Xét nghiệm sinh hóa máu glucose là gì?
Xét nghiệm sinh hóa máu glucose là một phương pháp phân tích máu nhằm đo lường nồng độ glucose (đường) trong máu. Glucose là nguồn năng lượng chính cho cơ thể, được chuyển hóa từ thức ăn và đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hoạt động của các cơ quan. Nồng độ glucose máu (đường huyết) cần được kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo hoạt động bình thường của cơ thể. Nếu có sự mất cân bằng trong glucose trong máu sẽ dẫn đến nhiều bệnh lý và biến chứng nguy hiểm.
![Xét nghiệm sinh hóa máu glucose giúp đo nồng độ glucose trong máu.](https://cdn.diag.vn/2024/12/df8d9eca-xet-nghiem-sinh-hoa-mau-glucose-giup-do-nong-do-glucose-trong-mau..jpg)
Mục đích của xét nghiệm sinh hóa máu glucose
Xét nghiệm này thường được sử dụng để chẩn đoán các rối loạn chuyển hóa liên quan đến đường huyết. Trong đó bao gồm tiền tiểu đường, tiểu đường type 2 và tiểu đường thai kỳ. Điều này đặc biệt quan trọng đối với người có yếu tố nguy cơ cao như béo phì, tiền sử gia đình mắc bệnh, hoặc chế độ ăn kém lành mạnh. Đối với tiểu đường thai kỳ thì cần phát hiện sớm để tránh những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và bé.
Xét nghiệm còn có giá trị cao trong theo dõi và đánh giá điều trị đối với bệnh nhân tiểu đường hoặc các bệnh lý liên quan đến rối loạn chuyển hóa glucose. Dựa vào kết quả xét nghiệm, bác sĩ có thể đánh giá xem đường huyết có được kiểm soát tốt hay không. Từ đó có thể điều chỉnh lượng thuốc, chế độ sinh hoạt hoặc kế hoạch điều trị một cách hiệu quả.
Thêm vào đó, xét nghiệm glucose cũng là một phần của đánh giá toàn diện nhằm phát hiện sớm nguy cơ biến chứng của các rối loạn chuyển hóa. Điều này góp phần ngăn ngừa nhiều biến chứng nguy hiểm như bệnh tim mạch hoặc bệnh võng mạc do tiểu đường.
![Xét nghiệm có giá trị cao trong chẩn đoán bệnh tiểu đường.](https://cdn.diag.vn/2024/12/1361daca-xet-nghiem-co-gia-tri-cao-trong-chan-doan-benh-tieu-duong..jpg)
Quy trình thực hiện xét nghiệm sinh hóa glucose
Quy trình được thực hiện chặt chẽ chuẩn y khoa để đảm bảo kết quả chính xác. Điều này giúp bác sĩ đánh giá chính xác tình trạng sức khỏe của người bệnh và có phương án chữa trị phù hợp.
Bước 1: Chuẩn bị trước khi xét nghiệm
- Yêu cầu nhịn ăn từ 6 – 8 tiếng trước khi lấy mẫu đối với xét nghiệm đường huyết lúc đói.
- Yêu cầu nhịn ăn ít nhất 8 tiếng trước khi lấy mẫu đối với xét nghiệm tiểu đường thai kỳ bằng nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống (OGTT).
- Cung cấp đầy đủ thông tin trước khi lấy mẫu, bao gồm: triệu chứng, tiền sử bệnh của bản thân và gia đình, các loại thuốc đang sử dụng.
- Cung cấp thêm thông tin về các yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm như: tập thể dục quá mức, căng thẳng…
- Thời điểm xét nghiệm cần được thực hiện theo hướng dẫn cụ thể từ bác sĩ.
- Hạn chế vận động và căng thẳng trước khi xét nghiệm vì có thể ảnh hưởng đến nồng độ glucose trong máu.
Bước 2: Tiến hành lấy mẫu máu
- Nhân viên y tế lấy mẫu máu tại tĩnh mạch (thường ở cánh tay) bằng cách dùng kim tiêm rút một lượng máu cần thiết vào ống nghiệm.
- Sau khi quá trình lấy mẫu kết thúc, vùng da tại vị trí lấy máu được bịt kín bằng băng keo cá nhân để ngăn chảy máu và nhiễm trùng.
Bước 3: Xử lý mẫu máu
- Mẫu máu được bảo quản trong điều kiện phù hợp và gửi ngay đến phòng xét nghiệm để phân tích.
- Trong phòng xét nghiệm, mẫu được phân tích bằng các thiết bị tự động để đo lường nồng độ glucose trong máu. Những thiết bị này hoạt động nhanh chóng và chính xác dựa trên phản ứng sinh hóa của glucose trong máu.
Bước 4: Trả kết quả và tư vấn
- Kết quả thường có sau vài giờ hoặc trong ngày, tùy thuộc vào loại xét nghiệm thực hiện.
- Bác sĩ giải thích kết quả và tư vấn tiếp theo, bao gồm chẩn đoán, điều trị hoặc các xét nghiệm bổ sung nếu cần thiết.
Tại Trung Tâm Y Khoa Diag, kết quả xét nghiệm sẽ được gửi đến tin nhắn SMS hoặc Zalo của bạn hoàn toàn tự động. Sau đó sẽ có bác sĩ liên hệ trực tiếp để giải thích kết quả và hướng dẫn chăm sóc sức khỏe phù hợp dựa trên kết quả glucose máu.
Để đặt lịch xét nghiệm sinh hóa máu glucose để tầm soát tiểu đường, bạn hãy liên hệ với Diag qua các kênh sau:
- Trang chủ Diag: https://diag.vn/
- Hotline: 1900 1717
Xem thêm: Uống đường glucose có tác dụng gì?
