Rối loạn đường huyết là gì? Đây là tình trạng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nếu không được kiểm soát kịp thời. Tình trạng này liên quan đến sự hoạt động bất thường của hormone. Cùng Diag tìm hiểu về tình trạng này, nguyên nhân, cũng như cách phòng ngừa và điều trị hiệu quả.

Rối loạn đường huyết

Rối loạn đường huyết xảy ra khi lượng đường (glucose) trong máu không ổn định, bao gồm hai tình trạng chính:

Rối loạn đường huyết không chỉ gây bất tiện trong sinh hoạt mà còn cảnh báo các bệnh lý nghiêm trọng như đái tháo đường. Đặc biệt ở người mắc bệnh đái tháo đường, rối loạn đường huyết thường xuyên xảy ra do sự thiếu hụt hoặc bất thường trong việc sử dụng insulin. Điều này khiến đường tích tụ trong máu thay vì cung cấp năng lượng, dẫn đến các ảnh hưởng sức khỏe nguy hiểm cho người bệnh.

Rối loạn đường huyết kéo dài có thể gây tăng hoặc hạ đường huyết
Rối loạn đường huyết kéo dài có thể gây tăng hoặc hạ đường huyết.

Nguyên nhân và triệu chứng rối loạn đường huyết

Rối loạn đường huyết có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, tùy thuộc vào việc mức đường máu giảm quá thấp (hạ đường huyết) hoặc tăng quá cao (tăng đường huyết). Mỗi tình trạng đều có cơ chế riêng và gây ra các triệu chứng đặc trưng.

Hạ đường huyết

Hạ đường huyết là tình trạng rối loạn đường huyết khi mức đường trong máu giảm xuống dưới mức tối thiểu cần thiết để cơ thể hoạt động bình thường. Một số nguyên nhân phổ biến bao gồm:

  • Dùng quá liều insulin hoặc thuốc điều trị tiểu đường như insulin hoặc sulfonylurea, có thể làm giảm đường huyết đột ngột.
  • Bỏ bữa hoặc ăn không đủ chất gây thiếu năng lượng khiến đường huyết không ổn định.
  • Hoạt động thể lực quá mức mà không bổ sung đủ năng lượng có thể làm đường tiêu hao nhanh chóng, dẫn đến hạ đường huyết.
  • Bệnh lý tuyến tụy có thể gây sản xuất dư thừa hormone insulin, làm hạ đường huyết

Các triệu chứng điển hình của hạ đường huyết:

  • Cơ thể thiếu sinh lực dẫn đến cảm giác chóng mặt, choáng váng, mệt mỏi, và khó tập trung.
  • Đổ mồ hôi và run rẩy là phản ứng của hệ thần kinh giao cảm nhằm điều chỉnh lượng đường huyết.
  • Lo lắng và nhịp tim nhanh do cơ thể cảm nhận tình trạng căng thẳng từ mức đường thấp.
  • Buồn nôn và nhức đầu là dấu hiệu thường gặp khi não thiếu đường để hoạt động hiệu quả.

Tăng đường huyết

Tăng đường huyết là là tình trạng rối loạn đường huyết khi mức đường trong máu cao hơn bình thường, thường gặp ở người bị rối loạn insulin. Nguyên nhân chính bao gồm:

  • Thiếu hụt hoặc kháng insulin xảy ra khi cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc không sử dụng hiệu quả hormone này, khiến đường không được vận chuyển vào tế bào để tạo năng lượng.
  • Chế độ ăn uống không kiểm soát như tiêu thụ quá nhiều thực phẩm chứa đường hoặc carbohydrate có thể làm tăng đột biến mức đường trong máu.
  • Lối sống ít vận động và căng thẳng kéo dài như hoạt động thể chất kém và stress liên tục có thể gây mất cân bằng hormone, làm tăng mức đường trong máu.

Triệu chứng nhận biết tăng đường huyết:

  • Khát nước và đi tiểu nhiều lần do cơ thể cố gắng loại bỏ lượng đường dư thừa qua nước tiểu, dẫn đến mất nước.
  • Mệt mỏi kéo dài do đường không được chuyển hóa thành năng lượng, làm cơ thể suy kiệt.
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân cũng là dấu hiệu cảnh báo do cơ thể bắt đầu phân hủy mỡ và cơ để tạo năng lượng thay vì sử dụng đường .
  • Do lượng đường cao làm ảnh hưởng đến mạch máu nhỏ ở võng mạc, gây suy giảm thị lực, mắt bị mờ.

Nếu không được kiểm soát, tăng đường huyết có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như tổn thương thần kinh, thận và tim mạch.

Xem thêm: Đường huyết sau ăn

Rối loạn đường huyết có chữa được không?

Việc điều trị rối loạn đường huyết cần dựa vào mức độ nghiêm trọng và nguyên nhân gây ra tình trạng này. Các biện pháp điều trị tập trung vào việc ổn định mức đường trong máu, ngăn ngừa các phát triển nguy hiểm và cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh.

