Xét nghiệm glucose là gì?
Đây là một công cụ y tế được sử dụng để đo lường nồng độ đường glucose trong máu. Xét nghiệm giúp đánh giá tình trạng chuyển hóa đường và kiểm tra sự hoạt động của hệ thống insulin trong cơ thể. Glucose là nguồn năng lượng chính của cơ thể, do đó việc duy trì ổn định mức glucose trong máu là rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi mức glucose trong máu quá cao hoặc quá thấp có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như bệnh tiểu đường type 2.
Xét nghiệm glucose để làm gì?
Xét nghiệm glucose trong máu được thực hiện chủ yếu để đánh giá mức độ đường huyết trong cơ thể. Việc này có ý nghĩa giúp xác định tình trạng chuyển hóa glucose và kiểm tra khả năng hoạt động của insulin. Sự dao động trong chỉ số glucose máu sẽ chỉ ra những vấn đề rối loạn chuyển hóa đường, như đái tháo đường hoặc tiểu đường thai kỳ. Từ đó hỗ trợ can thiệp y tế kịp thời nhằm nhằm ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm như suy thận hoặc bệnh tim mạch.
Xét nghiệm glucose cũng được sử dụng để theo dõi hiệu quả của các phương pháp điều trị cho người bệnh tiểu đường. Đây là giải pháp tối ưu hỗ trợ bác sĩ trong việc đánh giá khả năng duy trì mức đường huyết ổn định của người bệnh. Điều này giúp điều chỉnh phác đồ điều trị, từ việc điều chỉnh liều insulin đến thay đổi chế độ ăn uống hoặc lối sống.
Một mục đích khác của xét nghiệm glucose là chẩn đoán các rối loạn chuyển hóa khác liên quan đến thay đổi đường huyết. Trong đó bao gồm tình trạng hạ đường huyết, có thể xảy ra do bệnh gan thận, suy tuyến yên, hoặc suy dinh dưỡng.
Xem thêm: Uống đường glucose có tác dụng gì?
Các phương pháp định lượng glucose trong máu
Hiện tại có hai cách phổ biến là phương pháp hóa học và phương pháp enzyme.
1. Phương pháp hóa học
Đây là phương pháp định lượng glucose máu thông qua phản ứng oxi hóa – khử. Trong đó, glucose bị oxi hóa và một chất khác sẽ bị khử, tạo ra màu sắc hoặc sự thay đổi về độ hấp thụ ánh sáng. Một trong những phản ứng phổ biến là phản ứng với dung dịch thuốc thử Benedict.
Trong phản ứng Benedict, glucose sẽ tác dụng với dung dịch Benedict (chứa đồng (II) sulfat) trong môi trường kiềm. Glucose sẽ giảm đồng (II) thành đồng (I), tạo ra một kết tủa màu đỏ hoặc cam tùy thuộc lượng glucose có trong mẫu. Màu sắc này có thể được đo bằng máy quang phổ để xác định nồng độ glucose.
Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp hóa học là có độ chính xác thấp và dễ bị ảnh hưởng bởi các chất khác có mặt trong máu. Do đó đây không phải là phương pháp thường dùng trong đo lường glucose máu.
Kiểm tra đường huyết chỉ 159k
- Kiểm tra 3 chỉ số đường huyết và tầm soát tiểu đường.
- Nhanh chóng, không chờ đợi với hệ thống 40 chi nhánh Diag.
- Lấy mẫu ngoài giờ hành chính.
- Có ngay kết quả trong vòng 24h qua Zalo.
