Rối loạn đường huyết thai kỳ là tình trạng mức đường huyết trong cơ thể mẹ bầu cao hơn mức bình thường. Tuy nhiên, chỉ số đường huyết trong giai đoạn này vẫn chưa đạt ngưỡng chẩn đoán tiểu đường type 2. Tình trạng này có thể xảy ra trong suốt thai kỳ, thường là trong tam cá nguyệt thứ hai hoặc ba. Tìm hiểu chi tiết hơn cùng Diag qua bài viết bên dưới.
Rối loạn đường huyết thai kỳ là gì?
Rối loạn đường huyết (Gestational diabetes) là tình trạng mẹ bầu bị tăng đường huyết trong thai kỳ dù không có tiền sử bệnh tiểu đường trước đó. Tình trạng này thường xảy ra trong tam cá nguyệt thứ hai hoặc ba, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và thai nhi nếu không kiểm soát.
Cơ chế chính của rối loạn đường huyết thai kỳ liên quan đến sự thay đổi trong cách cơ thể sử dụng glucose. Trong giai đoạn thai kỳ, nhau thai sẽ tăng sản xuất các hormone hỗ trợ thai nhi phát triển. Tuy nhiên, các hormone này cũng khiến cơ thể không sử dụng insulin hiệu quả, dẫn đến tình trạng kháng insulin.
Kháng insulin xảy ra khi cơ thể không thể sử dụng insulin hiệu quả để vận chuyển glucose từ máu vào tế bào. Điều này dẫn đến mức đường huyết tăng cao. Lúc này, tuyến tụy phải sản xuất nhiều insulin hơn để xử lý. Nếu không sản xuất đủ thì mức đường huyết trong máu vẫn tăng cao, gây rối loạn đường huyết.
Xem thêm: Dấu hiệu mẹ bầu bị tăng đường huyết
Nguyên nhân gây rối loạn dung nạp đường huyết khi mang thai
Rối loạn đường huyết gồm hai dạng chính: Tăng đường huyết và hạ đường huyết.
Nguyên nhân của tăng đường huyết (Hyperglycemia) gồm:
- Tiểu đường type 1, type 2, và tiểu đường thai kỳ.
- Do stress hoặc các bệnh lý khác (như hội chứng Cushing).
- Chế độ ăn nhiều đường và tinh bột.
- Không hoặc ít tập thể dục.
Nguyên nhân gây hạ đường huyết (Hypoglycemia) gồm:
- Dùng thuốc insulin hoặc thuốc hạ đường huyết quá nhiều, kéo dài.
- Không ăn đủ bữa hoặc bỏ bữa, đặc biệt khi đang dùng thuốc tiểu đường.
- Tập thể dục cường độ cao mà không bổ sung năng lượng.
Triệu chứng và biến chứng của rối loạn đường huyết thai kỳ
Tăng đường huyết
Tăng đường huyết là tình trạng mức glucose (đường) trong máu tăng cao bất thường. Các triệu chứng liên quan đến tăng đường huyết gồm:
- Cảm giác khát nước và buồn tiểu nhiều hơn.
- Mờ mắt, mệt mỏi, và đau đầu.
- Cảm giác đói cồn cào.
- Khó tập trùng.
- Dễ nhiễm nấm, nhiễm trùng hơn bình thường.
Nếu tăng đường huyết kéo dài không kiểm soát có thể ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và thai nhi:
- Tăng nguy cơ cao huyết áp, tiền sản giật ở mẹ.
- Tăng nguy cơ sinh mổ do thai nhi quá lớn.
- Nhiễm trùng thai kỳ như nhiễm trùng đường tiểu, nhiễm trùng âm đạo.
- Tăng nguy cơ mắc tiểu đường type 2 trong tương lai.
- Có thể gây sinh non, bé gặp các vấn đề như suy hô hấp và phát triển.
- Rối loạn hô hấp, hạ đường huyết sau sinh ở thai nhi.
Xem thêm: Chỉ số đường huyết sau sinh
Hạ đường huyết
Hạ đường huyết (Hypoglycemia) là tình trạng mức đường huyết của mẹ bầu thấp hơn mức bình thường. Vấn đề xảy ra khi cơ thể mẹ không đủ glucose (đường) để cung cấp năng lượng cho cơ thể và thai nhi. Triệu chứng của hạ đường huyết thai kỳ gồm:
- Chóng mặt, run rẩy.
- Người xanh xao, mệt mỏi, và đổ nhiều mô hôi.
- Nhịp tim đập nhanh.
- Đói bụng.
- Đau đầu, lú lẫn.
- Lo lắng, cáu kỉnh.
Nếu không xử lý kịp thời, hạ đường huyết có thể dẫn đến nhiều biến chứng cho mẹ và thai nhi:
- Ngất xỉu.
- Thiếu oxy và dưỡng chất cung cấp cho thai nhi, ảnh hưởng đến sự phát triển.
- Tăng nguy cơ thai yếu, sinh non.
- Co giật, hôn mê nhưng hiếm gặp hơn.
