Viêm gan A là bệnh lý do virus HAV gây ra. Bệnh gây tổn thương tế bào biểu mô gan, dẫn đến suy giảm chức năng. Đây là bệnh lý xuất hiện ở cả người lớn và trẻ em, đặc biệt trong nhóm trẻ từ 5 đến 14 tuổi. Để hạn chế nguy cơ lây nhiễm, tiêm phòng là phương pháp có hiệu quả cao và kéo dài. Vậy có nên tiêm viêm gan A cho trẻ không? Sau tiêm viêm gan A có phản ứng phụ như các loại vắc xin khác không? Cùng tìm hiểu với Diag qua bài viết bên dưới.
Bệnh viêm gan A ở trẻ em
Viêm gan A là bệnh lý do virus HAV gây ra. Tỷ lệ nguy hiểm và biến chứng nặng của bệnh thấp hơn so với viêm gan B và C. Bất kỳ ai đều có thể trở thành đối tượng nguy cơ mắc virus HAV. Bệnh lây qua đường ăn uống, tiếp xúc với phân, dịch của người bệnh, ăn đồ sống…
Bệnh có thời gian ủ bệnh lâu, trung bình từ 15 đến 50 ngày. Trong giai đoạn này, trẻ em thường không xuất hiện các triệu chứng cụ thể.
Viêm gan A có thể chữa trị dứt điểm. Tuy nhiên, nếu bệnh kéo dài và không phát hiện kịp thời, trẻ có thể bị viêm gan cấp. Nặng hơn có thể dẫn đến suy gan, tử vong. Tuy nhiên, tỷ lệ này thường khá thấp.
Vì vậy, cha mẹ vẫn không thể chủ quan trước viêm gan A. Lúc này, tiêm phòng vắc xin viêm gan A cho bé là việc nên làm để phòng ngừa cho sức khỏe con trẻ.
Xem thêm: Xét nghiệm viêm gan bao nhiêu tiền?
Các loại vắc xin viêm gan A cho bé
Hiện nay, tại Việt Nam đang lưu hành 3 loại vắc xin viêm gan A phòng ngừa virus HAV cho bé gồm:
Vắc-xin viêm gan A Havax (Việt Nam)
Đây là vắc xin do Việt Nam sản xuất. Đối tượng, chi định, và liệu trình tiêm của vắc xin Havax bao gồm:
- Đối tượng: Trẻ em từ 24 tháng và người lớn.
- Chỉ định: Tiêm bắp. Ở vùng cơ Delta (đối với người lớn), ở vùng đùi ngoài (đối với trẻ em).
Vắc-xin viêm gan A Avaxim 80UI (Pháp)
Avaxim 80UI là vắc-xin viêm gan A cho bé do Pháp sản xuất với các thông tin như sau:
- Đối tượng: Trẻ em từ 12 tháng đến dưới 16 tuổi.
- Chỉ định: Tiêm bắp, ở vùng cơ delta trên cánh tay.
Vắc-xin Twinrix (Bỉ)
Twinrix là vắc xin phòng cả hai bệnh viêm gan A và B do Bỉ sản xuất. Các thông tin liên quan đến vắc xin bao gồm:
- Đối tượng: Trẻ em từ 1 tuổi đến dưới 16 tuổi.
- Chỉ định: Tiêm bắp.
Xem thêm: Tiêm phòng viêm gan A cho người lớn
Có nên tiêm viêm gan A cho trẻ không?
Cha mẹ nên tiêm viêm gan A cho trẻ. Đây là biện pháp phòng ngừa sự lây lan virus HAV trong đời sống sinh hoạt và ăn uống thường ngày. Ngoài ra, đây cũng là biện pháp bảo vệ mọi người xung quanh, tránh lây nhiễm cộng đồng.
Vì trong giai đoạn ủ bệnh, trẻ không xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào của bệnh viêm gan A. Khi tiếp xúc với mọi người xung quanh có thể lây lan virus HAV.
Xem thêm: Nên tiêm viêm gan A của Pháp hay Việt Nam?
Thời điểm nên tiêm phòng viêm gan A cho bé
Đối với nhóm trẻ từ 12 tháng trở lên, cha mẹ có thể đưa trẻ đi tiêm vắc-xin viêm gan A. Các loại vắc xin viêm gan A lưu hành tại Việt Nam hiện nay đều chỉ định tiêm phòng cho nhóm trẻ từ 12 tháng. Vì thế, cha mẹ nên đưa bé đi tiêm vắc xin viêm gan A càng sớm càng tốt.
