Hạ đường huyết và tụt huyết áp là hai tình trạng thường gây nhầm lẫn do có một số triệu chứng giống nhau. Tuy nhiên, hai tình trạng này xuất phát từ những nguyên nhân khác nhau và cần được xử lý đúng cách để tránh những biến chứng nghiêm trọng. Bài viết của Diag giúp bạn hiểu về hạ đường huyết và tụt huyết áp, từ đó nhận diện và phòng ngừa hiệu quả.
Tụt đường huyết và tụt huyết áp là gì?
Hạ đường huyết và tụt huyết áp là hai hiện tượng sức khỏe thường gặp, có thể gây ra những triệu chứng khó chịu và ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ thể nếu không được xử lý kịp thời. Tuy nhiên, hai bệnh lý này hoàn toàn khác nhau và việc phân biệt chúng giúp cho việc chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa hiệu quả hơn.
Hạ đường huyết là gì?
Hạ đường huyết là tình trạng lượng đường trong máu (glucose) giảm xuống dưới mức bình thường, thường là dưới 70 mg/dL. Đường huyết thấp có thể xảy ra khi cơ thể không có đủ glucose để cung cấp năng lượng cho hoạt động bình thường. Những người mắc bệnh tiểu đường, đặc biệt là những người đang sử dụng insulin hoặc thuốc điều trị, có nguy cơ bị hạ đường huyết cao hơn. Bỏ bữa, uống quá nhiều insulin hoặc thuốc tiểu đường, tập luyện quá sức mà không bổ sung năng lượng kịp thời… có thể là nguyên nhân dẫn đến hạ đường huyết.
Hạ huyết áp là gì?
Tụt huyết áp, hay còn gọi là hạ huyết áp, xảy ra khi huyết áp giảm xuống dưới mức bình thường, thường được coi là thấp nếu dưới 90/60 mmHg. Hạ huyết áp có thể do nhiều nguyên nhân như mất nước, bệnh tim, rối loạn nội tiết, hoặc phản ứng thuốc. Tình trạng này thường gặp ở người lớn tuổi nhưng có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào, đặc biệt khi đứng dậy đột ngột hoặc sau khi ăn.
Lưu ý:
- Chỉ số tham chiếu có thể thay đổi tùy theo phòng xét nghiệm và chỉ có giá trị tham khảo.
- Phạm vi tham chiếu trên kết quả xét nghiệm tại Diag thay đổi dựa trên dữ liệu khoa học mới nhất và có thể không khớp hoàn toàn với bài viết này trong một số ít trường hợp website chưa kịp cập nhật.
Xem thêm: Hạ đường huyết đột ngột
Phân biệt hạ đường huyết và tụt huyết áp
Việc hiểu rõ sự khác biệt giữa hai bệnh lý hạ đường huyết và tụt huyết áp không chỉ giúp bạn nhận diện sớm và có biện pháp xử lý kịp thời, mà còn hỗ trợ trong việc duy trì sức khỏe tổng thể. Dưới đây là các triệu chứng để nhận biết nhằm tránh nhầm lẫn và bảo vệ sức khỏe một cách hiệu quả.
Triệu chứng của hạ đường huyết
Nếu bị hạ đường huyết, các triệu chứng của hạ đường huyết có thể xuất hiện theo mức độ nặng dần bao gồm:
- Da lạnh, tái nhợt.
- Run rẩy.
- Đổ mồ hôi.
- Đau đầu.
- Đói hoặc buồn nôn.
- Nhịp tim đập nhanh hoặc không đều.
- Mệt mỏi.
- Cảm giác khó chịu, lo âu.
- Khó tập trung.
- Chóng mặt hoặc choáng váng.
- Cảm giác ngứa râm ran hoặc tê ở môi, lưỡi, hoặc má.
- Lú lẫn, hành vi bất thường, chẳng hạn như không thể hoàn thành các nhiệm vụ đơn giản.
- Mất khả năng phối hợp.
- Nói lắp.
- Mờ mắt hoặc nhìn đường hầm.
- Ác mộng (nếu đang ngủ).
- Co giật.
- Mất ý thức, hôn mê, thậm chí tử vong.
Nếu bạn có các triệu chứng trên có thể bạn đang gặp vấn đề với bệnh lý hạ đường huyết. Tuy nhiên, việc chẩn đoán cần được thực hiện bởi bác sĩ. Đặc biệt, bạn không nên tự mua thuốc để điều trị. Bạn nên đến các cơ sở y tế để thăm khám và được hướng dẫn điều trị phù hợp. Trung tâm y khoa Diag là một trong những đơn vị hàng đầu cung cấp dịch vụ xét nghiệm đường huyết chuẩn xác và nhanh chóng. Hiện nay, trung tâm có hơn 35 chi nhánh rộng khắp Thành phố Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh, thành phố lớn, bạn có thể đến chi nhánh gần nhất để được tư vấn chi tiết.
