Xét nghiệm đường huyết là một phương pháp quan trọng trong việc kiểm tra và quản lý mức đường glucose trong máu. Việc kiểm tra đường huyết đều đặn là chìa khóa để phát hiện sớm các bất thường và ngăn ngừa biến chứng tiềm ẩn.

Xét nghiệm đường huyết là gì?

Xét nghiệm đường huyết là phương pháp đo lường chỉ số glucose (đường) có trong máu. Glucose là nguồn năng lượng chính cho cơ thể, chủ yếu đến từ các thực phẩm chứa carbohydrate mà bạn tiêu thụ hàng ngày. Sau khi ăn, glucose sẽ được vận chuyển qua máu để cung cấp năng lượng cho các tế bào.

Việc duy trì mức đường huyết khỏe mạnh được kiểm soát chủ yếu bởi insulin, một loại hormone do tuyến tụy sản xuất. Insulin giúp các tế bào hấp thụ glucose từ máu để sử dụng làm năng lượng.

Nếu mức đường huyết của bạn cao hơn bình thường là dấu hiệu ở bệnh nhân rối loạn đường huyết hoặc bệnh đái tháo đường. Đái tháo đường xảy ra khi tuyến tụy không sản xuất đủ insulin hoặc cơ thể không đáp ứng tốt với insulin. Xét nghiệm đường huyết là một công cụ quan trọng để chẩn đoán và quản lý bệnh tiểu đường.

Xem thêm: Cách kiểm soát đường huyết

Khi nào cần xét nghiệm đường huyết?

Bất kỳ sự bất thường nào trong mức đường huyết đều có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ thể. Bạn nên tiến hành kiểm tra đường huyết trong những trường hợp sau:

  • Triệu chứng của đường huyết cao hoặc thấp: Nếu bạn có các triệu chứng rối loạn đường trong máu như đường huyết cao (tiểu nhiều, khát nước nhiều, mệt mỏi, giảm cân không rõ nguyên nhân) hoặc đường huyết thấp (rung tay, chóng mặt, nhịp tim nhanh), triệu chứng đái tháo đường, bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm để kiểm tra có thể mắc bệnh tiểu đường hoặc tình trạng khác.
  • Ảnh hưởng của thuốc: Nếu bệnh nhân sử dụng thuốc dài hạn có thể tác động đến đường huyết (ví dụ như corticosteroid), việc theo dõi đường huyết thường xuyên là cần thiết để đảm bảo mức đường huyết trong giới hạn an toàn.
  • Kiểm tra định kỳ: Khi bác sĩ yêu cầu thực hiện xét nghiệm máu cơ bản (BMP) hoặc toàn diện (CMP), thường sẽ bao gồm xét nghiệm đường huyết giúp theo dõi và phát hiện sớm các vấn đề tiềm ẩn.
xét nghiệm đường huyết
Khi kiểm tra định kỳ, bác sĩ có thể yêu cầu kiểm tra đường huyết.

Bạn có thể kiểm tra nồng độ đường huyết tại các cơ sở y tế uy tín để nắm bắt tình hình sức khỏe và kịp thời xử trí các vấn đề bệnh lý. Hiện nay, trung tâm y khoa Diag là một trong những đơn vị hàng đầu chuyên cung cấp dịch vụ xét nghiệm nồng độ đường huyết chuẩn xác, nhanh chóng. Trung tâm có hơn 35 chi nhánh, phân bố rộng khắp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh, thành phố lớn. Bạn có thể đến cơ sở gần nhất để được tư vấn và tiến hành xét nghiệm.

Kiểm tra đường huyết chỉ 159k

  • Kiểm tra 3 chỉ số đường huyết và tầm soát tiểu đường.
  • Nhanh chóng, không chờ đợi với hệ thống 40 chi nhánh Diag.
  • Lấy mẫu ngoài giờ hành chính.
  • Có ngay kết quả trong vòng 24h qua Zalo.

GỌI LẠI CHO TÔITìm chi nhánh

Diag sẽ liên hệ lại trong vòng 5 phút

Xem thêm: Đo đường huyết lúc nào chính xác nhất?

Các loại xét nghiệm đường huyết

Xét nghiệm đường huyết có thể thực hiện qua nhiều phương pháp, bao gồm xét nghiệm đường huyết lúc đói, xét nghiệm ngẫu nhiên, dung nạp glucose đường uống và xét nghiệm HbA1c.

  • Xét nghiệm đường huyết ngẫu nhiên: Được thực hiện bất kỳ lúc nào trong ngày, không cần phải nhịn đói trước khi xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm đường huyết bất kỳ giúp xác định nhanh chóng mức đường huyết hiện tại, đặc biệt hữu ích trong các tình huống cấp cứu hoặc khi bạn có triệu chứng nghi ngờ tiểu đường.
  • Xét nghiệm đường huyết lúc đói: Yêu cầu bạn nhịn ăn ít nhất 8 giờ trước khi lấy mẫu máu. Đây là phương pháp phổ biến để kiểm tra và chẩn đoán bệnh đái tháo đường hoặc tiền đái tháo đường.
  • Xét nghiệm dung nạp glucose đường uống (OGTT): Bao gồm việc đo đường huyết sau khi bạn uống một dung dịch đường. OGTT thường được sử dụng để chẩn đoán tiểu đường thai kỳ và giúp xác định khả năng cơ thể xử lý glucose sau một khoảng thời gian nhất định.
  • Xét nghiệm đường huyết HbA1c (Hemoglobin A1c): Đo lường chỉ số glucose trung bình trong máu của bạn trong khoảng thời gian 2 – 3 tháng trước đó. Xét nghiệm này giúp theo dõi hiệu quả của việc điều trị tiểu đường trong thời gian dài.
  • Xét nghiệm đường huyết sau ăn (PPG): Đo mức đường huyết sau khi ăn 2 giờ. Xét nghiệm giúp đánh giá cách cơ thể bạn xử lý đường từ thực phẩm và có thể phát hiện tình trạng đái tháo đường nếu mức đường huyết sau ăn tăng cao hơn bình thường.

Xem thêm: Xét nghiệm đường huyết thai kỳ

xét nghiệm đường huyết
Xét nghiệm HbA1c đo nồng độ đường trong máu trong 2 – 3 tháng qua.

Những câu hỏi liên quan đến xét nghiệm glucose máu

1. Chỉ số tiểu đường cho phép là bao nhiêu?

Các chỉ số đường huyết sẽ phụ thuộc vào từng loại xét nghiệm. Đối với xét nghiệm glucose máu  lúc đói, mức đường huyết bình thường là dưới 100 mg/dL, tiền tiểu đường là từ 100 – 125 mg/dL và tiểu đường là từ 126 mg/dL trở lên. Với xét nghiệm HbA1c, kết quả dưới 5.7% được coi là bình thường, từ 5.7% đến 6.4% là tiền tiểu đường và trên 6.5% là mắc tiểu đường.

Xem thêm: Cách tính chỉ số đường huyết

xét nghiệm đường huyết
Lượng đường trong máu bình thường phụ thuộc vào từng loại xét nghiệm.

2. Ăn gì để hạ đường huyết?

Một số thực phẩm giúp bệnh nhân giảm và duy trì mức đường huyết ổn định bao gồm rau xanh như cải bó xôi, bông cải xanh. Chúng chứa nhiều chất xơ và ít carbohydrate, giúp kiểm soát mức đường huyết hiệu quả. Ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt và yến mạch cũng rất hữu ích nhờ lượng chất xơ cao, làm chậm quá trình hấp thu glucose vào máu. Các loại đậu như đậu xanh và đậu lăng là nguồn protein thực vật và chất xơ, giúp duy trì mức đường huyết ổn định.

Xem thêm: Xét nghiệm đường huyết có cần nhịn ăn?

xét nghiệm đường huyết
Ưu tiên các thực phẩm giàu chất xơ để ổn định đường huyết

Lời kết

Xét nghiệm đường huyết là giải pháp để theo dõi bệnh và phát hiện sớm các vấn đề liên quan đến tiểu đường. Nếu bạn thuộc nhóm có nguy cơ cao, việc thực hiện các xét nghiệm định kỳ là điều cần thiết để kiểm soát bệnh và tránh các biến chứng nguy hiểm. Hãy trao đổi với bác sĩ để được tư vấn phương pháp xét nghiệm phù hợp và đảm bảo bạn đang ở mức đường huyết an toàn.

 

Xem thêm: Đo đường huyết ở đâu?