Hạ đường huyết là tình trạng nguy hiểm có thể gặp phải bất kỳ ai, nhất là những người mắc bệnh tiểu đường. Việc xử trí hạ đường huyết đúng cách giúp bảo vệ sức khỏe đồng thời ngăn ngừa các biến chứng. Hãy cùng Diag tìm hiểu về hạ đường huyết, cách chẩn đoán, cũng như những biện pháp điều trị chuẩn xác theo hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế.

Hạ đường huyết là gì?

Hạ đường huyết (HĐH) là tình trạng khi lượng đường trong máu giảm xuống dưới mức bình thường, thường ≤ 70 mg/dL (hoặc ≤ 3,9 mmol/L). Vào năm 2017, nhóm chuyên gia quốc tế về Hạ đường huyết (IHSG) đã công bố một phân loại mới dành cho tình trạng hạ đường huyết (HĐH), nhằm hỗ trợ các nghiên cứu lâm sàng.

Hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) và Hiệp hội Nghiên cứu Đái tháo đường châu Âu đã nhất trí áp dụng phân loại này trong cùng năm. Sau đó, ADA đã điều chỉnh phân loại để phù hợp hơn với việc ứng dụng trong thực hành lâm sàng. Dưới đây là phân loại HĐH theo tiêu chuẩn của IHSG năm 2017 và phiên bản được ADA cập nhật vào năm 2022.

Bảng phân loại hạ đường huyết IHSG (2017) và ADA (2022)

Cấp độ

IHSG (2017)

ADA (2022)

Độ 1

Giá trị glucose cảnh báo ≤ 3,9 mmol/L (70 mg/dL). Không bắt buộc phải báo cáo thường quy trong các nghiên cứu lâm sàng, tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu.Glucose ≤ 3,9 mmol/L (70 mg/dL) và ≥ 3,0 mmol/L (54 mg/dL).

Độ 2

Glucose < 3,0 mmol/L (54 mg/dL), cho thấy hạ đường huyết nghiêm trọng có ý nghĩa lâm sàng, cần được báo cáo trong các nghiên cứu lâm sàng.Glucose máu < 3,0 mmol/L (54 mg/dL).

Độ 3

Hạ đường huyết nặng, với các biểu hiện suy giảm nhận biết đáng kể, cần sự trợ giúp từ người khác.Hạ đường huyết nặng, đặc trưng bởi sự suy giảm nhận biết và/hoặc thể chất, cần sự trợ giúp từ người khác.

Tình trạng đường huyết xuống thấp có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân nhưng phổ biến nhất là ở những bệnh nhân đái tháo đường. Nguyên nhân hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đư do tình trạng dư thừa insulin và sự suy giảm các cơ chế bảo vệ sinh lý giúp chống lại việc giảm đường huyết.

Bình thường khi mức glucose máu hạ, cơ thể sẽ ngừng tiết insulin. Tuy nhiên, bệnh nhân ĐTĐ tuýp 1 và những người bị giảm bài tiết insulin nặng (tuýp 2) mất khả năng ngừng tiết insulin nội sinh. Các thuốc điều trị ĐTĐ như thuốc sulfonylurea, glinid và đặc biệt là insulin có thể làm tăng nồng độ insulin. Điều này dẫn đến tình trạng thừa insulin, dẫn đến HĐH.

xử trí hạ đường huyết
Khi đường huyết thấp bạn có uống một ly nước trái cây để bổ sung glucose ngay lập tức

Nhiều trường hợp được ghi nhận, đường huyết giảm có thể do tác dụng phụ của thuốc hoặc sự ảnh hưởng của các vấn đề sinh lý và bệnh lý khác. Một số nguyên nhân ngoài bệnh tiểu đường có thể dẫn đến hội chứng hạ glucose huyết gồm:

  • Tuổi cao và trẻ em.
  • Suy dinh dưỡng.
  • Nhịn ăn kéo dài.
  • Lạm dụng rượu.
  • Suy thận.
  • Bệnh ung thư.
  • Nhiễm trùng nặng.
  • Bệnh xơ gan, suy gan, hoặc viêm gan.
  • Rối loạn tuyến yên hoặc tuyến giáp.
  • Bệnh Parkinson hoặc bệnh thần kinh ngoại biên…
  • Phụ nữ mang thai mắc tiểu đường tuýp 1 trong 3 tháng đầu thai kỳ.

Khi nào chẩn đoán hạ đường huyết?

Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của hạ đường huyết có thể liên quan đến việc sử dụng thuốc, sự tổn thương trong các cơ chế bảo vệ sinh lý và các yếu tố nguy cơ từ các tình trạng bệnh lý khác. Do đó, chẩn đoán hạ đường huyết cần phải xác định rõ nguyên nhân để từ đó có biện pháp điều trị phù hợp.