Phương pháp chẩn đoán rối loạn đường huyết thai kỳ
Trong tam cá nguyệt thứ hai (tuần thứ 24 đến 28), mẹ bầu sẽ được chỉ định kiểm tra đường huyết thai kỳ. Ngoài ra, mẹ bầu thừa cân, béo phì, có tiền sử từng mắc bệnh hoặc gia đình có người bệnh sẽ thực hiện sớm hơn, có thể vào lần khám thai đầu tiên.
Các phương pháp chẩn đoán rối loạn đường huyết thai kỳ gồm:
- Xét nghiệm thử glucose (GCT): Sàng lọc nguy cơ tiểu đường thai kỳ. Dựa trên kết quả, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện thêm các xét nghiệm chẩn đoán khác hay không.
- Xét nghiệm dung nạp glucose đường uống (OGTT): Đo lường khả năng cơ thể sử dụng và dung nạp glucose. Kết quả xét nghiệm có giá trị trong chẩn đoán tiểu đường thai kỳ ở mẹ bầu và các vấn đề liên quan đến rối loạn đường huyết khi mang thai.
- Xét nghiệm đường huyết lúc đói: Xét nghiệm cận lâm sàng để chẩn đoán tiểu đường thai kỳ, các vấn đề rối loạn đường huyết khác. Ngoài ra, xét nghiệm còn được dùng để theo dõi hiệu quả điều trị ở mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ.
Kiểm tra đường huyết chỉ 159k
- Kiểm tra 3 chỉ số đường huyết và tầm soát tiểu đường.
- Nhanh chóng, không chờ đợi với hệ thống 40 chi nhánh Diag.
- Lấy mẫu ngoài giờ hành chính.
- Có ngay kết quả trong vòng 24h qua Zalo.
Diag sẽ liên hệ lại trong vòng 5 phút
Xem thêm: Chỉ số glucose trong nước tiểu khi mang thai
Giải đáp thắc mắc về rối loạn đường huyết thai kỳ
1. Phương pháp điều trị rối loạn đường huyết ở mẹ bầu là gì?
Dựa trên tình trạng bệnh và thể trạng mỗi người mà bác sĩ có thể gợi ý các phương pháp điều trị như:
- Thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh, nhiều chất xơ, protein nạc lành mạnh. Hạn chế ăn thực phẩm nhiều đường, tinh bột và thức ăn chế biến sẵn.
- Kiểm soát khẩu phần ăn. Tránh ăn quá nhiều để gây tăng đường huyết đột ngột sau ăn.
- Không bỏ bữa để tránh hạ đường huyết.
- Vận động nhẹ nhàng 30 phút/ngày để kiểm soát đường huyết, giảm căng thẳng. Mẹ bầu có thể thử yoga, đi bộ, hay bơi lội.
- Theo dõi đường huyết vào sáng sớm, trước và sau bữa ăn để kịp thời phát hiện bất thường.
- Tiêm insulin để duy trì đường huyết ổn định. Chỉ thực hiện khi các phương pháp khác không hiệu quả và cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước.
Lưu ý: Mẹ bầu cần tham khảo ý kiến bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng để có chế độ ăn uống phù hợp. Tuyệt đối không tự ý sử dụng insulin hoặc các loại thuốc truyền miệng khác có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe.
2. Phòng ngừa rối loạn đường huyết thai kỳ như thế nào?
Để phòng ngừa rối loạn đường huyết trong thai kỳ, mẹ bầu nên:
- Duy trì mức cân nặng ổn định. Giảm cân (nếu béo phì) để hạn chế nguy cơ bị tăng đường huyết khi mang thai.
- Tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh giàu chất xơ, protein nạc.
- Kiểm soát khẩu phần ăn. Tránh ăn quá nhiều trong mỗi bữa để làm tăng đường huyết đột ngột.
- Vận động nhẹ nhàng 30 phút/ ngày để cải thiện khả năng sử dụng glucose, giảm nguy cơ tiểu đường thai kỳ.
- Theo dõi sức khỏe trước và trong thai kỳ, đặc biệt đối với mẹ bầu từng bị tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai trước hoặc gia đình có người bị tiểu đường.
Địa chỉ thực hiện xét nghiệm đường huyết thai kỳ uy tín
Hiện nay, Diag là trung tâm y khoa chuyên cung cấp dịch vụ xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh chất lượng cao. Các kết quả tại Diag được tin tưởng nhờ độ chính xác, nhanh chóng, có giá trị cao trong việc điều trị. Diag cung cấp các dịch vụ xét nghiệm, chẩn đoán bệnh lý đường huyết với chi phí tiết kiệm nhất hiện nay.
Khách hàng có nhu cầu xét nghiệm đường huyết có thể liên hệ trực tiếp với đội ngũ Diag thông qua các kênh sau:
- Trang chủ Diag: https://diag.vn/
- Hotline: 1900 1717
Rối loạn đường huyết thai kỳ tiềm ẩn nguy cơ gây ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe mẹ và bé. Kiểm soát đường huyết ổn định là điều cần thiết để mẹ bầu có thai kỳ khỏe mạnh, an toàn.