Đặc biệt, bạn có thể đăng ký tư vấn miễn phí qua số điện thoại hoặc Zalo sau khi nhận kết quả xét nghiệm. Đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao của Diag sẽ tư vấn cách xử lý ohuf hợp với tình trạng sức khỏe của bạn.
Kiểm tra đường huyết chỉ 159k
- Kiểm tra 3 chỉ số đường huyết và tầm soát tiểu đường.
- Nhanh chóng, không chờ đợi với hệ thống 40 chi nhánh Diag.
- Lấy mẫu ngoài giờ hành chính.
- Có ngay kết quả trong vòng 24h qua Zalo.
Diag sẽ liên hệ lại trong vòng 5 phút
Triệu chứng của tụt huyết áp
Triệu chứng của tụt huyết áp thường bao gồm:
- Chóng mặt hoặc cảm giác choáng váng.
- Ngất xỉu (syncope).
- Buồn nôn hoặc nôn mửa.
- Nhìn mờ hoặc méo mó.
- Thở nhanh, nông.
- Mệt mỏi hoặc yếu ớt.
- Cảm thấy uể oải, lừ đừ hoặc thiếu năng lượng.
- Lú lẫn.
- Bồn chồn hoặc có những thay đổi bất thường về hành vi (không hành động như bình thường).
Xem thêm: Hạ đường huyết gây tăng huyết áp
Biện pháp phòng ngừa hạ huyết áp và hạ đường huyết
Để phòng ngừa hạ đường huyết và tụt huyết áp, điều quan trọng là duy trì lối sống lành mạnh và kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ.
Biện pháp phòng tránh hạ đường huyết
Biến chứng đường trong máu thấp có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến các cơ quan trong cơ thể dẫn đến các bệnh tim, bệnh thận, bệnh gan… Khi mức đường trong máu quá thấp, não không đủ năng lượng để hoạt động, gây rối loạn nhận thức, mất trí nhớ, và có thể dẫn đến hôn mê. Hạ đường huyết nặng còn có thể gây rối loạn nhịp tim, tăng nguy cơ đột quỵ hoặc suy tim.
Nếu bạn mắc bệnh tiểu đường, để phòng ngừa hạ đường huyết, bạn cần:
- Tuân theo kế hoạch quản lý tiểu đường: Bất kỳ thay đổi nào trong thuốc, chế độ dinh dưỡng, hoặc chế độ tập thể dục cần được trao đổi với bác sĩ.
- Nhận biết các dấu hiệu hạ đường huyết: Việc nhận ra sớm những dấu hiệu này giúp bạn hành động ngay lập tức để ngăn ngừa tình trạng hạ đường huyết nặng.
- Kiểm tra mức đường huyết thường xuyên: Bạn có thể sử dụng công nghệ theo dõi đường trong máu như máy theo dõi đường huyết liên tục (CGM) hoặc máy bơm insulin tích hợp CGM có thể tự động ngừng cung cấp insulin nếu hạ đường huyết.
- Luôn mang theo các loại carbohydrate tác dụng nhanh: Chúng có thể giúp bạn nhanh chóng nâng mức đường trong máu.
- Tránh sử dụng rượu, bia, hay các chất kích thích: Nếu bạn không mắc bệnh tiểu đường, hãy chia nhỏ bữa ăn để duy trì mức đường trong máu ổn định. Tuy nhiên, đây không phải là giải pháp lâu dài. Bạn nên đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.
Xem thêm: Biến chứng hạ đường huyết
Cách phòng tránh hạ huyết áp
Để phòng tránh hạ huyết áp, bạn có thể thực hiện các phương pháp sau:
- Uống đủ nước, đặc biệt trong những ngày nắng nóng hoặc khi vận động nhiều.
- Hạn chế đứng dậy quá nhanh từ tư thế ngồi hoặc nằm.
- Ăn các bữa nhỏ, ít carbohydrate để phòng ngừa tụt huyết áp sau ăn (hạ huyết áp sau ăn).
- Tránh xa các yếu tố gây căng thẳng và giữ cho cơ thể luôn trong tình trạng thoải mái, ổn định.
Xem thêm: Hạ đường huyết sau ăn
Lời kết
Hạ đường huyết và tụt huyết áp đều có thể gây ra những triệu chứng khó chịu và nguy hiểm nếu không được kiểm soát đúng cách. Việc hiểu rõ sự khác biệt giữa hai tình trạng này và áp dụng các biện pháp phòng ngừa hiệu quả sẽ giúp bạn duy trì sức khỏe tốt và tránh được những biến chứng không mong muốn. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Xem thêm: Hạ đường huyết và hạ canxi