Bệnh viêm gan B có khả năng lây nhiễm nhanh chóng qua các tiếp xúc với máu hoặc dịch tiết của người bệnh. Vậy chồng bị viêm gan B có lây sang vợ không? Có nên lấy vợ hoặc lấy chồng bị nhiễm viêm gan B không? Hãy cùng giải đáp qua bài viết của Diag.

Chồng bị viêm gan B có lây sang vợ và con không?

Chồng bị viêm gan B có nguy cơ lây nhiễm sang vợ và con hay không là vấn đề được nhiều người quan tâm. Để trả lời cho vấn đề này, cần xét đến các con đường lây nhiễm.

Bệnh viêm gan B do virus viêm gan B (Hepatitis B virus – HBV) gây ra. Bệnh có tốc độ lây nhiễm nhanh chóng qua các tiếp xúc với máu và dịch tiết của người bệnh mà không có biện pháp bảo vệ an toàn. Các hình thức truyền bệnh phổ biến như:

  • Quan hệ tình dục không an toàn: Khi quan hệ tình dục nếu không có các biện pháp bảo hộ, người lành có thể nhiễm virus thông qua máu hoặc dịch tiết (dịch âm đạo, tinh dịch) của người nhiễm.
  • Đường máu: Bệnh có tỷ lệ lây nhiễm qua đường máu cao. Khi tiếp xúc trực tiếp với máu có chứa virus trong quá trình phẫu thuật, phun xăm, sử dụng chung bơm kim tiêm… người khỏe mạnh có thể nhiễm bệnh.
  • Từ mẹ sang con: Trong quá trình mang thai và sinh con, người mẹ bị nhiễm HBV nếu không được điều trị phòng ngừa lây nhiễm sang con, thai nhi được sinh ra có tỷ lệ nhiễm viêm gan B mãn tính cao.
  • Dùng chung vật dụng cá nhân: Các vật dụng cá  nhân như kìm bấm móng, bàn chải đánh răng, dao cạo râu… có thể dính máu của người nhiễm HBV. Nếu sử dụng chung, virus có thể thông qua đó để xâm nhập vào cơ thể của người khỏe mạnh.

Căn cứ vào con đường lây nhiễm có thể xác định chồng bị viêm gan B có nguy cơ lây nhiễm sang vợ hoặc con cao và ngược lại.

Xem thêm: Xét nghiệm viêm gan bao nhiêu tiền?

Chồng bị viêm gan B có lây sang vợ không?

Chồng bị viêm gan B có khả năng lây nhiễm sang vợ rất cao. Tuy nhiên, không phải bất kỳ trường hợp người chồng hoặc người vợ nhiễm bệnh nào cũng lây nhiễm sang “bạn đời” của mình.

Xem thêm: Viêm gan B có lây không?

chồng bị viêm gan b có lây sang vợ không
Không phải tất cả trường hợp chồng bị viêm gan B đều lây sang vợ.

Chồng bị viêm gan B có lây sang vợ không hay vợ bị viêm gan B có lây sang chồng không phụ thuộc vào các yếu tố sau:

  • Người vợ hoặc người chồng đã có kháng thể chống lại HBV: Có rất nhiều trường hợp người chồng hay người vợ đã nhiễm viêm gan B nhưng đối phương vẫn không bị nhiễm bệnh. Điều này cho thấy cơ thể của người vợ hoặc người chồng có kháng thể đạt mức có thể chống lại sự xâm nhập và tấn công tế bào gan của virus. Khả năng này có thể đạt được do hệ miễn dịch khỏe mạnh hoặc đã tiêm phòng HBV.
  • Sử dụng biện pháp an toàn khi quan hệ: Viêm gan siêu vi B có tỷ lệ lây nhiễm qua quan hệ tình dục cao. Tuy nhiên, nếu trong quá trình sinh hoạt, hai vợ chồng cùng thực hiện tốt các biện pháp bảo vệ, nhất là sử dụng bao cao su sẽ giúp giảm đáng kể nguy cơ lây bệnh.
  • Không sử dụng chung các vật dụng cá nhân: Tránh sử dụng chung các vật dụng cá nhân có nguy cơ dính máu hoặc dịch tiết của người chồng hoặc vợ bị nhiễm virus sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh.

Xem thêm: Có nên yêu người bị viêm gan B?

