Rối loạn dung nạp glucose là bệnh gì? Trong bài viết này, hãy cùng Diag tìm hiểu về tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết. Bên cạnh đó, Diag cũng chia sẻ những chỉ số chỉ ra sự suy giảm dung nạp glucose cùng cách chẩn đoán và điều trị hiệu quả nhất.

Rối loạn dung nạp glucose là gì?

Đây là một tình trạng sức khỏe khi cơ thể không thể dung nạp glucose (đường) từ thức ăn một cách hiệu quả. Từ đó dẫn đến sự rối loạn dung nạp đường huyết. Lúc này mức glucose trong máu cao hơn ngưỡng bình thường nhưng vẫn chưa đủ cao để được xác định là mắc bệnh đái tháo đường. Đây là một dấu hiệu cảnh báo cho thấy cơ thể gặp khó khăn trong việc sử dụng insulin để chuyển hóa glucose.

Rối loạn dung nạp glucose xảy ra khi cơ thể không thể xử lý đường hiệu quả.
Rối loạn dung nạp glucose xảy ra khi cơ thể không thể xử lý đường hiệu quả.

Nguyên nhân khiến cơ thể không dung nạp glucose

Khi bạn ăn, thức ăn được chuyển hóa thành đường glucose và được đưa vào máu. Lúc này, tuyến tụy sẽ tiết ra insulin để kích thích tế bào hấp thụ glucose để chuyển hóa thành năng lượng cho cơ thể. Tuy nhiên, quá trình này sẽ bị gián đoạn ở những người mắc rối loạn dung nạp glucose. Nguyên nhân do cơ thể sản xuất insulin quá ít hoặc các tế bào trở nên kháng insulin, dẫn đến lượng đường huyết tăng cao hơn bình thường.

Ngoài ra, tình trạng rối loạn dung nạp glucose còn do một số yếu tố nguy cơ tác động đến như:

  • Thừa cân, béo phì: Mỡ thừa khi tích tụ quá nhiều sẽ tiết ra các chất gây viêm, từ đó làm giảm khả năng đáp ứng của các tế bào với insulin. Mỡ thừa còn kích thích gan sản xuất nhiều glucose, gây áp lực lên tuyến tụy và giảm sản xuất insulin.
  • Ít vận động: Thói quen sống này khiến cơ bắp không sử dụng được nhiều glucose, đồng thời cơ thể cũng tích trữ nhiều mỡ hơn. Những yếu tố nguy cơ này đều góp phần làm tăng tình trạng kháng insulin.
  • Di truyền: Nếu trong gia đình có người mắc bệnh tiểu đường type 2 hoặc rối loạn dung nạp glucose, nguy cơ bạn mắc bệnh sẽ cao hơn.
  • Phụ nữ từng mắc tiểu đường thai kỳ có nguy cơ bị rối loạn dung nạp glucose khi mang thai.

Xem thêm: Glucose khan

Stress là một yếu tố nguy cơ gây rối loạn dung nạp đường huyết.
Stress là một yếu tố nguy cơ gây rối loạn dung nạp đường huyết.

Dấu hiệu nhận biết rối loạn glucose máu

Một người bị rối loạn dung nạp glucose không phải lúc nào cũng biểu hiện tất cả triệu chứng. Tuy nhiên, một số dấu hiệu có thể gợi ý tình trạng này như sau:

  • Khát nước nhiều.
  • Đi tiểu thường xuyên.
  • Luôn cảm thấy đói.
  • Cảm thấy mệt mỏi, uể oải, hoặc suy nhược.
  • Mờ mắt, suy giảm thị lực.
  • Khô da, khô miệng.
  • Tê bì tay chân.
  • Sụt cân bất thường, không rõ nguyên nhân.

Xem thêm: Glucose máu

Chẩn đoán rối loạn chuyển hóa glucose

Tình trạng tăng đường huyết, mặc dù chưa đến mức tiểu đường, vẫn được xem là rối loạn dung nạp glucose. Để chẩn đoán thì bác sĩ sẽ dựa theo các tiêu chí test dung nạp glucose bất thường từ Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA).

Tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn dung nạp glucose theo ADA như sau:

  • Đường huyết lúc đói: Từ 5.6 mmol/L (100 mg/dL) trở lên.
  • HbA1c: Từ 5.7% (39 mmol/mol) trở lên.
  • Nghiệm pháp dung nạp glucose – lúc đói: Từ 5.6 mmol/L (100 mg/dL) trở lên.
  • Nghiệm pháp dung nạp glucose – sau 2 giờ: từ 7.8 mmol/L (140 md/dL) trở lên.

Kiểm tra đường huyết chỉ 159k

  • Kiểm tra 3 chỉ số đường huyết và tầm soát tiểu đường.
  • Nhanh chóng, không chờ đợi với hệ thống 40 chi nhánh Diag.
  • Lấy mẫu ngoài giờ hành chính.
  • Có ngay kết quả trong vòng 24h qua Zalo.

