Hạ đường huyết và tăng huyết áp là hai vấn đề sức khỏe phổ biến. Nhiều người thắc mắc tình trạng hạ đường huyết gây tăng huyết áp đúng hay không? Bài viết của Diag sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi này và cung cấp những cách kiểm soát huyết áp an toàn khi điều trị hạ đường huyết.

Hạ đường huyết và tăng huyết áp là gì?

Hạ đường huyết là hiện tượng khi lượng đường trong máu giảm xuống dưới mức bình thường, thường là dưới 70 mg/dL. Tình trạng này có thể gây ra các triệu chứng như run tay, chóng mặt, buồn nôn, rối loạn nhịp tim, thậm chí có thể dẫn đến ngất xỉu, hôn mê, đột quỵ. Đường huyết thấp thường gặp ở những người mắc bệnh tiểu đường, nguyên nhân chủ yếu do dùng thuốc sử dụng quá liều insulin, ăn uống không đủ chất hoặc vận động quá sức…

Tăng huyết áp hay huyết áp cao là tình trạng huyết áp trong động mạch liên tục cao hơn mức bình thường. Theo các hướng dẫn y tế, huyết áp được coi là cao khi chỉ số huyết áp tối đa (huyết áp tâm thu) trên 140 mmHg và/hoặc huyết áp tối thiểu (huyết áp tâm trương) trên 90 mmHg. Tăng huyết áp có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như đột quỵ, bệnh tim mạch, và suy thận nếu không được kiểm soát. Bệnh có một số triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, nhìn mờ, đau ngực, khó thở…

Xem thêm: Hạ đường huyết và tụt huyết áp

Hạ đường huyết có gây tăng huyết áp không?

Hạ đường huyết có thể dẫn đến tình trạng huyết áp cao. Dù hạ đường huyết và tăng huyết áp thường được xem là hai vấn đề sức khỏe riêng biệt, nhưng chúng thực sự có sự liên kết chặt chẽ với nhau.

Khi lượng đường trong máu giảm đột ngột, cơ thể sẽ kích hoạt cơ chế tự bảo vệ bằng cách sản sinh các hormone để tăng cường mức đường huyết. Hai trong những hormone chủ yếu được tiết ra là adrenaline và cortisol. Sự gia tăng của hai chất này không chỉ giúp tăng lượng đường trong máu mà còn gây co thắt mạch máu, dẫn đến huyết áp tăng lên.

Bên cạnh đó, những người bị hạ đường huyết kéo dài cũng đối diện với nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn, do tình trạng căng thẳng liên tục lên hệ thống tim mạch. Điều này cho thấy sự liên hệ rõ ràng giữa hạ đường huyết và huyết áp cao.

Xem thêm: Biến chứng hạ đường huyết

hạ đường huyết gây tăng huyết áp
Đường huyết thấp có thể gây tăng huyết áp

Bị huyết áp cao có nên sử dụng thuốc hạ đường huyết không?

Bị cao huyết áp vẫn có thể sử dụng thuốc hạ đường huyết nhưng cần hết sức cẩn trọng. Một số loại thuốc trong quá trình điều trị hạ đường huyết như thuốc lợi tiểu và thuốc corticosteroid có thể gây ảnh hưởng đến huyết áp, thậm chí làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch.

Tuy nhiên, các loại thuốc như thuốc ức chế men chuyển (ACEIs) và thuốc chẹn thụ thể angiotensin II (ARBs) có thể giúp kiểm soát huyết áp và đường huyết hiệu quả ở người tiểu đường có huyết áp cao. Để đảm bảo an toàn, quá trình điều trị ở những người bị cao huyết áp và tiểu đường cần phải sử dụng thuốc hạ đường huyết phải có sự giám sát của bác sĩ chuyên khoa.

hạ đường huyết gây tăng huyết áp
Việc điều trị và sử dụng thuốc cần có sự giám sát của bác sĩ

Biện pháp kiểm soát huyết áp khi sử dụng thuốc hạ đường huyết

Việc sử dụng thuốc hạ đường huyết có thể ảnh hưởng đến huyết áp, đặc biệt là ở những người bị cao huyết áp. Để đảm bảo sức khỏe và giảm thiểu rủi ro, bạn cần thực hiện các biện pháp kiểm soát huyết áp một cách hiệu quả khi sử dụng thuốc hạ đường huyết:

  • Kiểm tra huyết áp thường xuyên: Kiểm tra huyết áp định kỳ là một bước quan trọng giúp bạn phát hiện sớm bất kỳ triệu chứng để điều chỉnh kịp thời.
  • Điều chỉnh liều lượng thuốc theo chỉ định: Nếu bạn gặp các triệu chứng như chóng mặt, mệt mỏi, hay đau đầu sau khi dùng thuốc hạ đường huyết, có thể huyết áp của bạn đang bị ảnh hưởng. Hãy liên hệ với bác sĩ để được điều chỉnh liều lượng sao cho phù hợp.
  • Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh: Chế độ ăn uống cần hạn chế thức ăn mặn, tăng cường thực phẩm giàu chất xơ như rau củ quả, ngũ cốc nguyên hạt và các loại thực phẩm giàu kali, magiê có thể giúp giảm huyết áp.
  • Tập luyện thể dục thường xuyên: Các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, bơi lội hay đạp xe giúp cải thiện sức khỏe tim mạch và điều chỉnh huyết áp một cách tự nhiên. Bạn nên duy trì thói quen tập luyện ít nhất 30 phút mỗi ngày để đạt hiệu quả tối ưu.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Ngoài việc kiểm tra huyết áp, bạn cũng nên thực hiện các xét nghiệm máu định kỳ để theo dõi lượng đường trong máu và đánh giá hiệu quả của các biện pháp điều trị. Việc kiểm tra định kỳ giúp bác sĩ nắm rõ tình trạng sức khỏe, từ đó có thể điều chỉnh phương pháp điều trị nếu cần thiết.

Xem thêm: Hạ đường huyết sau ăn

hạ đường huyết gây tăng huyết áp
Bạn nên thăm khám sức khỏe định kỳ để kịp thời xử trí các vấn đề sức khỏe có thể xảy ra

Bên cạnh việc kiểm soát đường huyết tại nhà, bạn có thể kiểm tra đường huyết tại các cơ sở y tế uy tín. Hiện nay, trung tâm y khoa Diag là một trong những đơn vị hàng đầu cung cấp dịch vụ xét nghiệm đường huyết nhanh chóng, chính xác. Trung tâm với hơn 35 chi nhánh tập trung tại Thành phố Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh, thành phố lớn, bạn có thể đến các chi nhánh gần nhất để được tư vấn và xét nghiệm.

Ngoài ra, sau khi nhận kết quả, khách hàng có thể chủ động đăng kỳ thời gian để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn chi tiết về tình trạng sức khỏe và hướng dẫn cách phòng tránh hoặc hỗ trợ điều trị phù hợp. Liên hệ ngay với trung tâm qua:

Kiểm tra đường huyết chỉ 159k

  • Kiểm tra 3 chỉ số đường huyết và tầm soát tiểu đường.
  • Nhanh chóng, không chờ đợi với hệ thống 40 chi nhánh Diag.
  • Lấy mẫu ngoài giờ hành chính.
  • Có ngay kết quả trong vòng 24h qua Zalo.

GỌI LẠI CHO TÔITìm chi nhánh

Diag sẽ liên hệ lại trong vòng 5 phút

Xem thêm: Hạ đường huyết ban đêm

Lời kết

Hạ đường huyết gây tăng huyết áp, đặc biệt ở những người mắc tiểu đường và sử dụng thuốc hạ đường huyết không đúng cách. Việc kiểm soát tốt cả hai tình trạng này là điều cần thiết để duy trì sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ biến chứng. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ và kiểm tra sức khỏe định kỳ để đảm bảo việc điều trị diễn ra an toàn và hiệu quả.

 

Xem thêm: Hạ đường huyết và hạ canxi