Glucose máu là gì?
Glucose là một loại đường đơn giản, được tạo ra thông qua quá trình cơ thể chuyển hóa carbohydrate từ các thực phẩm hàng ngày. Glucose là một chất đặc biệt quan trọng, tham gia vào các quá trình cung cấp năng lượng cần thiết cho mọi hoạt động sống của cơ thể.
Glucose máu, còn gọi là đường huyết, là khái niệm dùng để chỉ lượng đường glucose trong máu. Thông tin này cho thấy khả năng duy trì mức glucose máu ổn định của cơ thể để đảm bảo cung cấp năng lượng liên tục. Khi mức đường huyết vượt qua ngưỡng bình thường sẽ dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm như tiểu đường hoặc hạ glucose máu.
Xem thêm: Công thức cấu tạo glucose
Định lượng glucose máu để làm gì?
Định lượng glucose trong máu là một xét nghiệm y khoa nhằm đo lường chính xác lượng glucose (đường) trong máu. Từ đó giúp đánh giá khả năng chuyển hóa, cũng như hỗ trợ chẩn đoán và theo dõi các bệnh liên quan đến rối loạn đường huyết. Đây là xét nghiệm quan trọng để theo dõi sức khỏe, đặc biệt là các tình trạng có liên quan đến bệnh tiểu đường type 2.
Đối với người khỏe mạnh, đo glucose máu giúp phát hiện bệnh tiểu đường, tiền tiểu đường hoặc các vấn đề khác như kháng insulin. Đối với bệnh nhân tiểu đường, xét nghiệm định kỳ là cần thiết để theo dõi và kiểm soát đường huyết một cách hiệu quả. Trong các trường hợp cấp cứu như hạ đường huyết, xét nghiệm còn giúp nhanh chóng xác định nguyên nhân và đưa ra giải pháp kịp thời.
Theo dõi đường huyết thường xuyên giúp phòng ngừa và kiểm soát hiệu quả nhiều bệnh mãn tính nghiêm trọng. Trong đó bao gồm những bệnh liên quan đến chuyển hóa và biến chứng của bệnh tiểu đường, như bệnh tim mạch. Sự dao động bất thường trong chỉ số đường huyết là một yếu tố nguy cơ gây nên tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, và đột quỵ.
Xem thêm: Định lượng glucose máu thấp
Các xét nghiệm kiểm tra nồng độ glucose trong máu
Định lượng glucose máu lúc đói: Xét nghiệm là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán bệnh tiểu đường. Chỉ số này phản ánh khả năng duy trì mức đường huyết ổn định của cơ thể khi không có sự ảnh hưởng từ thức ăn. Xét nghiệm thường được thực hiện sau khi người bệnh đã nhịn ăn ít nhất 8 tiếng trước khi lấy mẫu.
Xét nghiệm glucose máu ngẫu nhiên: Chỉ số này được sử dụng trong các trường hợp cấp cứu hoặc để kiểm tra nhanh mức đường huyết của người bệnh. Xét nghiệm đo lượng đường huyết tại bất kỳ thời điểm nào trong ngày và không cần nhịn ăn trước đó. Tuy rất hữu ích trong sàng lọc nhanh nhưng chỉ số này vẫn chưa đủ để chẩn đoán chính xác tiểu đường.
Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống (OGTT): Đây là xét nghiệm phổ biến trong chẩn đoán tiểu đường thai kỳ. OGTT được sử dụng để đánh giá khả năng cơ thể xử lý glucose sau khi uống một lượng glucose. Nghiệm pháp bao gồm đo glucose trong máu lúc đói, sau 1 giờ và sau 2 giờ kể từ lúc uống glucose.
Xét nghiệm HbA1c: Đây là công cụ quan trọng để chẩn đoán và theo dõi tiểu đường lâu dài. Nồng độ HbA1c sẽ phản ánh mức đường huyết trung bình trong khoảng 2 – 3 tháng gần đây. Chỉ số này không bị ảnh hưởng do nhịn ăn hay sự dao động tức thời của đường huyết, do đó có giá trị đánh giá rất cao.
Xem thêm: Nồng độ glucose trong máu người là bao nhiêu?
Chỉ số glucose máu bình thường là bao nhiêu?
Một người được xác định là không mắc bệnh tiểu đường và rối loạn chuyển hóa nếu có các chỉ số sau đây trong phạm vi bình thường. Tiêu chuẩn này cũng được áp dụng đối với trường hợp xét nghiệm tầm soát tiền đái tháo đường.
- Đường huyết lúc đói: Dưới 5.6 mmol/L (100 mg/dL).
- Đường huyết ngẫu nhiên: Dưới 7.8 mmol/L (140 mg/dL).
- HbA1c: Dưới 5.7% (39 mmol/mol).
- Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống – lúc đói: Dưới 5.6 mmol/L (100 mg/dL).
- Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống – sau 2 giờ: Dưới 7.8 mmol/L (140 mg/dL).
Xem thêm: Cơ chế điều hòa glucose trong máu
Chỉ số glucose bao nhiêu thì bị tiểu đường?
Một người nếu có một hoặc hai chỉ số đường huyết nằm trong các mức tiêu chuẩn chẩn đoán tiểu đường thì có nguy cơ cao mắc bệnh. Tiêu chuẩn cụ thể như sau:
- Đường huyết lúc đói: Từ 7.0 mmol/L (126 mg/dL) trở lên.
- Đường huyết ngẫu nhiên: Từ 11.1 mmol/L (200 mg/dL) trở lên.
- HbA1c: Từ 6.5% (48 mmol/mol) trở lên.
- Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống – lúc đói: Từ 7.0 mmol/L (126 mg/dL) trở lên.
- Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống – sau 2 giờ: Từ 11.1 mmol/L (200 mg/dL) trở lên.
Lưu ý: Việc chẩn đoán bệnh tiểu đường phụ thuộc vào các chỉ số xét nghiệm, yếu tố nguy cơ và triệu chứng lâm sàng để kết luận chính xác.
Kiểm tra đường huyết chỉ 159k
- Kiểm tra 3 chỉ số đường huyết và tầm soát tiểu đường.
- Nhanh chóng, không chờ đợi với hệ thống 40 chi nhánh Diag.
- Lấy mẫu ngoài giờ hành chính.
- Có ngay kết quả trong vòng 24h qua Zalo.
Diag sẽ liên hệ lại trong vòng 5 phút
Xem thêm: Nồng độ glucose trong máu là 0.1%
Lời kết
Như vậy, bài viết đã chia sẻ đầy đủ thông tin về glucose máu. Việc định lượng glucose máu rất hữu ích trong việc phát hiện và chẩn đoán đúng bệnh tiểu đường, từ đó tránh được những biến chứng nguy hiểm.
Xem thêm: