Xét nghiệm đường huyết HbA1c là gì?
Xét nghiệm HbA1c (Hemoglobin A1c) là một loại xét nghiệm mẫu máu giúp đánh giá mức độ chỉ số đường huyết trung bình 3 tháng qua. Glucose (đường) khi tồn tại trong máu sẽ gắn với hemoglobin (một protein trong tế bào hồng cầu). Kiểm tra Hemoglobin A1c đo lường tỷ lệ phần trăm của hemoglobin bị gắn glucose, giúp bác sĩ nhận biết mức độ ổn định của lượng đường trong cơ thể.
Kết quả HbA1c bất thường có thể là dấu hiệu cho thấy mức đường trong máu của bệnh nhân không được kiểm soát tốt, dẫn đến nguy cơ cao mắc phải các biến chứng như bệnh tim mạch, bệnh thận, tổn thương thần kinh…
Khi nào cần xét nghiệm HbA1c?
HbA1c giúp theo dõi mức độ kiểm soát đường trong máu và được khuyến cáo thực hiện định kỳ đối với những người có khả năng mắc đái tháo đường. Dưới đây là các trường hợp cần kiểm tra HbA1c:
- Người từ 45 tuổi trở lên: Nên thực hiện kiểm tra HbA1c ít nhất mỗi 3 năm một lần, ngay cả khi họ không có triệu chứng của bệnh đái tháo đường. Việc xét nghiệm này giúp phát hiện sớm những thay đổi trong mức độ glocose máu và phát hiện sớm tiểu đường hoặc tiền tiểu đường.
- Người có yếu tố nguy cơ mắc bệnh tiểu đường: Các yếu tố nguy cơ mắc đái tháo đường bao gồm thừa cân hoặc béo phì, đặc biệt là mỡ bụng, có thể làm tăng khả năng đái tháo đường type 2. Người có tiền sử gia đình mắc tiểu đường, huyết áp cao, cholesterol cao và ít vận động cũng dễ mắc bệnh. Do đó, kiểm tra HbA1c được khuyến khích thực hiện để phát hiện sớm và phòng ngừa đái tháo đường.
- Người có triệu chứng của bệnh tiểu đường: Nếu bạn gặp các triệu chứng như khát nước liên tục, đi tiểu nhiều, mờ mắt, giảm cân không rõ lý do, hoặc cảm giác mệt mỏi thường xuyên, bạn nên làm kiểm tra HbA1c để kiểm tra xem có mắc đái tháo đường hay không.
- Người đã được chẩn đoán tiền tiểu đường: Cần thực hiện kiểm tra HbA1c để tránh bệnh đái tháo đường phát triển thành đái tháo đường type 2.
- Phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ: Phụ nữ đã từng bị đái tháo đường thai kỳ có nguy cơ cao bị đái tháo đường loại 2 sau khi sinh. Vì vậy, họ cần thực hiện xét nghiệm HbA1c sau khi sinh để theo dõi tình trạng đường trong máu.
- Người điều trị tiểu đường: Với những người đã mắc bệnh đái tháo đường, HbA1c là công cụ quan trọng để đánh giá mức độ kiểm soát glucose máu trong thời gian dài, tránh nguy cơ biến chứng và kéo dài tuổi thọ người bệnh. Tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, bác sĩ sẽ khuyến cáo thực hiện định kỳ từ 2 – 4 lần mỗi năm.
Xem thêm: Xét nghiệm đường huyết thai kỳ
![Xét nghiệm đường huyết HbA1c](https://cdn.diag.vn/2024/12/3038ff79-xet-nghiem-duong-huyet-hba1c-2.jpg)
Cách đọc chỉ số HbA1c
Kết quả HbA1c được đo bằng tỷ lệ phần trăm và giúp xác định mức độ kiểm soát đường trong mẫu máu của bạn:
- Chỉ số HbA1c dưới 4,0%: Đường huyết thấp, có thể chỉ ra rằng lượng glucose máu của bạn xuống quá thấp, dẫn đến tình trạng hạ đường huyết.
- Chỉ số HbA1c dưới 5,7%: Mức đường huyết bình thường.
- Chỉ số HbA1c từ 5,7% đến 6,4%: Mức đường huyết tương đối cao, dấu hiệu của tiền đái tháo đường.
- Chỉ số HbA1c từ 6,5% trở lên: Mức đường huyết cao, có thể làm tăng khả năng mắc bệnh tim, bệnh thận, tổn thương thần kinh, bệnh mắt, đột quỵ…
Lưu ý:
- Chỉ số tham chiếu có thể thay đổi tùy theo phòng xét nghiệm và chỉ có giá trị tham khảo.
- Phạm vi tham chiếu trên kết quả xét nghiệm tại Diag thay đổi dựa trên dữ liệu khoa học mới nhất và có thể không khớp hoàn toàn với bài viết này trong một số ít trường hợp website chưa kịp cập nhật.
Xem thêm: Kết quả xét nghiệm đường huyết
![Xét nghiệm đường huyết HbA1c](https://cdn.diag.vn/2024/12/98a937b5-xet-nghiem-duong-huyet-hba1c-1.jpg)
Các yếu tố ảnh hưởng kết quả HbA1c
Một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến độ chính xác của kết quả HbA1c như:
- Phụ nữ mang thai: Thay đổi trong cơ thể phụ nữ mang thai có thể làm sai lệch kết quả kiểm tra HbA1c.