Chồng bị viêm gan B có lây sang con không?

Nếu người cha bị nhiễm HBV, con cái có thể bị nhiễm bệnh thông qua tiếp xúc với máu và dịch tiết nếu không có các biện pháp bảo vệ. Virus có thể thông qua các tiếp xúc các vật dụng dính máu hoặc dịch cơ thể của người cha trong quá trình sinh hoạt chung để tấn công vào cơ thể người con.

Xem thêm: Chồng bị viêm gan B có sinh con được không?

chồng bị viêm gan b có lây sang vợ không
Nếu người cha bị nhiễm HBV, con cái có thể bị nhiễm bệnh.

Để phòng tránh HBV lây truyền từ cha sang con, người con cần được tiêm phòng viêm gan B và xét nghiệm tầm soát bệnh để kịp thời phát hiện và điều trị nếu bị nhiễm bệnh. Bên cạnh đó, người cha cần có sự can thiệp y tế càng sớm càng tốt để kiểm soát virus phát triển, giảm nguy cơ lây nhiễm cho những người xung quanh.

Nếu bạn nghi ngờ bản thân bị nhiễm hoặc có kết quả chẩn đoán nhiễm HBV và lo lắng không biết con mình có bị nhiễm hay không, hãy đến bệnh viện hoặc các trung tâm y khoa để xét nghiệm ngay. Thông qua kết quả xét nghiệm, các bác sĩ chuyên khoa sẽ đánh giá, chẩn đoán và có hướng điều trị phù hợp.

Hiện nay, bạn có thể xét nghiệm viêm gan siêu vi B tại Diag. Trung tâm y khoa Diag là một trong những đơn vị đi đầu về dịch vụ xét nghiệm viêm gan B. Với trang thiết bị hiện đại, kết quả nhanh chóng, chuẩn xác sẽ giúp bạn an tâm khi lựa chọn dịch vụ của Diag.

Xem thêm: Bố bị viêm gan B có lây sang con không?

Có nên lấy vợ bị viêm gan B không?

Viêm gan B có khả năng lây nhiễm nhanh chóng và những người có tiếp xúc gần với người nhiễm có nguy cơ nhiễm bệnh cao. Do đó, nhiều người lo lắng không biết có nên lấy vợ bị viêm gan B hay không.

Trên thực tế, nhiều trường hợp người vợ bị nhiễm nhưng không lây nhiễm cho chồng, con, hoặc những người xung quanh. Nếu được tiêm phòng HBV, có đủ kháng thể để chống lại sự xâm nhập của virus và thực hiện tốt các biện pháp phòng tránh lây nhiễm, những người lành sẽ giảm nguy cơ lây nhiễm.

Xem thêm: Mẹ bị viêm gan B có lây sang con không?

chồng bị viêm gan b có lây sang vợ không
Vợ bị viêm gan B có thể không lây sang chồng.

Ngoài ra, người vợ nếu đã bị viêm gan B cần được điều trị kịp thời, tránh virus phát triển nhanh và dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Khi thực hiện tốt theo liệu trình điều trị của bác sĩ và khả năng đáp ứng của cơ thể tốt, virus có thể được kiểm soát về mức thấp, giảm hoặc mất khi khả năng lây nhiễm.

Nam và nữ nếu đã bị viêm gan B vẫn có thể kết hôn và sinh con bình thường. Tuy nhiên, ngay cả khi bệnh được kiểm soát, gia đình vẫn nên thăm khám sức khỏe và thực hiện xét nghiệm viêm gan B định kỳ theo chỉ định của bác sĩ. Đây là giải pháp giúp phát hiện kịp thời nếu bệnh có những chuyển biến xấu và điều chỉnh phương pháp điều trị phù hợp.

Xem thêm: Mẹ bị viêm gan B có nên cho con bú?

Lời kết

Chồng bị viêm gan B có lây sang vợ không hay có lây sang con không sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Nếu những người xung quanh có kháng thể đủ để chống lại virus hoặc thực hiện tốt các biện pháp phòng tránh có thể giảm nguy cơ lây nhiễm. Người đã nhiễm HBV vẫn có thể kết hôn và sinh con bình thường, cũng như không cần quá lo lắng về khả năng lây nhiễm nếu tuân thủ các khuyến nghị của bác sĩ.

 

Xem thêm: Viêm gan B có di truyền không?