Việc kiểm tra đường huyết là bước quan trọng để chẩn đoán các vấn đề sức khỏe liên quan đến lượng đường trong máu, như tiểu đường hay hạ đường huyết. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết liệu khi xét nghiệm đường huyết có cần nhịn ăn hay không. Bài viết này của Diag sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn.

Rối loạn đường huyết là gì?

Rối loạn đường huyết là tình trạng lượng đường trong máu không ổn định, có thể cao hơn hoặc thấp hơn mức bình thường. Hai dạng phổ biến của rối loạn đường huyết là:

  • Tăng đường huyết: Khi mức đường trong máu cao hơn mức bình thường, thường liên quan đến tiểu đường hoặc tiền tiểu đường.
  • Hạ đường huyết: Khi mức đường trong máu quá thấp, có thể gây chóng mặt, mệt mỏi hoặc nguy hiểm hơn nếu không được xử lý kịp thời.

Nguyên nhân gây tăng đường huyết (Hyperglycemia):

  • Tiểu đường: Type 1 khi cơ thể không sản xuất insulin. Type 2 khi cơ thể kháng insulin hoặc sản xuất không đủ insulin.
  • Ăn uống không lành mạnh: Tiêu thụ quá nhiều đường, tinh bột, thiếu chất xơ.
  • Lười vận động: Làm giảm độ nhạy insulin, tăng nguy cơ tích tụ glucose trong máu.
  • Căng thẳng: Stress kéo dài làm tăng hormone cortisol, dẫn đến tăng đường huyết.
  • Bệnh lý kèm theo: Rối loạn hormone, nhiễm trùng hoặc viêm nhiễm.
  • Thuốc: Một số loại như corticosteroid, thuốc lợi tiểu, thuốc tránh thai.

Nguyên nhân gây hạ đường huyết (Hypoglycemia):

  • Dùng quá liều insulin hoặc thuốc hạ đường huyết: Thường gặp ở người điều trị tiểu đường.
  • Bỏ bữa hoặc ăn ít: Không đủ năng lượng khiến đường huyết giảm.
  • Hoạt động quá sức: Tập luyện nhiều mà không bổ sung đủ năng lượng.
  • Uống rượu bia: Ảnh hưởng đến khả năng giải phóng glucose của gan.
  • Rối loạn nội tiết: Thiếu hormone cortisol hoặc glucagon.
  • Bệnh lý nghiêm trọng: Suy thận, bệnh gan nặng, hoặc rối loạn chuyển hóa.

Dấu hiệu và biến chứng của rối loạn đường huyết

Dấu hiệu của rối loạn đường huyết:

  • Thường xuyên khát nước hoặc tiểu nhiều lần (tăng đường huyết).
  • Đổ mồ hôi, cảm giác đói cồn cào hoặc run rẩy (hạ đường huyết).
  • Mệt mỏi kéo dài, giảm cân không rõ lý do.
  • Thị lực mờ hoặc cảm giác tê bì tay chân.

Nếu không kiểm soát tốt, rối loạn đường huyết có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Biến chứng tim mạch: Tăng nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim.
  • Tổn thương thận: Gây suy thận nếu lượng đường trong máu không được kiểm soát.
  • Tổn thương thần kinh: Đau, tê bì, hoặc mất cảm giác ở các chi.
  • Các vấn đề về mắt: Tiểu đường có thể gây mờ mắt hoặc thậm chí mù lòa.
  • Nguy cơ hôn mê: Hạ đường huyết nghiêm trọng có thể dẫn đến hôn mê nếu không được cấp cứu kịp thời.

Các xét nghiệm cần thực hiện để chẩn đoán rối loạn đường huyết

Có nhiều xét nghiệm được thực hiện để chẩn đoán rối loạn đường huyết:

  • Xét nghiệm đường huyết lúc đói: Xét nghiệm phổ biến để kiểm tra mức đường huyết. Xét nghiệm được thực hiện qua mẫu máu lấy vào buổi sáng khi đói.
  • Xét nghiệm dung nạp glucose đường uống (OGTT): Được thực hiện thông qua uống dung dịch chứa glucose. Kỹ thuật viên sẽ lấy mẫu máu trước và sau khi uống glucose để kiểm tra.
  • Xét nghiệm đường huyết HbA1c: Đo lượng đường trung bình trong máu trong 2 đến 3 tháng.
  • Xét nghiệm đường huyết ngẫu nhiên: Được thực hiện vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày để kiểm tra.

Kiểm tra đường huyết chỉ 159k

  • Kiểm tra 3 chỉ số đường huyết và tầm soát tiểu đường.
  • Nhanh chóng, không chờ đợi với hệ thống 40 chi nhánh Diag.
  • Lấy mẫu ngoài giờ hành chính.
  • Có ngay kết quả trong vòng 24h qua Zalo.