Khi nào chỉ định hoãn, không tiêm vắc xin viêm gan A cho bé?
Trẻ chỉ được tiến hành tiêm phòng viêm gan A khi đáp ứng các điều kiện tiêm về sức khỏe. Trong các trường hợp sau đây, trẻ được chỉ định không hoặc hoãn tiêm, bao gồm:
- Trẻ xuất hiện tình trạng dị ứng nghiêm trọng, bao gồm sốc phản vệ. Trường hợp này thường xác định ở các trẻ đã tiêm mũi vắc xin viêm gan A đầu tiên.
- Có tiền sử dị ứng với các thành phần, tá dược trong vắc xin như nhôm, 2-phenoxyethanol.
- Trẻ đang mắc bệnh, cần điều trị được chỉ định hoãn tiêm. Nhiều trường hợp cân nhắc nếu trẻ bệnh nhẹ. Tốt nhất nên đợi trẻ khỏi hẳn.
- Trẻ đang bị tiêu chảy, sốt cao…
- Trẻ có bệnh tim, đái tháo đường, và suy dinh dưỡng.
Liệu trình tiêm phòng viêm gan A cho trẻ
Ngoài việc tìm hiểu có nên tiêm viêm gan A cho trẻ không, thì liệu trình tiêm cũng là vấn đề các ba mẹ cần lưu ý. Tùy vào từng loại vắc xin viêm gan A mà lịch tiêm sẽ có sự khác biệt. Liệu trình tiêm phòng của từng loại vắc xin viêm gan A hiện nay bao gồm:
Vắc xin Havax (Việt Nam)
Liệu trình tiêm: 2 mũi.
- Mũi 1: Tiêm lần đầu theo đối tượng bất kỳ.
- Mũi 2: Cách mũi đầu tiên 6 tháng.
Vắc xin Avaxim 80UI (Pháp)
Liệu trình tiêm: 2 mũi.
- Mũi 1: Tiêm lần đầu theo đối tượng bất kỳ.
- Mũi 2: Cách mũi đầu tiên 6 tháng.
Vắc xin Twinrix (Bỉ)
Liệu trình tiêm: 2 mũi.
- Mũi 1: Tiêm lần đầu theo đối tượng bất kỳ.
- Mũi 2: Cách mũi đầu tiên 6 tháng.
Nếu không tiêm phòng theo thời gian tiêm chỉ định, cha mẹ có thể đưa trẻ đi tiêm trong giai đoạn từ 2 đến trước 18 tuổi. Mỗi mũi nên cách nhau từ 6 đến 12 tháng.
Xem thêm: Vắc xin viêm gan A giá bao nhiêu?
Trẻ em sau tiêm vắc xin viêm gan A có bị sốt không?
Trẻ em sau tiêm vắc-xin viêm gan A có bị phát sốt. Đây là tình trạng hoàn toàn bình thường. Nguyên nhân là vì hệ miễn dịch phản ứng khi tiếp xúc với thành phần kháng nguyên có trong vắc xin.
Tình trạng sốt ở mỗi trẻ thường không giống nhau do cơ địa, thể trạng từng người. Thường thì sau khi tiêm vắc xin viêm gan A, trẻ sẽ xuất hiện tình trạng sốt nhẹ. Nhiệt độ trong thời gian này dao động ở mức từ 37.5 độ C đến 38.5 độ C. Trẻ thường quấy khóc, chán ăn, bỏ bú, hoặc bú kém hơn.
Khi trẻ bị phát sốt sau khi tiêm vắc xin, cha mẹ không cần quá lo lắng. Thường thì từ 1 đến 2 ngày sau đó, cơn sốt sẽ từ từ giảm và cắt hẳn. Để hạ sốt, cha mẹ có thể cho bé sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Có thể chườm ấm, không quấn chăn kín. Cho trẻ mặc quần áo thoáng mát.
Nếu trẻ xuất hiện các dấu hiệu bất thường, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám ngay lập tức:
- Sốt dai dẳng trên 2 ngày. Nhiệt độ trên 38.5 độ C.