Việc chẩn đoán hạ đường huyết không chỉ dựa trên mức đường huyết thấp mà còn phải kết hợp với các triệu chứng lâm sàng và bệnh sử của người bệnh, đặc biệt đối với những người mắc bệnh tiểu đường hoặc đang sử dụng các thuốc giảm đường huyết. Tùy vào từng trường hợp cụ thể, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện các xét nghiệm hoặc thăm khám chẩn đoán bệnh như:

  • Đánh giá triệu chứng lâm sàng: Bệnh nhân có thể xuất hiện các triệu chứng hạ đường huyết sau:
    • Đổ mồ hôi lạnh.
    • Run rẩy.
    • Mệt mỏi hoặc cảm giác yếu.
    • Hoa mắt, chóng mặt.
    • Cảm giác đói cồn cào.
    • Nhầm lẫn hoặc khó tập trung.
    • Lú lẫn, mất phương hướng.
    • Cảm giác lo âu hoặc tim đập nhanh.
  • Nồng độ glucose trong máu thấp: Đo glucose huyết tương là biện pháp chính để xác định tình trạng hạ đường huyết. Lượng glucose trong máu dưới 70 mg/dL (hoặc dưới 3,9 mmol/L) là ngưỡng để xác định hạ đường huyết theo chuẩn Bộ Y tế.
  • Xét nghiệm đường máu sau nhịn ăn: Đối với những bệnh nhân có nghi ngờ bị hạ glucose huyết không liên quan đến thuốc (như ở bệnh nhân không dùng insulin hoặc thuốc hạ đường huyết), xét nghiệm máu có thể được thực hiện sau khi bệnh nhân nhịn ăn trong 72 giờ để đánh giá nồng độ glucose trong máu.
  • Đo chỉ số HbA1c: Dù chỉ số HbA1c không phải là chỉ số trực tiếp đánh giá hạ đường huyết, nhưng việc theo dõi HbA1c có thể giúp bác sĩ nhận định sự ổn định trong kiểm soát đường huyết và tìm ra các biện pháp điều trị hợp lý nhằm tránh tình trạng hạ glucose huyết.

Hiện nay, bạn có thể thực hiện các xét nghiệm đường huyết tại các trung tâm y tế uy tín, chất lượng. Trong đó, trung tâm y khoa Diag tự hào là một trong những đơn vị đi đầu rong dịch vụ xét nghiệm nhanh chóng, độ chính xác cao. Bạn có thể đến chi nhánh gần nhất để được tư vấn và xét nghiệm. Đặc biệt, sau khi nhận kết quả, bạn có thể được tư vấn miễn phí trực tiếp hoặc qua Zalo về hướng phòng tránh hoặc điều trị đường huyết thấp.

Kiểm tra đường huyết chỉ 159k

  • Kiểm tra 3 chỉ số đường huyết và tầm soát tiểu đường.
  • Nhanh chóng, không chờ đợi với hệ thống 40 chi nhánh Diag.
  • Lấy mẫu ngoài giờ hành chính.
  • Có ngay kết quả trong vòng 24h qua Zalo.

GỌI LẠI CHO TÔITìm chi nhánh

Diag sẽ liên hệ lại trong vòng 5 phút

Xem thêm: Cách hạ đường huyết nhanh tại nhà

Phác đồ xử trí hạ đường huyết theo chuẩn Bộ Y tế

Điều trị hạ đường huyết nhằm mục đích khôi phục lại nồng độ glucose trong máu về mức bình thường và ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra. Dựa vào nguyên nhân gây bệnh có thể phân loại việc điều trị thành điều trị ở bệnh nhân đang dùng thuốc hạ đường huyết và bệnh nhân không dùng thuốc hạ glucose huyết.

Xử trí cơn hạ đường huyết ở người dùng thuốc hạ đường huyết

Cơn hạ đường huyết thường gặp ở những bệnh nhân sử dụng insulin hoặc sulfonylurea để điều trị đái tháo đường. Điều trị chính bao gồm việc truyền glucose ngay lập tức và hướng dẫn cho bệnh nhân cùng gia đình cách xử lý tình huống khẩn cấp.

