Hạ đường huyết và hạ canxi đều là những tình trạng sức khỏe nghiêm trọng. Cả hai tình trạng này đều có thể ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ thể và cần được điều trị kịp thời. Vậy hạ canxi và hạ đường huyết có giống nhau không? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết của Diag.
Hạ đường huyết và hạ canxi là gì?
Hạ đường huyết và hạ canxi là hai tình trạng sức khỏe phổ biến nhưng thường bị nhầm lẫn do một số triệu chứng tương tự. Tuy nhiên, chúng có những nguyên nhân, cách nhận biết và xử trí khác nhau.
Tụt đường huyết là gì?
Hạ đường huyết hay tụt đường huyết (Hypoglycemia) là tình trạng khi mức đường trong máu giảm xuống dưới mức bình thường, thường dưới 70 mg/dL. Đường huyết là nguồn năng lượng chính cho cơ thể và não bộ. Khi mức đường giảm, cơ thể không đủ năng lượng để hoạt động, gây ra các biểu hiện như run rẩy, đổ mồ hôi, mệt mỏi, tim đập nhanh, cảm giác đói, buồn nôn…
Tụt đường huyết phổ biến nhất ở những người mắc bệnh tiểu đường, đặc biệt là những người đang dùng insulin để điều trị tiểu đường hoặc thuốc hạ đường huyết. Tuy nhiên, nó cũng có thể xảy ra ở người không mắc tiểu đường do chế độ ăn uống không đủ hoặc rối loạn chuyển hóa. Một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến tính trạng này như:
- Dùng quá nhiều insulin hoặc thuốc điều trị tiểu đường.
- Bỏ bữa hoặc ăn không đủ dinh dưỡng.
- Tập thể dục quá mức mà không ăn bù năng lượng.
- Lạm dụng rượu bia.
Xem thêm: Hạ đường huyết sau ăn
Hạ canxi là gì?
Hạ canxi máu (Hypocalcemia) là tình trạng khi nồng độ canxi trong máu giảm xuống dưới mức bình thường, thường dưới 8,8 mg/dL ở người lớn. Canxi đóng vai trò quan trọng trong co cơ, dẫn truyền tín hiệu thần kinh và đông máu.
Khi tụt canxi, cơ thể có thể xuất hiện các biểu hiện như cảm giác châm chích, tê bì, và loạn nhịp tim. Trong trường hợp nghiêm trọng, có thể dẫn đến co giật hoặc hôn mê.
Tụt canxi thường gặp ở những người có rối loạn về hormone tuyến cận giáp, suy tuyến cận giáp, thiếu vitamin D, hoặc bệnh nhân mắc bệnh thận mạn tính.
Bệnh hạ canxi và hạ đường huyết có nguy hiểm không?
Hạ đường huyết và hạ canxi có thể dẫn đến các biến đổi cho cơ thể. Mức độ nguy hiểm tùy vào tình trạng bệnh của mỗi các bệnh nhân. Dựa vào những thay đổi này, bạn có thể phân biệt hạ đường huyết và hạ canxi khác nhau như thế nào để có giải pháp ứng phó phù hợp.
Triệu chứng hạ đường huyết là gì?
- Biểu hiện đầu tiên của hạ đường huyết:
- Tay chân run rẩy hoặc rùng mình.
- Đổ mồ hôi và lạnh người.
- Cảm giác đói cực độ (polyphagia).
- Nhịp tim nhanh.
- Mệt mỏi, chóng mặt, và buồn nôn.
- Mất tập trung.
- Căng thẳng, lo âu, hoặc cáu gắt.
- Da nhợt nhạt.
- Tê hoặc ngứa ở môi, lưỡi, hoặc má.
- Biểu hiện tụt đường huyết nghiêm trọng:
- Mờ mắt hoặc nhìn đôi.
- Nói lắp hoặc nói ngọng.
- Mất thăng bằng hoặc khó khăn trong việc phối hợp.
- Bối rối, mất phương hướng.
- Co giật.
- Mất ý thức, hôn mê.
Xem thêm: Hạ đường huyết đột ngột
Triệu chứng của người bị tụt canxi là gì?