- Thở nhanh, ngắt quãng. Khó thở, thở rên, ậm ạch. Tím tái ở vùng môi, chi.
- Phù nề ở mặt hoặc toàn thân.
- Tay, chân lạnh. Trên da nổi vân tím.
- Khóc thét dai dẳng. La hét, quấy khóc. Bứt rứt, kích thích.
- Co giật.
- Sưng, đỏ, và có dịch tại nốt tiêm.
- Nôn trớ. Bỏ bú, bú kém.
- Nổi phát ban.
Các tác dụng phụ khác sau tiêm
Bên cạnh sốt, sau khi tiêm, trẻ có thể xuất hiện các phản ứng dị ứng khác, bao gồm:
- Đau, đỏ, sưng, và chai cứng ở nốt tiêm.
- Đau đầu, chóng mặt.
- Nôn và buồn nôn.
- Rối loạn tiêu hóa. Tiêu chảy, bỏ ăn, bỏ bú. Bú kém.
- Rối loạn giấc ngủ. Ngủ gà, khó ngủ.
Chăm sóc trẻ em sau tiêm viêm gan A thế nào?
Chăm sóc trẻ sau tiêm viêm gan A là điều các cha mẹ cần lưu ý. Mọi người nên thực hiện các điều như:
- Cho bé ở lại điểm tiêm chủng theo dõi ít nhất 30 phút.
- Quan sát bé trong 24 đến 48 tiếng sau đó để kịp thời phát hiện bất thường.
- Cho trẻ mặc áo bằng vải cotton rộng rãi, thoáng mát.
- Chườm lạnh lên nốt tiêm nếu sưng, đỏ.
- Không chườm nóng, chạm vào vết tiêm. Không bôi dầu, nước chanh, hoặc bất kỳ thứ gì.
- Tăng cường đề kháng cho trẻ qua dinh dưỡng. Có thể cho bé ăn đa dạng nguồn thực phẩm.
- Cho trẻ uống nhiều nước, bú sữa mẹ nhiều hơn.
- Không sử dụng thuốc aspirin, thuốc ho, và thuốc hạ sốt khác ngoài chỉ định bác sĩ.
Địa chỉ tiêm phòng vắc xin vin viêm gan A cho bé
Vắc xin là chế phẩm đặc hiệu. Để phát huy tối ưu hiệu quả, vắc xin cần bảo quản đúng quy trình. Sau khi tiêm vắc xin, trẻ có thể xuất hiện tình trạng sốc phản vệ nguy hiểm. Vì vậy, cha mẹ cần lựa chọn cơ sở y tế, địa điểm tiêm chủng uy tín. Điều này đảm bảo chất lượng vắc xin, kịp thời can thiệp y tế.
Diag là trung tâm y khoa chuyên cung cấp các dịch vụ tiêm ngừa vắc xin viêm gan A, xét nghiệm, và chẩn đoán hình ảnh chất lượng cao. Chúng tôi cung cấp các loại vacxin viêm gan A và B kết hợp cùng nhiều vắc xin khác để khách hàng dễ dàng lựa chọn.
Lưu ý 1: Dịch vụ tiêm ngừa vắc xin viêm gan chỉ áp dụng khi xét nghiệm trực tiếp tại Diag Cao Thắng (Địa chỉ: 414 – 420 Cao Thắng, phường 12, quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh).
Lưu ý 2: Cung cấp thông tin về tình trạng hiện tại bao gồm tiền sử phản ứng phụ với vắc xin, dị ứng với các thành phần vắc xin, có thai hoặc đang cho con bú…
Khách hàng có nhu cầu tiêm phòng có thể liên hệ trực tiếp với Diag qua các kênh:
- Trang chủ Diag: https://diag.vn/
- Hotline: 1900 1717
Kết luận
‘Có nên tiêm viêm gan A cho trẻ’ là vấn đề nhận được sự quan tâm của các bậc cha mẹ. Việc chủ động tiêm phòng giúp bảo vệ trẻ trước nguy cơ lây nhiễm virus HAV trong sinh hoạt thường ngày. Cha mẹ có thể tham khảo bài viết này của Diag để hiểu rõ hơn lý do vì sao nên tiêm viêm gan A cho trẻ.
Xem thêm: Viêm gan A tiêm mấy mũi?