Đường huyết là một yếu tố quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của cơ thể, đặc biệt là đối với những người mắc bệnh tiểu đường. Việc kiểm soát chỉ số đường huyết là rất cần thiết để ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng. Hãy cùng tìm hiểu về chứng hạ đường huyết và những yếu tố liên quan qua nội dung bài viết của Diag.

Hạ đường huyết là gì?

Hạ đường huyết, hay còn gọi là tụt đường huyết (Hypoglycemia) là tình trạng xảy ra khi mức đường trong máu giảm xuống dưới mức bình thường, gây hại cho cơ thể. Nếu không được điều trị kịp thời, hạ đường huyết nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và cần can thiệp y tế khẩn cấp.

  • Đối với hầu hết những người mắc bệnh tiểu đường, hạ đường huyết xảy ra khi mức đường huyết xuống dưới 70 mg/dL (3,9 mmol/L).
  • Đối với những người không mắc bệnh đái tháo đường, hạ đường huyết được coi là khi mức đường huyết dưới 55 mg/dL (3,1 mmol/L).

Lưu ý: 

  • Chỉ số tham chiếu có thể thay đổi tùy theo phòng xét nghiệm và chỉ có giá trị tham khảo.
  • Phạm vi tham chiếu trên kết quả xét nghiệm tại Diag thay đổi dựa trên dữ liệu khoa học mới nhất và có thể không khớp hoàn toàn với bài viết này trong một số ít trường hợp website chưa kịp cập nhật.

Xem thêm: Hạ đường huyết và tụt huyết áp

hạ đường huyết
Hạ đường huyết là tình trạng đường trong máu giảm xuống dưới mức bình thường

Triệu chứng hạ đường huyết

Thông thường, các triệu chứng hạ đường huyết đột ngột xuất hiện và có thể thay đổi từ nhẹ đến nặng. Một người cũng có thể trải qua các biểu hiện khác nhau trong mỗi lần hạ đường huyết, chẳng hạn:

  • Triệu chứng đầu tiên của hạ đường huyết:
    • Run rẩy hoặc rùng mình.
    • Đổ mồ hôi và lạnh người.
    • Cảm giác đói cực độ (polyphagia).
    • Nhịp tim nhanh.
    • Chóng mặt, lâng lâng.
    • Mất tập trung.
    • Lo âu hoặc cáu gắt.
    • Da xanh tái.
    • Tê hoặc ngứa ở môi, lưỡi, hoặc má.
  • Triệu chứng hạ đường huyết nghiêm trọng:
    • Mờ mắt hoặc nhìn đôi.
    • Nói lắp hoặc nói ngọng.
    • Mất thăng bằng hoặc khó khăn trong việc phối hợp.
    • Bối rối, mất phương hướng.
    • Co giật.
    • Mất ý thức.
  • Triệu chứng của hạ đường huyết ban đêm (hạ đường huyết khi ngủ):
    • Ngủ không yên.
    • Ra mồ hôi ướt đẫm áo ngủ hoặc drap giường.
    • Kêu la trong khi ngủ.
    • Mơ thấy ác mộng.
    • Cảm thấy mệt mỏi, mất phương hướng, hoặc bối rối khi thức dậy.

Tại sao bị hạ đường huyết?

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây hạ đường huyết, được chia thành các yếu tố liên quan đến bệnh đái tháo đường và các yếu tố không liên quan đến bệnh đái tháo đường.

Nguyên nhân liên quan đến bệnh tiểu đường

  • Dùng quá liều insulin hoặc thuốc trị tiểu đường: Đối với những người mắc bệnh đái tháo đường, hạ đường huyết thường là tác dụng phụ của các loại thuốc dùng để trị bệnh. Điều này bao gồm insulin (đối với người mắc tiểu đường type 1) hoặc các thuốc trị tiểu đường khác (đối với người bệnh tiểu đường type 2). Nếu dùng quá liều insulin, thuốc hoặc cơ thể trở nên nhạy cảm hơn với insulin, mức đường huyết có thể giảm.
  • Ăn không đủ bữa: Nếu người bệnh đái tháo đường không ăn đủ bữa hoặc ăn ít hơn bình thường, đường huyết có thể giảm. Điều này xảy ra vì cơ thể không có đủ đường trong máu để cân bằng với mức insulin.
  • Vận động thể chất quá mức: Tăng cường hoạt động thể chất, đặc biệt là khi tập luyện mạnh hoặc kéo dài hơn so với bình thường, có thể khiến cơ thể sử dụng nhiều đường hơn, dẫn đến tụt đường.
hạ đường huyết
Hạ đường huyết có thể do dùng quá liều insulin hoặc thuốc trị tiểu đường