1. Sử dụng thuốc hoặc insulin

Dùng thuốc hoặc insulin đúng liều lượng chỉ định để tránh tác dụng phụ và duy trì mức đường ổn định:

  • Thuốc hạ đường huyết hỗ trợ cải thiện khả năng sử dụng insulin hoặc giảm hấp thụ đường từ thực phẩm.
  • Insulin được sử dụng cho người mắc bệnh đái tháo đường hoặc không sản xuất đủ insulin tự nhiên, giúp đưa đường từ máu vào tế bào để tạo năng lượng.
Sử dụng thuốc hoặc insulin đúng chỉ định để duy trì đường huyết ổn định và tránh tác dụng phụ.
Sử dụng thuốc hoặc insulin đúng chỉ định để duy trì đường huyết ổn định và tránh tác dụng phụ.

2. Xử lý cấp cứu hạ đường huyết

Để tránh biến chứng nghiêm trọng như hôn mê, các bước xử lý gồm:

  • Bổ sung đường nhanh chóng bằng cách ănn hoặc uống thực phẩm có chứa đường đơn như kẹo ngọt, nước trái cây, hoặc viên đường glucose.
  • Theo dõi triệu chứng, nếu không cải thiện trong 10-15 phút, tiếp tục bổ sung đường hoặc tìm sự hỗ trợ y tế.
  • Điều chỉnh phác đồ, sau khi ổn định, kiểm tra và điều chỉnh liều thuốc hoặc insulin để tránh tái phát.

3. Kiểm tra đường huyết thường xuyên

  • Theo dõi tại nhà bằng máy đo đường huyết cá nhân để kiểm tra mức đường vào buổi sáng, sau bữa ăn, hoặc khi có triệu chứng bất thường.
  • Xét nghiệm máu định kỳ để đánh giá mức kiểm soát đường huyết lâu dài qua các xét nghiệm máu (như HbA1c).
  • Ghi chép lại các chỉ số đo và triệu chứng để bác sĩ điều chỉnh phương pháp điều trị hiệu quả hơn.

Kiểm tra đường huyết chỉ 159k

  • Kiểm tra 3 chỉ số đường huyết và tầm soát tiểu đường.
  • Nhanh chóng, không chờ đợi với hệ thống 40 chi nhánh Diag.
  • Lấy mẫu ngoài giờ hành chính.
  • Có ngay kết quả trong vòng 24h qua Zalo.

GỌI LẠI CHO TÔI

Diag sẽ liên hệ lại trong vòng 5 phút

Phòng ngừa rối loạn đường huyết

Phòng ngừa rối loạn đường huyết không chỉ giúp duy trì sức khỏe mà còn giảm nguy cơ biến chứng nghiêm trọng liên quan đến mức đường trong máu bất thường. Những phương pháp ngừa rối loạn đường huyết hiệu quả

  • Tăng cường thực phẩm giàu chất xơ như cải bó xôi, bông cải xanh, và mồng tơi chứa ít carbohydrate giúp ổn định mức đường huyết và cải thiện tiêu hóa. Chất xơ làm chậm quá trình hấp thụ đường , tránh hiện tượng đường máu tăng đột biến.
  • Lựa chọn ngũ cốc nguyên hạt như Llúa mạch, yến mạch, hoặc gạo lứt cung cấp năng lượng bền vững và không làm tăng đột biến đường huyết. Chúng cũng giàu vitamin và khoáng chất hỗ trợ quá trình chuyển hóa.
  • Hạn chế đồ ngọt và thực phẩm chế biến sẵnchỉ số đường huyết cao làm tăng nhanh mức đường, gây áp lực lên tuyến tụy. Nên thay thế bằng thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp như khoai lang, yến mạch.
  • Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày giúp duy trì mức đường ổn định, tránh tình trạng hạ hoặc tăng đường huyết đột ngột.
  • Hoạt động thể chất thường xuyên giúp cơ thể sử dụng đường hiệu quả, tăng độ nhạy insulin và duy trì mức đường huyết ổn định. Nên tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, 5 ngày một tuần, để luyện tập. Điều chỉnh cường độ tập phù hợp với thể trạng và sức khỏe của bản thân. Tránh tập luyện quá mức mà không bổ sung đủ năng lượng, vì điều này có thể gây hạ đường huyết.
  • Giảm căng thẳng (stress) do căng thẳng kéo dài làm tăng hormone cortisol, gây ảnh hưởng tiêu cực đến mức đường huyết.
  • Ngủ đủ giấc 7-8 tiếng mỗi đêm để cơ thể phục hồi và duy trì sức khỏe. Thiếu ngủ làm rối loạn hoạt động của các hormone như insulin và glucagon, ảnh hưởng đến khả năng quản lý đường huyết.
  • Thiết lập thời gian nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá sức hoặc thức khuya kéo dài, vì điều này không chỉ gây căng thẳng mà còn làm suy giảm chức năng tuyến tụy.
Tăng cường thực phẩm giàu chất xơ giúp ổn định mức đường huyết và cải thiện tiêu hóa.
Tăng cường thực phẩm giàu chất xơ giúp ổn định mức đường huyết và cải thiện tiêu hóa.

Tổng kết

Rối loạn đường huyết là vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, nhưng có thể kiểm soát nếu bạn duy trì lối sống lành mạnh và tuân thủ hướng dẫn y tế. Hãy chú ý đến các triệu chứng nghi ngờ rối loạn đường huyết của cơ thể, kiểm tra định kỳ để chẩn đoán, điều trị kịp thời và bảo vệ sức khỏe lâu dài.