Hạ đường huyết là tình trạng bệnh lý khá phổ biến hiện nay. Việc biết rõ những thực phẩm và đồ uống phù hợp để nhanh chóng nâng cao mức đường huyết là vô cùng quan trọng. Vậy khi bị tụt đường huyết nên uống gì và ăn gì để cải thiện sức khỏe? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết của Diag.

Hạ đường huyết là gì?

Hạ đường huyết, hay tụt đường huyết, xảy ra khi mức đường trong máu giảm dưới 70 mg/dL. Tình trạng này có thể dẫn đến nhiều triệu chứng như mệt mỏi, chóng mặt và thậm chí là mất ý thức nếu không được điều trị kịp thời.

Hạ đường huyết thường gặp ở những người bệnh tiểu đường sử dụng quá nhiều thuốc tiểu đường, đặc biệt là insulin hoặc các loại thuốc giảm đường trong máu. Bên cạnh đó, việc bỏ bữa, ăn không đủ, tập thể dục quá mức, uống rượu, căng thẳng, bệnh xơ gan, viêm gan, suy tuyến yên… cũng có thể là nguyên nhân ảnh hưởng cách cơ thể xử lý glucose và dẫn đến hạ đường huyết.

Tụt đường huyết nên uống gì?

Khi gặp phải tình trạng hạ đường huyết, việc nhanh chóng nâng mức đường trong máu là rất quan trọng. Dưới đây là những loại đồ uống bạn nên uống trong trường hợp hạ đường huyết.

  • Nước ép trái cây: Nước ép (không phải loại diet) như nước cam hoặc nước táo là lựa chọn lý tưởng để nâng cao đường trong máu nhanh chóng. 120ml (1/2 cốc) nước ép có thể cung cấp khoảng 15g carbohydrate cần thiết để cải thiện tình trạng hạ đường huyết.
  • Nước ngọt: Một cốc nhỏ nước có vị ngọt thường (không phải loại diet) cũng có thể giúp cung cấp nhanh chóng lượng đường cần thiết. Tuy nhiên, cần tránh uống quá nhiều vì loại nước này có thể gây tăng cân nếu tiêu thụ thường xuyên.
  • Nước uống glucose: Một số người sử dụng nước uống glucose hoặc gel glucose được thiết kế đặc biệt để điều trị hạ đường huyết. Những sản phẩm này rất hiệu quả vì chúng chứa glucose, nhanh chóng được hấp thụ vào máu.
  • Nước dừa: Nước dừa chứa nhiều chất điện giải như kali, magie, và natri, giúp bù đắp năng lượng và duy trì cân bằng điện giải trong cơ thể. Điều này đặc biệt hữu ích khi cơ thể bị mất nước hoặc mệt mỏi do hạ đường huyết. Uống nước dừa sau khi bổ sung đường nhanh chóng có thể giúp cơ thể phục hồi tốt hơn.

Xem thêm: Xử trí hạ đường huyết

tụt đường huyết nên uống gì
Đường trong máu thấp có thể uống nước dừa.

Hạ đường huyết nên ăn gì?

Bên cạnh việc uống đồ uống có đường, việc ăn một số thực phẩm nhất định sẽ giúp duy trì mức đường trong máu ổn định sau khi đã xử lý tình trạng hạ đường huyết. Dưới đây là một số thực phẩm bạn có thể ăn khi bị giảm đường huyết hoặc bổ sung vào bữa ăn chính để suy trì đường trong máu ổn định.

Bánh mì nguyên cám

Bánh mì nguyên cám là nguồn carbohydrate phức tạp, giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể. Loại bánh mì này tiêu hóa chậm hơn so với bánh mì trắng, giúp duy trì mức đường huyết ổn định hơn. Khi kết hợp với một ít protein, như trứng hoặc phô mai, bánh mì nguyên cám sẽ giúp bạn duy trì cảm giác no lâu và giữ cho mức đường trong máu ổn định.

Trứng

Trứng là thực phẩm giàu protein và chất béo lành mạnh, giúp duy trì mức đường huyết ổn định. Trứng còn cung cấp vitamin B12 và choline, hỗ trợ sức khỏe não bộ. Khi bị hạ đường huyết, trứng giúp cơ thể bạn hấp thụ đường một cách hiệu quả, đồng thời tránh tình trạng tăng đột ngột sau khi ăn.

Mật ong hoặc đường

Mật ong và đường đều là nguồn cung cấp glucose nhanh chóng giúp bạn tăng đường huyết ngay lập tức. Tuy nhiên, vì đây là nguồn đường đơn giản, bạn chỉ nên sử dụng trong tình huống cấp bách và theo dõi mức đường trong máu để tránh tăng đột ngột.

Phô mai

Phô mai là nguồn thực phẩm giàu protein và chất béo lành mạnh, giúp duy trì mức đường trong máu ổn định lâu dài. Khi kết hợp phô mai với các thực phẩm như bánh mì nguyên cám, phô mai… sẽ giúp giảm tốc độ hấp thu đường vào máu, ngăn ngừa tăng đột ngột glucose máu.