GỌI LẠI CHO TÔITìm chi nhánh

Diag sẽ liên hệ lại trong vòng 5 phút

Cách điều trị rối loạn dung nạp đường huyết

Phương pháp điều trị rối loạn dung nạp glucose tập trung vào việc kiểm soát đường huyết và ngăn ngừa tiến triển thành đái tháo đường. Tuy nhiên, thực tế có hai loại đái tháo đường là type 1 và type 2, do đó phương án điều trị cũng có sự khác biệt.

Điều trị rối loạn dung nạp glucose gây đái tháo đường type 2

Đái tháo đường loại 2 chủ yếu là do sự tích tụ mỡ và glucose trong máu cao. Vậy nên người bệnh cần thay đổi chế độ ăn lành mạnh cùng lối sống khoa học hơn. Cụ thể như sau:

  • Tăng cường ăn nhiều rau củ quả, cá béo, ngũ cốc nguyên hạt, và các loại đậu.
  • Hạn chế thực phẩm chứa nhiều đường như bánh kẹo, nước ngọt, thực phẩm ngọt.
  • Giảm tiêu thụ các món ăn chiên xào, thực phẩm chế biến sẵn, mỡ động vật.
  • Chia bữa ăn thành các bữa nhỏ, tránh ăn quá nhiều cùng một lúc.
  • Tránh đồ uống có cồn hoặc sử dụng với mức độ vừa phải.
  • Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày.
  • Giảm cân nếu đang trong tình trạng thừa cân hoặc béo phì. Tuy nhiên cần tham khảo bác sĩ để biết khối lượng cần giảm là bao nhiêu.
  • Quản lý tốt các yếu tố nguy cơ khác như huyết áp, mỡ máu, giảm căng thẳng. Chú ý nên thực hiện theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
  • Chủ động kiểm tra đo đường huyết tại nhà hoặc tại trung tâm y tế để kiểm soát bệnh tốt hơn. Nếu không có cải thiện, cân nhắc thay đổi phác đồ điều trị dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.

Những trường hợp không thể cải thiện tình trạng rối loạn chuyển hóa thì bác sĩ sẽ cân nhắc điều trị với thuốc. Trong đó bao gồm các loại thuốc ức chế men chuyển, thuốc cholesterol hoặc các loại thuốc trị tiểu đường như metformin.

Xem thêm: Glucose niệu

Ăn uống lành mạnh là cách điều trị rối loạn chuyển hóa đường rất hiệu quả.
Ăn uống lành mạnh là cách điều trị rối loạn chuyển hóa đường rất hiệu quả.

Điều trị rối loạn dung nạp glucose gây đái tháo đường type 1

Nguyên nhân của đái tháo đường loại 1 là do sự tự miễn dịch mà không phải do các yếu tố ăn uống hoặc lối sống. Nghĩa là tuyến tụy không thể tự sản xuất insulin để điều hòa quá trình chuyển hóa glucose trong cơ thể, dẫn đến đường huyết tăng cao. Do đó cách điều trị sẽ phụ thuộc vào việc tiêm thuốc insulin.

Tiêm insulin là phương pháp hiệu quả nhất hiện nay để cải thiện tình trạng suy giảm khả năng dung nạp glucosetiểu đường type 1. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần duy trì chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt cân bằng. Điều này sẽ giúp kiểm soát sự biến động huyết hiệu quả hơn.

Hướng dẫn phòng ngừa tình trạng rối loạn dung nạp glucose

Tương tự như cách điều trị, việc phòng bệnh cũng tập trung vào thay đổi lối sống khoa học cùng một chế độ ăn lành mạnh.

  • Ăn uống khoa học: Hạn chế thực phẩm nhiều đường, đồ chiên rán, thức ăn nhanh. Tăng cường ăn nhiều chất xơ từ rau củ quả, ngũ cốc nguyên hạt và các loại chất béo tốt.
  • Tăng cường hoạt động thể chất: Tập luyện thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày và cần duy trì ít nhất 5 ngày một tuần.
  • Duy trì cân nặng hợp lý: Giảm cân nếu cần thiết khoảng 5 – 10% trọng lượng cơ thể. Tuy nhiên cần giảm cân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
  • Quản lý căng thẳng: Chú ý giảm bớt các hoạt động có thể gây stress.
  • Ngủ đủ giấc: Duy trì giấc ngủ chất lượng từ 7 – 8 giờ mỗi đêm.

Lời kết

Như vậy, bài viết đã chia sẻ đầy đủ thông tin về tình trạng rối loạn dung nạp glucose. Đây là một vấn đề sức khỏe đáng chú ý, vì nó có thể dẫn đến đái tháo đường type 2 và nhiều bệnh lý nguy hiểm khác.

 

Xem thêm: Sự khác nhau giữa glucose và HbA1c