Tụt canxi thường gây ra các biểu hiện từ nhẹ đến nặng liên quan đến thần kinh và cơ, bao gồm:
- Chuột rút cơ, đặc biệt ở lưng và chân.
- Da khô, bong tróc.
- Móng tay giòn.
- Tóc trở nên thô ráp hơn bình thường.
- Gặp vấn đề về trí nhớ.
- Dễ cáu gắt hoặc bồn chồn.
- Ảo giác.
- Cảm giác tê hoặc ngứa ở môi, lưỡi, ngón tay, chân.
- Đau cơ.
- Co thắt cơ ở cổ họng gây khó thở (co thắt thanh quản).
- Co giật.
- Rối loạn nhịp tim.
- Suy tim sung huyết.
Dựa vào biểu hiện, bạn có thể phân biệt hạ đường huyết và hạ canxi và nhận biết bản thân đang đối diện vấn đề sức khỏe nào. Tuy nhiên, để xác định chính xác tình trạng sức khỏe của mình, bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín để thực hiện xét nghiệm và các thăm khám cần thiết.
Hiện nay, trung tâm y khoa Diag là một trong những đơn vị hàng đầu cung cấp dịch vụ xét nghiệm đường huyết nhanh chóng, chuẩn xác. Trung tâm có hơn 35 chi nhánh trải khắp Thành phố Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh, thành phố lớn. Bạn có thể đến chi nhánh gần nhất để được tư vấn và thực hiện kiểm tra.
Kiểm tra đường huyết chỉ 159k
- Kiểm tra 3 chỉ số đường huyết và tầm soát tiểu đường.
- Nhanh chóng, không chờ đợi với hệ thống 40 chi nhánh Diag.
- Lấy mẫu ngoài giờ hành chính.
- Có ngay kết quả trong vòng 24h qua Zalo.
Diag sẽ liên hệ lại trong vòng 5 phút
Xem thêm: Hạ đường huyết gây tăng huyết áp
Biện pháp xử trí hạ đường huyết và tụt canxi
Hạ đường huyết và hạ canxi đều là những tình trạng nguy hiểm cần được xử trí kịp thời để tránh gây ra các biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe. Dưới đây là cách xử trí khi gặp tình trạng hạ đường huyết và tụt canxi máu.
Đối với tụt đường huyết, việc xử lý cần được tiến hành ngay lập tức bằng cách bổ sung glucose cho cơ thể. Các biện pháp cụ thể bao gồm:
- Ăn hoặc uống ngay một lượng carbohydrate nhanh chóng, chẳng hạn như kẹo, nước trái cây hoặc viên glucose.
- Nếu bệnh nhân không có khả năng tự ăn uống, có thể tiêm glucagon hoặc dasiglucagon dưới da hoặc tiêm bắp. Đây là phương pháp được áp dụng trong trường hợp hạ đường huyết nặng.
- Sau khi mức đường huyết được cải thiện, bệnh nhân nên ăn một bữa ăn nhẹ chứa carbohydrate và protein để ngăn đường huyết giảm trở lại.
Tụt canxi được xử lý bằng cách bổ sung canxi, thường thông qua đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch, tùy vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng. Các biện pháp xử lý bao gồm:
- Bổ sung canxi qua đường uống đối với các trường hợp nhẹ.
- Trong trường hợp nặng hoặc hạ canxi cấp tính, bệnh nhân có thể cần tiêm canxi qua tĩnh mạch dưới sự giám sát của bác sĩ.
- Cần kiểm soát các yếu tố gây ra hạ canxi như thiếu vitamin D hoặc bệnh lý về tuyến cận giáp.
Xem thêm: Biến chứng hạ đường huyết
Lời kết
Cả hạ đường huyết và hạ canxi đều là những tình trạng nghiêm trọng cần được phát hiện và xử lý kịp thời. Mặc dù có những điểm tương đồng về mức độ nguy hiểm, nhưng nguyên nhân và cách xử trí của chúng hoàn toàn khác nhau. Hiểu rõ về hai tình trạng này sẽ giúp bạn tự bảo vệ sức khỏe của mình và người thân một cách tốt nhất. Nếu gặp phải bất kỳ triệu chứng nào của hạ đường huyết hoặc hạ canxi, hãy đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Xem thêm: Hạ đường huyết và tụt huyết áp