Ý nghĩa lâm sàng của chỉ số glucose máu
Ý nghĩa của chỉ số glucose máu được thể hiện rõ qua các mức: bình thường, hạ đường huyết và tăng đường huyết. Ở mỗi mức sẽ có cách đọc chỉ số khác nhau, nhưng cần phải dựa trên nhiều yếu tố để chẩn đoán bệnh chính xác.
- Chỉ số glucose máu bình thường: từ 4.1 – 5.6 mmol/L (73.8 – 100 mg/dL).
- Tăng glucose máu: từ 5.6 mmol/L (100 mg/dL) trở lên.
- Hạ glucose máu: dưới 4.1 mmol/L (73.8 mg/dL).
1. Tăng glucose máu (tăng đường huyết)
Tình trạng này xảy ra khi mức đường trong máu vượt ngưỡng bình thường, thường gặp ở tiền tiểu đường, tiểu đường type 1 và tiểu đường type. Ngoài ra, tăng glucose máu cũng xảy ra ở phụ nữ mang thai, được gọi là bệnh tiểu đường thai kỳ. Triệu chứng của tăng đường huyết thường là khát nhiều, tiểu nhiều, mệt mỏi, nhìn mờ và sụt cân không rõ nguyên nhân.
Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp hoặc bệnh lý khác có thể gây tăng đường huyết như:
- Bệnh tuyến giáp.
- Hội chứng Cushing.
- Viêm tụy cấp tính hoặc mãn tính.
- U tủy thượng thận.
- Sử dụng các loại thuốc như corticosteroid, thuốc lợi tiểu thiazide và thuốc tránh thai.
- Căng thẳng kéo dài.
- Sau phẫu thuật hoặc sau chấn thương.
Kiểm tra đường huyết chỉ 159k
- Kiểm tra 3 chỉ số đường huyết và tầm soát tiểu đường.
- Nhanh chóng, không chờ đợi với hệ thống 40 chi nhánh Diag.
- Lấy mẫu ngoài giờ hành chính.
- Có ngay kết quả trong vòng 24h qua Zalo.
Diag sẽ liên hệ lại trong vòng 5 phút
2. Hạ glucose máu (hạ đường huyết)
Tình trạng này xảy ra khi mức đường trong máu giảm dưới ngưỡng bình thường, thường gặp ở người dùng quá liều insulin hoặc các loại thuốc hạ đường huyết. Triệu chứng lâm sàng khi hạ glucose máu bao gồm vã mồ hôi, hồi hộp, chóng mặt, nhức đầu, thậm chí hôn mê trong trường hợp nặng.
Ngoài ra, một số tình trạng sức khỏe hoặc bệnh lý khác cũng có thể gây hạ đường huyết như:
- Bệnh lý gan nặng.
- Suy tuyến yên.
- Suy tuyến thượng thận.
- Khối u tụy.
- Hội chứng Dumping.
- Nhịn ăn quá lâu.
- Suy dinh dưỡng.
- Vận động thể chất quá mức.
![Tập thể thao quá mức có thể gây hạ glucose máu.](https://cdn.diag.vn/2024/12/73870143-tap-the-thao-qua-muc-co-the-gay-ha-glucose-mau..jpg)
Cách đọc chỉ số xét nghiệm sinh hóa glucose máu
Hiện tại có 4 xét nghiệm phổ biến giúp đánh giá nồng độ glucose trong máu. Trong đó bao gồm đường huyết lúc đói, đường huyết ngẫu nhiên, HbA1c, nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống (OGTT). Tùy từng xét nghiệm mà các ngưỡng bình thường, tăng hoặc giảm glucose máu có thể khác nhau.
Đường huyết lúc đói
- Bình thường: từ 4.1 – 5.6 mmol/L (73.8 – 100 mg/dL).
- Tăng đường huyết: từ 5.6 mmol/L (100 mg/dL) trở lên.
- Hạ đường huyết: dưới 4.1 mmol/L (73.8 mg/dL).
Đường huyết ngẫu nhiên
- Bình thường: từ 4.1 – 7.8 mmol/L (73.8 – 140 mg/dL).
- Tăng đường huyết: từ 11.1 mmol/L (200 mg/dL) trở lên.
- Hạ đường huyết: dưới 4.1 mmol/L (73.8 mg/dL).
HbA1c
- Bình thường: từ 4% – 5.7%.
- Tăng đường huyết: từ 5.7% trở lên.
- Hạ đường huyết: dưới 4%.
Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống (OGTT) – lúc đói
- Bình thường: từ 4.1 – 5.6 mmol/L (73.8 – 100 mg/dL).
- Tăng đường huyết: từ 5.6 mmol/L (100 mg/dL) trở lên.
- Hạ đường huyết: dưới 4.1 mmol/L (73.8 mg/dL).
Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống (OGTT) – sau 2 giờ
- Bình thường: từ 4.0 – 7.8 mmol/L (72 – 140 mg/dL).
- Tăng đường huyết: từ 7.8 mmol/L (140 mg/dL) trở lên.
- Hạ đường huyết: dưới 4.0 mmol/L (72 mg/dL).
Lời kết
Như vậy, bài viết đã chia sẻ chi tiết về các xét nghiệm sinh hóa máu glucose. Việc tìm hiểu xét nghiệm sinh hóa glucose là gì rất hữu ích nhằm đánh giá tình trạng hạ hoặc tăng đường huyết của bản thân. Tuy nhiên, sự thay đổi trong các chỉ số glucose máu cần có sự đánh giá chi tiết của bác sĩ để có kết luận chính xác về tình trạng sức khỏe.