Diag sẽ liên hệ lại trong vòng 5 phút
Xem thêm: Nghiệm pháp dung nạp glucose
2. Phương pháp enzyme
Đây là phương pháp sử dụng các enzyme đặc hiệu để phản ứng với glucose. Do đó, nó có độ chính xác cao hơn so với phương pháp hóa học. Một số enzyme phổ biến được sử dụng bao gồm:
- Glucose oxidase (GOx): Phản ứng với glucose trong máu để tạo ra gluconic acid và hydrogen peroxide (H2O2). Phản ứng này có thể được theo dõi qua sự tạo ra của H2O2. Trong đó, H2O2 được đo bằng cách sử dụng các phản ứng quang học hoặc các enzym khác như peroxidase để tạo ra màu sắc. Việc đo lường mức độ màu sắc này sẽ giúp xác định đúng nồng độ glucose trong máu.
- Glucose dehydrogenase (GDH): Xúc tác với glucose trong máu để chuyển hóa thành gluconolactone. Đồng thời nó khử một coenzyme như NAD+ hoặc PQQ thành NADH hoặc dạng khử tương ứng. Phản ứng này tạo ra một tín hiệu điện hoặc quang học tỷ lệ thuận với nồng độ glucose trong mẫu máu. Từ đó có thể xác định chính xác mức glucose.
- Hexokinase: Phương pháp này sử dụng enzyme hexokinase để chuyển hóa glucose thành glucose-6-phosphate. Sau đó tiếp tục phản ứng với glucose-6-phosphate dehydrogenase (G6PD) để tạo ra NADH. Nồng độ NADH tăng lên có thể được đo qua quang phổ kế để xác định mức glucose trong mẫu máu.
Phương pháp enzyme có độ chính xác rất cao và ít bị ảnh hưởng bởi các yếu tố ngoài glucose trong máu. Đặc biệt là khi ứng dụng glucose oxidase hoặc glucose dehydrogenase. Do đó chúng thường được sử dụng rộng rãi trong xét nghiệm chẩn đoán và cả các thiết bị đo đường huyết tại nhà.
Xem thêm: Xét nghiệm sinh hóa máu glucose
Ý nghĩa kết quả xét nghiệm glucose máu
Hầu hết các xét nghiệm đường huyết hiện nay đều ứng dụng phương pháp enzyme để định lượng glucose máu. Thông qua sự dao động của chỉ số này mà có thể phát hiện nhiều tình trạng khác nhau liên quan đến rối loạn chuyển hóa glucose.
Một người được xác định không mắc bệnh tiểu đường nếu chỉ số glucose máu lúc đói dưới 5.6 mmol/L (100 mg/dL). Nếu chỉ số glucose này tăng cao từ 7.0 mmol/L (126 mg/dL) cho thấy nguy cơ cao mắc tiểu đường. Nếu nồng độ dưới 4.1 mmol/L (73.8 mg/dL) cho thấy tình trạng hạ đường huyết.
Tuy nhiên, nồng độ glucose máu tăng cao hay hạ thấp có thể cho biết nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau ngoài bệnh tiểu đường.
Tăng glucose máu (tăng đường huyết):
- Hội chứng Cushing.
- U tủy thượng thận.
- Viêm tụy cấp tính hoặc mãn tính.
- Nhiễm trùng huyết.
- Nhiễm độc giáp.
- Phản ứng phụ của thuốc như corticosteroid hoặc thiazide.
- Thường xuyên căng thẳng.
- Sau phẫu thuật hoặc chấn thương.
Hạ glucose máu (hạ đường huyết):
- U tụy sản xuất insulin quá mức.
- Suy tuyến thượng thận (bệnh Addison).
- Suy tuyến yên.
- Sử dụng insulin quá liều hoặc các loại thuốc hạ đường huyết.
- Vận động thể chất quá mức.
- Nhịn đói quá lâu.
- Suy dinh dưỡng.
Lời kết
Như vậy, bài viết đã chia sẻ đầy đủ thông tin về xét nghiệm glucose máu. Việc tìm hiểu xét nghiệm glucose là gì rất hữu ích trong việc tầm soát kiểm tra sức khỏe định kỳ. Tuy nhiên, để chẩn đoán đúng bệnh thì cần làm nhiều xét nghiệm theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.