Nguyên nhân không liên quan đến bệnh tiểu đường

  • Thuốc: Một số loại thuốc, chẳng hạn như quinine (dùng trong điều trị sốt rét), có thể làm giảm mức đường huyết. Tình trạng này phổ biến ở trẻ em hoặc những người có vấn đề về thận.
  • Lạm dụng rượu: Tiêu thụ rượu quá mức, đặc biệt khi bụng đói, có thể làm gián đoạn khả năng của gan trong việc giải phóng glucose từ các kho glycogen, dẫn đến hạ đường huyết.
  • Bệnh lý nghiêm trọng: Các bệnh như viêm gan, xơ gan, bệnh thận, nhiễm trùng nghiêm trọng…có thể làm suy giảm khả năng điều chỉnh đường huyết của cơ thể, dẫn đến hạ đường huyết.
  • Nhịn ăn kéo dài hoặc suy dinh dưỡng: Khi cơ thể không nhận đủ dinh dưỡng trong thời gian dài, tình trạng hạ đường huyết có thể xảy ra. Các rối loạn như suy dinh dưỡng hoặc chứng biếng ăn (anorexia nervosa) có thể khiến cơ thể thiếu hụt các kho glycogen cần thiết để sản xuất glucose.
  • Tăng sản xuất insulin (Insulinoma): Đây là một tình trạng hiếm gặp, khi các khối u ở tuyến tụy khiến cơ thể sản xuất quá mức insulin, dẫn đến hạ đường huyết.
  • Thiếu hụt hormone: Các vấn đề liên quan đến tuyến thượng thận hoặc tuyến yên, chẳng hạn như u tuyến, có thể làm giảm sản xuất các hormone cần thiết để điều chỉnh chuyển hóa glucose, dẫn đến hạ đường huyết. Trẻ em thiếu hormone tăng trưởng cũng có thể đối mặt với tình trạng này.

Kiểm tra đường huyết chỉ 159k

  • Kiểm tra 3 chỉ số đường huyết và tầm soát tiểu đường.
  • Nhanh chóng, không chờ đợi với hệ thống 40 chi nhánh Diag.
  • Lấy mẫu ngoài giờ hành chính.
  • Có ngay kết quả trong vòng 24h qua Zalo.

GỌI LẠI CHO TÔI

Diag sẽ liên hệ lại trong vòng 5 phút

Xem thêm: Hạ đường huyết trẻ em

Hạ đường huyết phản ứng

Trong một số trường hợp, bạn có thể gặp phải hạ đường huyết phản ứng (hạ đường huyết sau bữa ăn). Đặc biệt, những người đã trải qua các phẫu thuật ảnh hưởng đến chức năng dạ dày, chẳng hạn như phẫu thuật cắt dạ dày sẽ dễ gặp tình trạng này. Nguyên nhân cụ thể của tình trạng này không phải lúc nào cũng rõ ràng, nhưng người ta cho rằng quá trình tiêu hóa hoặc sự bài tiết insulin sau khi ăn.

Biến chứng của hạ đường huyết

Nếu không được điều trị hoặc quản lý đúng cách, có thể dẫn đến các biến chứng hạ đường huyết nghiêm trọng như:

  • Co giật.
  • Hôn mê.
  • Tử vong.
  • Suy đa cơ quan.
  • Bệnh tim mạch.
  • Tổn thương não vĩnh viễn.
  • Mất nhận thức về hạ đường huyết.
hạ đường huyết
Hạ đường huyết có thể dẫn đến hôn mê, suy đa cơ thậm chí tử vong

Chẩn đoán hạ đường huyết

Chẩn đoán hạ đường huyết thường dựa trên các triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm máu để đo mức glucose. Dưới đây là các bước cơ bản để chẩn đoán hạ đường huyết.

Chẩn đoán ở người mắc bệnh tiểu đường

Cách duy nhất để biết bạn có bị hạ đường huyết hay không là kiểm tra mức đường huyết bằng máy đo đường huyết. Hầu hết các thiết bị này sử dụng mẫu máu nhỏ từ việc chích đầu ngón tay bằng một cây kim nhỏ. Ngoài ra, máy theo dõi glucose liên tục (CGM) là công cụ hữu ích để nhận diện và ngăn ngừa hạ đường huyết. Bạn có thể lập trình CGM để cảnh báo khi mức đường huyết của bạn giảm xuống quá thấp.