- Mất máu nặng: Các trường hợp mất máu cấp tính hoặc nặng có thể ảnh hưởng đến việc đo lường HbA1c.
- Truyền máu gần thời gian xét nghiệm: Nếu bạn đã nhận truyền máu, kết quả HbA1c có thể không phản ánh chính xác tình trạng đường huyết hiện tại.
- Các bệnh lý làm giảm số lượng hồng cầu: Những tình trạng này có thể làm giảm độ chính xác của kết quả kiểm tra HbA1c.
- Biến thể hemoglobin: Các biến thể khác của hemoglobin ngoài hemoglobin A (loại protein vận chuyển oxy phổ biến nhất trong cơ thể) có thể dẫn đến kết quả HbA1c không chính xác.
Xem thêm: Cách tính chỉ số đường huyết
![Xét nghiệm đường huyết HbA1c](https://cdn.diag.vn/2024/12/7be2b86b-xet-nghiem-duong-huyet-hba1c-3.jpg)
Phương pháp kiểm soát HbA1c
Để kiểm soát mức HbA1c hiệu quả, bạn cần thực hiện các phương pháp toàn diện kết hợp với lối sống lành mạnh và điều trị khoa học.
- Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh: Bạn nên giảm lượng carbohydrate đơn giản và thực phẩm có chỉ số đường trong máu cao, chẳng hạn như bánh kẹo, nước ngọt và thực phẩm chế biến sẵn. Bạn nên ăn nhiều rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu để bổ sung chất xơ, giúp kiểm soát lượng đường trong máu ổn định hơn.
- Tập thể dục đều đặn: Các hoạt động thể chất giúp cơ thể sử dụng glucose tốt hơn và cải thiện độ nhạy insulin, từ đó giúp giảm mức glucose máu.
- Quản lý cân nặng: Nếu bạn thừa cân hoặc béo phì, việc lên kế hoạch và thực hiện giảm cân sẽ giúp cải thiện khả năng kiểm soát đường của cơ thể.
- Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ: Các thuốc điều trị tiểu đường như metformin, insulin hay các loại điều trị đường trong máu khác giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Bạn cần tuân thủ đúng liều lượng và thời gian sử dụng theo kế hoạch điều trị của bác sĩ.
- Tránh căng thẳng: Căng thẳng có thể làm tăng mức đường trong máu, do đó việc giảm căng thẳng bằng các phương pháp thư giãn như thiền, yoga, hoặc bài tập thở sâu là rất cần thiết.
- Theo dõi đường huyết thường xuyên: Việc tự kiểm tra đường huyết tại nhà giúp bạn kiểm soát tình trạng của bệnh và đưa ra các biện pháp kịp thời để điều chỉnh. Bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn thời gian kiểm tra và mục tiêu glocose máu phù hợp với tình trạng bệnh của bạn.
Ngoài kiểm tra đường huyết tại nhà, bạn cũng nên xét nghiệm HbA1c định kỳ theo hưỡng dẫn của bác sĩ. Điều này sẽ giúp bạn phát hiện và xử lý kịp thời các vấn đề sức khỏe, tránh các biến chứng bệnh lý có thể xảy ra. Hiện nay, trung tâm y khoa Diag là một trong những đơn vị hàng đầu về xét nghiệm HbA1c với kết quả nhanh chóng, chuẩn xác. Bên cạnh đó, trung tâm còn cung cấp dịch vụ tư vấn y khoa miễn phí cho khách hàng sau khi nhận kết quả HbA1c. Liên hệ ngay với trung tâm để được tư vấn và thực hiện kiểm tra với mức giá ưu đãi tại:
- Hotline: 19001717
- Website: https://diag.vn/
Kiểm tra đường huyết chỉ 159k
- Kiểm tra 3 chỉ số đường huyết và tầm soát tiểu đường.
- Nhanh chóng, không chờ đợi với hệ thống 40 chi nhánh Diag.
- Lấy mẫu ngoài giờ hành chính.
- Có ngay kết quả trong vòng 24h qua Zalo.
Diag sẽ liên hệ lại trong vòng 5 phút
Những câu hỏi thường gặp về xét nghiệm HbA1c
1. Tần suất kiểm tra HbA1c là bao nhiêu?
Nếu bạn có bệnh tiểu đường, bác sĩ thường khuyến nghị kiểm tra HbA1c ít nhất 2 lần mỗi năm. Đối với những người có tiền tiểu đường hoặc nguy cơ cao, xét nghiệm HbA1c mỗi năm một lần là hợp lý. Tuy nhiên, lịch xét nghiệm có thể thay đổi tùy thuộc vào tình trạng của bệnh nhân và chỉ định của bác sĩ.
2. Chỉ số HbA1c bao nhiêu thì phải dùng thuốc?
Khi chỉ số HbA1c của bạn vượt quá mức 6,5% và được chẩn đoán mắc tiểu đường, bác sĩ sẽ xem xét các phương pháp điều trị. Việc quyết định sử dụng thuốc còn tùy vào các yếu tố khác như tuổi tác, mức độ tăng đường huyết và tình trạng sức khỏe tổng quát của bạn.
Xem thêm: Chỉ số đường huyết
Lời kết
Xét nghiệm đường huyết HbA1c là một công cụ quan trọng trong việc chẩn đoán và theo dõi bệnh tiểu đường. Việc kiểm tra thường xuyên và hiểu rõ các chỉ số này sẽ giúp bạn duy trì mức đường huyết ổn định và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về kết quả xét nghiệm HbA1c, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có hướng điều trị phù hợp.