Chuối

Chuối là một trong những thực phẩm giàu carbohydrate tự nhiên, giúp bổ sung nhanh chóng lượng đường cần thiết cho cơ thể khi bị hạ đường huyết. Chuối còn chứa nhiều kali, một khoáng chất quan trọng giúp duy trì cân bằng điện giải trong cơ thể.

Táo, lê

Táo và lê là những loại trái cây giàu chất xơ và vitamin, giúp duy trì mức glucose máu ổn định. Chất xơ có trong táo và lê giúp làm chậm quá trình hấp thu đường, ngăn ngừa tình trạng đường trong máu tăng quá nhanh. Hai loại quả này còn cung cấp nhiều chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch.

tụt đường huyết nên uống gì
Bạn có thể ăn táo để duy trì mức glucose máu ổn định

Các loại hạt

Các loại hạt như hạt óc chó, hạnh nhân, hạt chia là nguồn cung cấp protein, chất béo lành mạnh, và chất xơ tuyệt vời. Chúng không chỉ giúp ổn định đường huyết mà còn hỗ trợ giảm cân và tăng cường sức khỏe tim mạch.

Ngoài ra, người bị hạ đường trong máu cần lưu ý các thực phẩm cần tránh như caffeine, rượu, đồ ăn nhiều đường tinh luyện và chất béo cao như bánh ngọt, kẹo, nước có ga. Khi tiêu thụ quá nhiều, chúng có thể làm dao động đường huyết và không duy trì được mức đường ổn định lâu dài.

Kiểm tra đường huyết chỉ 159k

  • Kiểm tra 3 chỉ số đường huyết và tầm soát tiểu đường.
  • Nhanh chóng, không chờ đợi với hệ thống 40 chi nhánh Diag.
  • Lấy mẫu ngoài giờ hành chính.
  • Có ngay kết quả trong vòng 24h qua Zalo.

GỌI LẠI CHO TÔI

Diag sẽ liên hệ lại trong vòng 5 phút

Tụt đường huyết nên làm gì?

Khi gặp tình trạng hạ đường huyết, điều quan trọng là phải hành động nhanh chóng để nâng mức đường trong máu trở lại ngưỡng an toàn. Dưới đây là các bước cần thực hiện khi bị hạ đường huyết:

  • Dừng ngay mọi hoạt động: Nếu bạn đang làm việc gì, ngay lập tức dừng lại và ngồi hoặc nằm xuống để tránh ngã hoặc bị thương do mất thăng bằng.
  • Kiểm tra đường huyết: Sử dụng máy đo đường trong máu cá nhân để kiểm tra mức đường trong máu. Nếu mức đường huyết của bạn dưới 70 mg/dL, điều đó có nghĩa là bạn đang bị hạ đường huyết và cần phải xử lý ngay lập tức.
  • Áp dụng quy tắc 15-15: Phương pháp phổ biến nhất để xử lý hạ đường huyết. Bạn cần:
    • Ăn hoặc uống một thứ có chứa 15 gram carbohydrate nhanh chóng, chẳng hạn như 1/2 đến 3/4 cốc nước trái cây, hai muỗng canh nho khô, một muỗng canh đường, một ly sữa không béo, hoặc 6 đến 8 viên kẹo nhỏ.
    • Đợi 15 phút để glucose máu tăng lên.
    • Kiểm tra lại mức đường trong máu. Nếu vẫn dưới 70 mg/dL, lặp lại quy trình cho đến khi mức đường huyết trở lại bình thường.
  • Ăn bữa ăn nhẹ: Sau khi mức đường trong máu đã ổn định, bạn cần ăn bữa ăn nhẹ chứa cả protein và carbohydrate để duy trì sự ổn định của đường huyết trong thời gian dài.
  • Gọi hỗ trợ nếu cần: Nếu mức glucose máu của bạn tụt xuống dưới 55 mg/dL cho thấy tình trạng hạ đường huyết nghiêm trọng. Bạn cần được sử dụng glucagon (theo chỉ dẫn của bác sĩ) hoặc gọi cấp cứu để được hỗ trợ.

Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo và không thay thế cho bất kỳ tư vấn y khoa nào. Nếu gặp các vấn đề về sức khỏe, bạn nên đến các cơ sở y tế để thăm khám.

Lời kết

Khi gặp phải tình trạng hạ đường huyết, điều quan trọng là phải xử lý kịp thời để tránh các biến chứng nguy hiểm. Việc nắm rõ “Tụt đường huyết nên uống gì?” hay “Hạ đường huyết nên ăn gì?” sẽ giúp bạn duy trì sức khỏe và phòng ngừa các tình huống khẩn cấp. Ngoài chú ý đến chế độ ăn uống, hãy luôn kiểm tra mức đường huyết của mình thường xuyên để đảm bảo rằng cơ thể luôn ở trong trạng thái cân bằng.