GỌI LẠI CHO TÔITìm chi nhánh

Diag sẽ liên hệ lại trong vòng 5 phút

Xem thêm: Xét nghiệm đường huyết thai kỳ

Xét nghiệm đường huyết có cần nhịn ăn không?

Xét nghiệm đường huyết có cần nhịn ăn không và xét nghiệm đường huyết nhịn ăn bao lâu phụ thuộc vào loại xét nghiệm bác sĩ chỉ định. Cụ thể:

  • Xét nghiệm đường huyết khi đói: Cần nhịn ăn và uống tối thiểu 8 tiếng trước khi lấy mẫu. Có thể uống nước lọc bình thường.
  • Xét nghiệm HbA1C: Không cần nhịn ăn trước khi lấy mẫu.
  • Xét nghiệm dung nạp glucose đường uống (OGTT): Cần lấy mẫu vào buổi sáng. Mọi người cần nhịn đói từ 10 đến 12 tiếng trước khi lấy mẫu.
  • Xét nghiệm đường huyết ngẫu nhiên: Không cần nhịn ăn trước khi lấy mẫu.

Giải đáp thắc mắc về xét nghiệm đường huyết

1. Chỉ số xét nghiệm tiểu đường bao nhiêu là bình thường?

  • Đường huyết khi đói: < 5.6 mmol/L (100 mg/dL).
  • Đường huyết sau ăn 2 giờ: < 7.8 mmol/L (140 mg/dL).
  • HbA1c: Dưới 5.7% là bình thường.

Xét nghiệm đường huyết khi đói

  • Bình thường: Rơi vào khoảng 70 – 100 mg/dL (~ 3.9 – 6.4 mmol/L).
  • Bị tiểu đường: Cao hơn hoặc bằng 7 mmol/L
  • Lượng đường trong máu thấp hơn 3.9 mmol/L hoặc trong khoảng 6.4 mmol/L – 6.9 mmol/L: Thực hiện xét nghiệm lại vào ngày hôm sau. Bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện thêm xét nghiệm dung nạp glucose.

Xét nghiệm dung nạp glucose

  • Bình thường: Dưới 7.8 mmol/L.
  • Có nguy cơ tiểu đường: Rơi vào khoảng 7.8 – 11 mmol/L.
  • Bị tiểu đường: Trên 11.1 mmol/L.

Xét nghiệm HbA1C

  • Bình thường: Dưới 5.7%
  • Có nguy cơ tiểu đường: Từ 5.7 – 6.4%.
  • Bị tiểu đường: Trên 6.4%.

Xét nghiệm glucose ngẫu nhiên

  • Có nguy cơ tiểu đường: Trên 11.1 mmol/L.
  • Bị tiểu đường: Trên 11.1 mmol/L khi xét nghiệm 2 lần hoặc có dấu hiệu điển hình của tiểu đường.

Xem thêm: Cách tính chỉ số đường huyết

2. Những lưu ý khi xét nghiệm rối loạn đường huyết là gì?

Để đảm bảo kết quả chính xác, mọi người cần:

  • Tuân thủ quy tắc nhịn ăn và uống trong khoảng thời gian được yêu cầu. Có thể uống nước lọc.
  • Mặc áo ngắn, quần áo rộng rãi để dễ dàng lấy mẫu và thực hiện các xét nghiệm khác.
  • Mang theo đầy đủ giấy tờ tùy thân, sổ khám bệnh.
  • Thông báo với bác sĩ nếu có tiền sử bị dị ứng, ngất xỉu.
  • Giữ tinh thần thoải mái, không gồng người, bắt chéo chân khi lấy mẫu.

Địa chỉ xét nghiệm đường huyết uy tín

Hiện nay, Diag là trung tâm y khoa chuyên cung cấp dịch vụ xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh chất lượng cao. Các kết quả tại Diag được tin tưởng nhờ độ chính xác, nhanh chóng, có giá trị cao trong việc điều trị. Diag cung cấp các dịch vụ xét nghiệm, chẩn đoán bệnh lý đường huyết với chi phí tiết kiệm nhất hiện nay.

Khách hàng có nhu cầu xét nghiệm đường huyết có thể liên hệ trực tiếp với đội ngũ Diag thông qua các kênh sau:

Xem thêm: Kết quả xét nghiệm đường huyết

Tổng kết

‘Xét nghiệm đường huyết có cần nhịn ăn không’ là điều nhiều người quan tâm. Nhịn ăn là điều quan trọng để phát hiện và phòng ngừa các vấn đề liên quan đến lượng đường trong máu. Việc nhịn ăn hay không phụ thuộc vào loại xét nghiệm được chỉ định. Vì vậy, bạn nên làm theo hướng dẫn của bác sĩ để có kết quả chính xác nhất.