Chẩn đoán ở người không mắc tiểu đường

Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn bị hạ đường huyết có thể yêu cầu kiểm tra đường trong máu của bạn vài giờ một lần trong suốt thời gian nhịn ăn kéo dài. Bạn cũng cần thực hiện thêm các xét nghiệm để xác định nguyên nhân gây hạ đường huyết, chẳng hạn như các xét nghiệm hình ảnh để xem liệu có khối u nào gây ra các đợt hạ đường huyết hay không.

Đối với hạ đường huyết phản ứng, bác sĩ có thể đề nghị xét nghiệm dung nạp bữa ăn hỗn hợp (Mixed-Meal Tolerance Test – MMTT). Trong bài kiểm tra này, bạn sẽ uống một thức uống đặc biệt chứa protein, chất béo và đường. Thức uống này làm tăng mức đường huyết, khiến cơ thể bạn sản xuất nhiều insulin hơn. Sau đó, bác sĩ sẽ kiểm tra đường trong máu của bạn nhiều lần trong vòng 5 giờ tiếp theo.

Bạn có thể kiểm tra tình trạng đường huyết của mình tại các bệnh viện uy tín. Trong đó, Diag là đơn vị đi đầu trong việc cung cấp dịch vụ xét nghiệm đường huyết nhanh chóng, chính xác. Trung tâm với hơn 35 chi nhánh phân bố rộng khắp Thành phố Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh, thành phố lớn. Khách hàng có thể đến chi nhánh gần nhất để được tư vấn và xét nghiệm.

Kiểm tra đường huyết chỉ 159k

  • Kiểm tra 3 chỉ số đường huyết và tầm soát tiểu đường.
  • Nhanh chóng, không chờ đợi với hệ thống 40 chi nhánh Diag.
  • Lấy mẫu ngoài giờ hành chính.
  • Có ngay kết quả trong vòng 24h qua Zalo.

GỌI LẠI CHO TÔI

Diag sẽ liên hệ lại trong vòng 5 phút

Phương pháp điều trị tụt đường huyết

Nhiều người thắc mắc tụt đường huyết phải làm gì? Dưới đây là những cách xử lý khi bạn gặp phải tình trạng này.

Chữa trị hạ đường huyết ở bệnh nhân đang dùng thuốc hạ đường huyết

  • Cung cấp glucose ngay lập tức: Đối với những người đang trị bằng thuốc giảm đường như insulin hoặc sulfonylurea, khi mức glucose huyết tương giảm dưới 70 mg/dL (hoặc 3,9 mmol/L), họ cần bổ sung glucose ngay để tránh tình trạng giảm đường trong máu tiếp tục giảm. Những người có nguy cơ cao nên chuẩn bị sẵn glucagon hoặc dasiglucagon tại nhà và thành viên gia đình nên được hướng dẫn cách sử dụng trong tình huống cấp cứu.
  • Sử dụng thực phẩm chứa đường: Nếu bệnh nhân có khả năng ăn uống, họ có thể dùng nước trái cây, dung dịch sucrose hoặc glucose, ăn kẹo ngọt hoặc nhai viên glucose khi có dấu hiệu hạ đường trong máu.
  • Quy tắc 15 giây: Sau khi bổ sung 15g glucose hoặc sucrose, kiểm tra mức đường huyết sau 15 phút. Nếu mức glucose vẫn dưới 80 mg/dL (4,4 mmol/L), tiếp tục bổ sung thêm 15g glucose. Khi mức glucose đạt trên 80 mg/dL, bệnh nhân nên ăn một bữa ăn nhẹ chứa carbohydrate và protein phức hợp để duy trì mức đường huyết ổn định.
  • Sử dụng glucagon trong trường hợp không thể ăn uống: Đối với người lớn và trẻ em không thể ăn uống, có thể tiêm glucagon dưới da hoặc tiêm bắp với liều 0,5 mg cho trẻ dưới 25kg và 1mg cho trẻ từ 25kg trở lên. Glucagon dạng xịt mũi (3 mg) cũng có thể sử dụng cho người lớn và trẻ em từ 4 tuổi trở lên. Dasiglucagon (0,6 mg tiêm dưới da) cũng có thể được sử dụng cho người lớn và trẻ em từ 6 tuổi trở lên.
  • Điều trị hạ đường huyết tại bệnh viện: Hạ đường huyết sơ sinh và trẻ nhỏ nhập viện sẽ được tiêm tĩnh mạch dung dịch dextrose 10% với liều 2-3 mL/kg. Người lớn hoặc trẻ lớn hơn có thể được tiêm tĩnh mạch 50% dextrose, từ 50 đến 100 mL và có thể kết hợp truyền dung dịch dextrose 5%-10% liên tục cho đến khi các triệu chứng hạ đường huyết chấm dứt.
  • Tăng đường huyết sau hạ đường huyết: Sau khi trị hạ glucose máu, bệnh nhân có thể gặp tình trạng tăng đường huyết do tiêu thụ quá nhiều đường hoặc do sự phản ứng của hormone ngược điều hòa như glucagon, epinephrine, cortisol và hormone tăng trưởng.

