‘Người bị viêm gan B rồi có tiêm phòng được không‘ là điều nhiều người quan tâm. Đây là căn bệnh do virus HBV gây ra, khiến tế bào gan bị tổn thương và ảnh hưởng đến chức năng sinh lý. Tiêm phòng là biện pháp phòng ngừa chủ động mà mọi người có thể thực hiện. Vậy nếu như đã mắc bệnh thì việc chích ngừa còn cần thiết không? Tìm hiểu ngay cùng Diag qua bài viết bên dưới.
Khi nào thì tiêm phòng viêm gan B?
Viêm gan B chưa có thuốc đặc trị do virus viêm gan B (HBV – Hepatitis B virus) gây ra. Đây là căn bệnh truyền nhiễm tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng: Xơ gan, suy gan, ung thư gan, thậm chí tử vong. Đây là căn bệnh có tốc độ lây lan rất nhanh, hơn cả virus HIV.
Tiêm phòng là biện pháp phòng ngừa có hiệu quả cao và kéo dài. Bất kỳ ai đều có thể tiêm phòng theo nhóm tuổi chỉ định. Trong đó, trẻ sơ sinh sẽ tiêm mũi đầu tiên trong vòng 24 giờ đầu đời sau sinh. Nhóm trẻ em từ 1 tháng tuổi, thanh thiếu niên, và người trưởng thành sẽ tiêm theo phác đồ tiêm được bác sĩ khuyến cáo.
Đặc biệt, nhóm đối tượng đề cập dưới đây được chỉ định tiêm phòng càng sớm càng tốt:
- Trẻ em có mẹ bị bệnh.
- Người sống chung với người bệnh.
- Người đi hoặc đến từ vùng có tỷ lệ mắc bệnh cao.
- Nhóm nghề nghiệp đặc thù: Nhân viên y tế, nhân viên phòng thí nghiệm, công an, quân đội, dân quân, bảo vệ, người làm việc tại trại dưỡng lão…
- Người quan hệ với người bệnh viêm gan B hoặc quan hệ đồng giới.
- Người sử dụng ma túy, chất kích thích chung kim tiêm.
- Người bệnh mạn tính về gan, viêm gan C.
- Bệnh nhân truyền máu, chạy thận, ghép tạng, và suy giảm hệ miễn dịch.
Xem thêm: Xét nghiệm viêm gan bao nhiêu tiền?
Người bị viêm gan B rồi có tiêm phòng được không?
‘Người bị viêm gan B có tiêm phòng được không’ là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Bị viêm gan B rồi không thể tiêm phòng. Nguyên nhân là vì lúc này trong cơ thể đã tồn tại virus HBV. Nếu tiêm phòng thì vắc xin sẽ không còn hiệu quả.
Vắc xin chỉ phát huy tác dụng ở đối tượng chưa nhiễm virus viêm gan B. Vì vậy, nếu đã có kết quả dương tính với viêm gan B, mọi người cần thực hiện các xét nghiệm HBsAb và sử dụng thuốc, điều trị theo chỉ định bác sĩ.
Xem thêm: Những trường hợp không được tiêm phòng viêm gan B
Các loại vắc xin viêm gan B
Có các loại vắc xin viêm gan B chỉ định tiêm cho trẻ sơ sinh, trẻ em, và người trưởng thành. Trong đó:
- Vắc xin viêm gan B Engerix B (Bỉ): Chỉ định tiêm cho trẻ em và người trưởng thành dưới 20 tuổi, với liệu trình tiêm gồm 3 mũi. Khoảng cách giữa các mũi từ 1 tháng (đối với mũi 2) đến 5 tháng (đối với mũi 3).
- Vắc xin Euvax (Pháp): Chỉ định tiêm cho hai nhóm đối tượng gồm trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 16 tuổi, người trưởng thành từ 16 tuổi trở lên.
- Vắc xin viêm gan B Heberbiovac HB (Cuba): Chỉ định tiêm cho trẻ sơ sinh và em bé dưới 10 tuổi (loại 10 mcg/0.5 ml), trẻ từ 10 tuổi và người trưởng thành (loại 20 mcg/0.5 ml). Có thể tiêm liệu trình cơ bản 3 mũi hoặc tiêm nhanh (cần tiêm nhắc lại sau 1 đến 8 năm).
- Vắc xin Gene-HBVax 1ml (Việt Nam): Chỉ định tiêm cho trẻ em từ 10 tuổi và người lớn. Có thể tiêm theo 1 trong hai phác đồ 0-1-2-12 hoặc 0-1-6.
- Vắc xin viêm gan A và B kết hợp Twinrix (Bỉ): Chỉ định tiêm phòng cho trẻ từ 1 đến dưới 16 tuổi, người lớn chưa có miễn dịch. Trẻ em tiêm phác đồ 2 mũi, người lớn tiêm phác đồ 3 mũi.
Xem thêm: Tiêm phòng viêm gan B có phải kiêng gì không?
Địa chỉ tiêm viêm gan B
Diag là trung tâm y khoa chuyên cung cấp các dịch vụ tiêm ngừa vắc xin viêm gan B, xét nghiệm, và chẩn đoán hình ảnh chất lượng cao. Chúng tôi cung cấp các loại vắc xin viêm gan B riêng lẻ và A+B kết hợp cùng nhiều vắc xin khác để khách hàng dễ dàng lựa chọn.
Lưu ý 1: Dịch vụ tiêm ngừa chỉ áp dụng khi xét nghiệm trực tiếp tại trụ sở Diag (Địa chỉ: 414 – 420 Cao Thắng, phường 12, quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh).
Lưu ý 2:
- Cung cấp lịch sử tiêm ngừa viêm gan B.
- Cung cấp kết quả xét nghiệm HBsAG và anti-HBs.
- Cung cấp thông tin về tình trạng sức khỏe hiện tại gồm tiền sử phản ứng phụ với vắc xin, dị ứng với các thành phần vắc xin, có thai hoặc đang cho con bú…
Khách hàng có nhu cầu tiêm phòng viêm gan B có thể liên hệ trực tiếp với Diag qua các kênh:
- Trang chủ Diag: https://diag.vn/
- Hotline: 1900 1717
Xem thêm: Tiêm phòng viêm gan B có bị lây nữa không?
Kết luận
‘Bị viêm gan B rồi có tiêm phòng được không’ là điều nhiều người quan tâm. Đối với người nhiễm HBV thì không cần tiêm ngừa. Vậy nên, mọi người có thể tham khảo bài viết này của Diag để biết thêm các biện pháp phòng tránh khác.
Xem thêm: Tiêm phòng viêm gan B muộn có sao không?