  • Cung cấp glucose ngay lập tức: Nếu nồng độ glucose máu < 70 mg/dL (3,9 mmol/L), bệnh nhân cần được điều trị ngay để ngăn tình trạng hạ đường huyết tiếp tục diễn ra. Hãy cho bệnh nhân uống nước trái cây, dung dịch glucose hoặc ăn kẹo…nếu bệnh nhân vẫn còn ý thức và có thể tự ăn uống.
  • Quy tắc 15 giây: Uống 15g glucose hoặc sucrose, sau đó kiểm tra mức đường huyết sau 15 phút. Nếu mức đường huyết chưa đạt > 80 mg/dL (4,4 mmol/L), bệnh nhân tiếp tục uống thêm 15g. Sau khi mức đường huyết tăng lên > 80 mg/dL, có thể ăn thêm bữa nhẹ chứa carbohydrate phức hợp và protein để ngăn tình trạng tái phát hạ glucose máu.
  • Cung cấp glucagon và dasiglucagon: Với bệnh nhân không ăn uống đường miệng được, việc điều trị cần dùng đến glucagon 0,5 mg (trẻ em < 25 kg) hoặc 1 mg (≥ 25 kg) tiêm dưới da hoặc tiêm bắp. Lưu ý, glucagon không hiệu quả ở những bệnh nhân bị nhịn ăn hoặc hạ đường huyết lâu dài do dự trữ glycogen ở gan thấp.
  • Điều trị tiêm tĩnh mạch: Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể được tiêm tĩnh mạch dung dịch dextrose 10% với liều 2 – 3 mL/kg. Đối với người lớn, tiêm tĩnh mạch dextrose 50% (50 – 100 mL) có thể được áp dụng. Bên cạnh đó, việc xử trí có thể kết hợp hoặc không kết hợp truyền dextrose 5 – 10% liên tục cho đến khi các triệu chứng biến mất.
  • Kiểm soát tăng đường huyết: Sau khi điều trị cấp cứu hạ glucose máu, có thể xảy ra tăng đường huyết do ăn quá nhiều đường hoặc do phản ứng của hormone điều hòa ngược (glucagon, epinephrine, cortisol, GH). Khi đó, việc điều trị cần tập trung điều hòa glucose máu.

Xem thêm: Uống gì để hạ đường huyết nhanh?

xử trí hạ đường huyết
Khi đường huyết thấp bạn có uống một ly nước trái cây để bổ sung glucose ngay lập tức

Xem thêm: Tụt đường huyết nên uống gì?

Xử trí hạ đường huyết ở bệnh nhân không dùng thuốc

Những bệnh nhân không dùng insulin hoặc sulfonylurea nhưng bị hạ đường huyết cũng cần được cấp cứu hạ đường huyết bằng glucose uống, tiêm tĩnh mạch dextrose hoặc glucagon.

  • Điều trị nguyên nhân: Cần xử lý tận gốc các rối loạn chuyển hóa gây hạ đường huyết. Ví dụ, các khối u tế bào đảo tụy hoặc khối u ngoài tụy cần được loại bỏ thông qua phẫu thuật. Trong thời gian chờ phẫu thuật hoặc khi không thể thực hiện phẫu thuật, diazoxide và octreotide có thể được sử dụng để kiểm soát triệu chứng.
  • Hội chứng hạ đường huyết do tuyến tụy không phải do insulin (NIPHS): Thường được chẩn đoán sau khi loại trừ các nguyên nhân khác. Nếu điều trị bằng diazoxide hoặc octreotide không hiệu quả, bác sĩ có thể cân nhắc đến việc phẫu thuật cắt bỏ một phần tuyến tụy.
  • Điều trị hạ đường huyết sau cắt dạ dày: Bệnh nhân có thể cải thiện tình trạng bằng cách ăn các bữa nhỏ ít carbohydrate thường xuyên. Trong các trường hợp nghiêm trọng, có thể dùng acarbose để làm chậm quá trình hấp thu glucose sau bữa ăn hoặc sử dụng diazoxide để giảm sản xuất insulin.
  • Ngưng sử dụng thuốc hoặc rượu: Nếu hạ glucose máu do thuốc hoặc rượu gây ra, cần ngừng sử dụng các tác nhân này trong quá trình điều trị.

Xem thêm: Ăn gì để hạ đường huyết nhanh nhất?

Lời kết

Hạ đường huyết là một tình trạng nguy hiểm đối với sức khỏe, đặc biệt đối với bệnh nhân đái tháo đường. Việc nhận biết hạ đường huyết và thực hiện các biện pháp xử trí hạ đường huyết kịp thời sẽ giúp hạn chế rủi ro và bảo vệ sức khỏe của bệnh nhân. Hãy luôn tuân thủ theo hướng dẫn của Bộ Y tế và tham khảo ý kiến bác sĩ khi có dấu hiệu bất thường để điều trị bệnh hiệu quả.