Theo dõi đường huyết tại nhà là cách hiệu quả để bảo vệ sức khỏe, đặc biệt đối với người mắc bệnh tiểu đường hoặc những ai có nguy cơ cao bị rối loạn đường huyết. Vậy cách đọc bảng theo dõi đường huyết thế nào? Tìm hiểu chi tiết qua bài viết bên dưới của Diag.
Khi nào nên theo dõi đường huyết tại nhà?
Mọi người được khuyến cáo nên chủ động theo dõi đường huyết thường xuyên ở nhà, đặc biệt là những người thuộc các trường hợp:
- Mắc bệnh đái tháo đường: Bệnh nhân cần theo dõi đường huyết để đảm bảo mức đường trong máu luôn ổn định. Đây là điều cần thiết trong việc kiểm soát bệnh, phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm.
- Thuộc nhóm có nguy cơ bị đái tháo đường: Đặc biệt là người béo phì, thừa cân, ít vận động, gia đình có tiền sử mắc bệnh.
- Phụ nữ bị đái tháo đường thai kỳ: Để đảm bảo thai nhi phát triển ổn định, giảm nguy cơ biến chứng như sinh khó, sinh non, tiền sản giật…
- Xuất hiện các triệu chứng bất thường: Mệt mỏi kéo dài, đi tiểu nhiều lần, khát nước, sụt cân nhanh chóng…
- Đang sử dụng thuốc ảnh hưởng đến đường huyết: Các loại như corticosteroid có thể gây tăng đường huyết nên cần theo dõi để bác sĩ có thể điều chỉnh.
Xem thêm: Cách kiểm soát đường huyết
Hướng dẫn cách theo dõi đường huyết ở nhà
Các bước đo đường huyết lần lượt như sau:
- Bước 1: Vệ sinh tay sạch sẽ bằng xà phòng và nước ấm, sau đó lau khô.
- Bước 2: Lắp kim lấy mẫu vào ống dẫn. Lưu ý điều chỉnh mức độ sâu của kim tùy theo từng loại da.
- Bước 3: Gắn que thử vào máy đo đường huyết máu. Đóng lọ chứa que ngay sau đó.
- Bước 4: Sát trùng tay và chờ khô. Sau đó đâm mũi kim vào đầu ngón tay, bóp nhẹ để lấy mẫu.
- Bước 5: Đợi đọc kết quả sau đó vài giây.
Những điều cần lưu ý:
- Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ khi đo đường huyết tại nhà.
- Ghi lại kết quả, thời gian đo để bác sĩ có cơ sở chẩn đoán.
- Que thử máu và máy đo phải trùng mã code.
- Kiểm tra theo từng thời điểm nhất định trong ngày, lý tưởng nhất trước và sau khi ngủ dậy, trước và 1 – 2 tiếng sau ăn.
- Không tái sử dụng que thử và kim lấy mẫu.
- Luân phiên lấy mẫu ở các ngón tay.
- Vệ sinh dụng cụ trước và sau lấy mẫu cẩn thận.
Kiểm tra đường huyết chỉ 159k
- Kiểm tra 3 chỉ số đường huyết và tầm soát tiểu đường.
- Nhanh chóng, không chờ đợi với hệ thống 40 chi nhánh Diag.
- Lấy mẫu ngoài giờ hành chính.
- Có ngay kết quả trong vòng 24h qua Zalo.
Diag sẽ liên hệ lại trong vòng 5 phút
Xem thêm: Đo đường huyết lúc nào chính xác nhất?
Cách đọc bảng theo dõi đường huyết tại nhà
Bảng theo dõi đường huyết tại nhà là bảng liệt kê những chỉ số đường huyết trong ngưỡng bình thường. Nội dung của bảng gồm chỉ số trước và sau khi ăn. Đây là công cụ nắm vai trò quan trọng trong việc quản lý đường huyết ngay tại nhà. Bảng được chia theo hai nhóm đối tượng chính: thai phụ và những trường hợp còn lại.
Bảng theo dõi đường huyết cho thai phụ
Thời điểm đo | Mức đường huyết lý tưởng |
Lúc bụng đói/trước khi ăn sáng | 60 – 90 mg/dL |
Trước bữa ăn | 60 – 90 mg/dL |
1 – 2 tiếng sau ăn | 100 – 120 mg/dL |
Bảng theo dõi đường huyết cho các trường hợp còn lại
Thời điểm đo | Mức đường huyết lý tưởng |
Buổi sáng khi đói (sau khi ngủ dậy) | 90 – 130 mg/dL |
Trước bữa ăn | 80 – 130 mg/dL |
2 tiếng sau ăn | <180 mg/dL |
Trước khi ngủ | 100 – 140 mg/dL |
2 – 3 tiếng sau ăn sáng | 100 – 120 mg/dL |
HbA1c ngẫu nhiên | < 5.7% |
Diễn đạt:
- Đường huyết < 70 mg/dL: Hạ đường huyết.
- Đường huyết > 180 mg/dL: Tăng đường huyết.
- Đường huyết < 50 mg/dL: Cần nạp đường ngay và thăm khám y tế.
- Đường huyết trong mức 70 – 90 mg/dL: Cần nạp đường khi xuất hiện dấu hiệu hạ đường huyết như run rẩy, chóng mặt, vã mồ hôi…
- Đường huyết trong mức 90 – 120 mg/dL: Mức lý tưởng.
- Đường huyết trong mức 120 – 160 mg/dL: Cần đo đường huyết định kỳ. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ để thay đổi lối sinh hoạt, ăn uống.
- Đường huyết > 160 mg/dL: Cần thăm khám và điều trị.
Cách duy trì mức đường huyết ổn định
Duy trì đường huyết ổn định là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe lâu dài. Bạn nên:
Có chế độ ăn uống lành mạnh
- Hạn chế đường và tinh bột: Tránh thực phẩm ngọt như bánh kẹo, nước ngọt. Ưu tiên ăn ngũ cốc nguyên hạt, rau xanh và các loại hạt.
- Chia nhỏ bữa ăn: Ăn 4–6 bữa nhỏ trong ngày giúp tránh tăng đường huyết đột ngột.
- Ăn đúng giờ: Không bỏ bữa, đặc biệt là bữa sáng.
Tập thể dục đều đặn
- Dành ít nhất 30 phút mỗi ngày cho các hoạt động như đi bộ, đạp xe, hoặc yoga.
- Tập luyện giúp cơ thể sử dụng đường hiệu quả hơn và ổn định mức đường huyết.
Quản lý stress
Stress có thể làm tăng đường huyết. Nên dành thời gian cho các hoạt động thư giãn như thiền, yoga hoặc nghe nhạc.
Sử dụng thuốc đúng chỉ định
- Nếu đang điều trị bằng thuốc, tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ.
- Không tự ý thay đổi liều lượng hoặc bỏ thuốc.
Theo dõi đường huyết định kỳ
- Kiểm tra đường huyết đều đặn để theo dõi xu hướng.
- Định kỳ đi khám bác sĩ để kiểm tra sức khỏe tổng quát và điều chỉnh kế hoạch điều trị nếu cần.
Tổng kết
Theo dõi đường huyết tại nhà là một phần quan trọng để kiểm soát sức khỏe, đặc biệt với những người mắc tiểu đường hoặc có nguy cơ cao. Việc làm này không chỉ giúp phát hiện sớm các bất thường mà còn giúp bạn duy trì mức đường huyết ổn định, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.
Xem thêm: Đo đường huyết ở đâu?