Xem thêm: Hạ đường huyết sau ăn

hạ đường huyết
Bạn có thể kiểm tra đường huyết tại nhà hoặc đến các trung tâm y tế

Điều trị hạ đường huyết ở bệnh nhân không dùng thuốc hạ đường huyết

  • Cung cấp đường uống: Hạ đường huyết ở những người không dùng insulin hoặc sulfonylurea cũng cần phải trị bằng glucose uống, dextrose tiêm tĩnh mạch, hoặc glucagon.
  • Điều trị rối loạn chuyển hóa: Các bệnh lý gây hạ đường huyết như u tụy, các rối loạn chuyển hóa cần được chữa trị. Nếu có khối u tụy, có thể phẫu thuật cắt bỏ khối u.
  • Sử dụng thuốc hỗ trợ: Diazoxide và octreotide có thể được sử dụng để chữa trị triệu chứng hạ đường huyết trong khi bệnh nhân chờ phẫu thuật hoặc nếu từ chối phẫu thuật.
  • Hạ đường huyết sau cắt dạ dày: Bệnh nhân có thể cần chữa trị bằng các bữa ăn ít carbohydrate, hoặc thuốc acarbose để giảm tốc độ hấp thu glucose.

Xem thêm: Rối loạn đường huyết

Điều trị các yếu tố gây hạ đường huyết

  • Dừng thuốc gây hạ đường huyết: Dừng sử dụng rượu hoặc các loại thuốc gây hạ đường huyết như insulin hoặc sulfonylurea.
  • Điều trị các rối loạn khác: Các tình trạng suy gan, suy thận, suy tim và nhiễm trùng huyết cũng cần được chữa trị phù hợp theo các phương pháp điều trị đặc hiệu.

Xem thêm: Xử trí hạ đường huyết

Việc điều trị hạ đường huyết cần dụa vào tình trạng của từng người và được sự hướng dẫn của bác sĩ

Cách phòng ngừa tụt đường huyết

Để phòng tránh tình trạng tụt đường huyết, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau:

  • Ăn uống điều độ và hợp lý: Đảm bảo bữa ăn của bạn đủ dinh dưỡng và ăn đúng giờ. Bạn cần tránh bỏ bữa hoặc ăn quá ít vì điều này có thể làm giảm mức đường huyết.
  • Chọn thực phẩm có chỉ số glycemic thấp: Các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp giúp duy trì mức đường huyết ổn định, tránh tình trạng tụt đường huyết. Đặc biệt, bạn cần tránh lạm dụng rượu bia hay các chất kích thích.
  • Uống đủ nước: Duy trì lượng nước đủ trong cơ thể giúp cơ thể điều chỉnh mức đường huyết một cách hiệu quả.
  • Theo dõi mức đường huyết thường xuyên: Nếu bạn bị tiểu đường hoặc có nguy cơ mắc bệnh, việc kiểm tra định kỳ rất quan trọng để phát hiện sớm và xử lý kịp thời khi mức đường huyết giảm.
  • Tập thể dục đều đặn: Thực hiện các bài tập thể dục nhẹ nhàng giúp duy trì sức khỏe và ổn định mức đường huyết. Tuy nhiên, cần lưu ý ăn nhẹ trước khi tập để tránh tụt đường huyết.
  • Mang theo thực phẩm có đường: Đối với những người có nguy cơ hạ đường huyết, mang theo đồ ăn nhẹ như kẹo, nước ép trái cây, hoặc viên glucose có thể giúp xử lý tình huống nhanh chóng khi xảy ra hạ đường huyết.

Xem thêm: Đường huyết sau ăn

Lời kết

Hạ đường huyết là một tình trạng nguy hiểm nếu không được xử lý kịp thời, nhưng hoàn toàn có thể kiểm soát và phòng tránh. Việc duy trì một chế độ ăn uống hợp lý, luyện tập thể dục thường xuyên, và theo dõi đường huyết là những yếu tố quan trọng để bảo vệ sức khỏe. Nếu bạn có triệu chứng của hạ đường huyết, hãy tìm sự trợ giúp y tế ngay lập tức để tránh các biến chứng nghiêm trọng.

 

Xem thêm: