quan đến kết quả xét nghiệm viêm gan siêu vi B

1. Xét nghiệm viêm gan B âm tính có đáng lo ngại không?

Kết quả âm tính thường không đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu cơ thể không có kháng thể hoặc chưa đủ kháng thể chống HBV thì nguy cơ nhiễm bệnh là rất cao. Do đó, cần thiết phải tiêm vắc xin phòng ngừa viêm gan B.

2. Kết quả định lượng virus HBV-DNA bao nhiêu là bình thường?

Xét nghiệm HBV-DNA cho biết số lượng virus viêm gan B và không trả kết quả dương tính hoặc âm tính. Do đó, hoàn toàn không có khái niệm định lượng HBV-DNA bình thường. Nếu kết quả cho thấy lượng virus đang ở mức rất thấp (dưới 20 IU/mL) hoặc không có nghĩa là không nhiễm viêm gan B.

Xem thêm: Cách đọc kết quả định lượng virus viêm gan B

3. Xét nghiệm men gan có cần thiết khi chẩn đoán viêm gan B không?

Câu trả lời là CÓ. Các chỉ số men gan giúp đánh giá mức độ tổn thương gan và theo dõi quá trình tiến triển của bệnh. Kết quả men gan cao thường chỉ ra tình trạng viêm hoặc tổn thương gan do HBV gây ra.

4. Có những phương pháp xét nghiệm HBV nào khác ngoài xét nghiệm máu không?

Không có phương pháp khác ngoài xét nghiệm máu để phát hiện và chẩn đoán HBV. Các kỹ thuật khác chỉ nhằm mục đích đánh giá mức độ tổn thương gan do HBV gây ra, bao gồm sinh thiết gan và chẩn đoán hình ảnh như siêu âm, chụp CT, hoặc MRI.

5. Kết quả xét nghiệm máu HBV có chính xác không?

Các kết quả xét nghiệm máu HBV có độ chính xác rất cao. Đây đều là những xét nghiệm đáng tin cậy trong chẩn đoán và theo dõi điều trị viêm gan B.

Xem thêm: Xét nghiệm máu có phát hiện viêm gan B không?

Lời kết

Kết quả xét nghiệm viêm gan B là những chỉ số quan trọng xác định tình trạng nhiễm bệnh. Khi nhận được kết quả dương tính, người bệnh cần có sự tham vấn của bác sĩ để có phương án điều trị phù hợp nhất. Đồng thời, cần kiểm tra sớm tình trạng nhiễm trùng khi cơ thể bắt đầu có những biểu hiện lâm sàng hoặc triệu chứng viêm gan B.

Hiện tại, Diag là trung tâm y khoa đáng tin cậy của nhiều người với mong muốn bảo vệ sức khỏe trước viêm gan siêu vi. Diag đang triển khai các gói thăm khám và xét nghiệm viêm gan siêu vi chất lượng cao với mức giá đa dạng dành cho mọi đối tượng.

Khách hàng có nhu cầu xét nghiệm viêm gan B tại nhà có thể liên hệ trực tiếp với đội ngũ Diag qua các kênh sau:

 

Xem thêm: Xét nghiệm viêm gan B bao lâu có kết quả?