Đường huyết cao có nguy hiểm không? Đường huyết tăng cao là tình trạng phổ biến nhưng tiềm ẩn nhiều nguy cơ như tổn thương tim, thần kinh, mắt, và thận. Khi tình trạng này kéo dài mà không điều trị sẽ làm tăng nguy cơ biến chứng nghiêm trọng. Cùng Diag tìm hiểu những ảnh hưởng sức khỏe và các cách quản lý đường huyết hiệu quả.

Tình trạng tăng đường huyết là gì?

Tăng đường huyết là tình trạng chỉ số đường huyết vượt ngưỡng an toàn. Tình trạng này xảy ra khi cơ thể không sử dụng insulin hiệu quả hoặc không sản xuất đủ hormone này. Ở người khỏe mạnh, chỉ số đường huyết bình thường dưới 100 mg/dL.

Khi chỉ số đường huyết trên 126 mg/dL có thể cảnh báo dấu hiệu liên quan đến đái tháo đường, kháng insulin, hoặc các bệnh lý nội tiết như rối loạn tuyến giáp, tuyến thượng thận, hoặc tuyến tụy.

Nếu không được kiểm soát, tăng đường huyết kéo dài có thể gây ra tổn thương mạch máu; tổn thương thần kinh; suy giảm chức năng thận; bệnh về mắt và gây suy yếu miễn dịch.

Xem thêm: Đường huyết bao nhiêu là cao?

Tăng đường huyết là tình trạng lượng đường trong máu vượt ngưỡng an toàn
Tăng đường huyết là tình trạng lượng đường trong máu vượt ngưỡng an toàn.

Triệu chứng nhận biết

Đường huyết tăng cao được nhận biết qua nhiều triệu chứng rõ rệt.

  • Khi lượng đường trong máu quá cao, thận phải làm việc nhiều hơn để thải đườnh dư thừa qua nước tiểu. Quá trình này gây mất nước, kích thích cơ thể gửi tín hiệu khát nước liên tục để bù đắp lượng nước đã mất.
  • Lượng đường trong máu cao làm tăng áp lực thẩm thấu, khiến nước bị kéo vào lòng mạch và dẫn đến tiểu nhiều hơn. Triệu chứng này thường rõ rệt vào ban đêm, gây gián đoạn giấc ngủ và làm người bệnh cảm thấy mệt mỏi hơn.
  • Glucose không được tế bào hấp thụ hiệu quả để tạo năng lượng. Tình trạng này khiến cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng, dù nghỉ ngơi đầy đủ.
  • Đường huyết cao ảnh hưởng đến dịch trong mắt, gây phù hoặc làm thay đổi hình dạng thủy tinh thể. Tổn thương mạch máu nhỏ ở võng mạc có thể làm giảm khả năng tập trung, mắt nhìn mờ và lâu dài có thể dẫn đến bệnh võng mạc tiểu đường.
  • Khi cơ thể không sử dụng được glucose, nó phải phá hủy mỡ và cơ để tạo năng lượng thay thế. Điều này dẫn đến cân nặng sụt giảm đột ngột, ngay cả khi bạn ăn uống đầy đủ.
  • Đường máu cao làm giảm lưu thông máu và suy yếu hệ miễn dịch, ảnh hưởng đến khả năng tự chữa lành của cơ thể. Các vết thương hoặc vết loét dễ bị nhiễm trùng lâu lành hơn bình thường.

Xem thêm: Tại sao đường huyết lúc đói cao?

Đường huyết cao có nguy hiểm không?

Đường huyết cao kéo dài không được quản lý có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến các cơ quan quan trọng:

  • Đường huyết cao làm tăng nguy cơ xơ vữa mạch máu, gây tắc nghẽn động mạch, dẫn đến nhồi máu cơ tim, tăng huyết áp, hoặc đột quỵ. Tình trạng này còn làm suy giảm chức năng tim, gây gánh nặng lên hệ tim mạch.
  • Bệnh lý thần kinh do đái tháo đường có thể gây ra các triệu chứng như gây tê bì, đau nhức hoặc mất cảm giác ở tay và chân. Tổn thương nặng có thể dẫn đến loét bàn chân, thậm chí phải cắt cụt chi.
  • Đường huyết tăng cao kéo dài làm tổn thương mạch máu nhỏ ở võng mạc, gây ra bệnh võng mạc tiểu đường, đục thủy tinh thể hoặc tăng nhãn áp, dẫn đến giảm thị lực, thậm chí mù lòa.
  • Đường huyết cao gây tổn thương các cầu thận, dẫn đến rối loạn chức năng lọc máu. Nếu không được điều trị, bệnh có thể tiến triển thành suy thận mãn tính, cần chạy thận hoặc ghép thận.
  • Đường huyết cao làm suy yếu miễn dịch, tăng nguy cơ nhiễm trùng da, nhiễm nấm, hoặc viêm đường tiết niệu. Các vết thương dễ nhiễm trùng, lâu lành, làm tăng nguy cơ hoại tử.
Suy thận cũng là một trong các biến chứng do đường huyết tăng cao kéo dài gây nên
Suy thận cũng là một trong các biến chứng do đường huyết tăng cao kéo dài gây nên

Kiểm tra đường huyết chỉ 159k

  • Kiểm tra 3 chỉ số đường huyết và tầm soát tiểu đường.
  • Nhanh chóng, không chờ đợi với hệ thống 40 chi nhánh Diag.
  • Lấy mẫu ngoài giờ hành chính.
  • Có ngay kết quả trong vòng 24h qua Zalo.

GỌI LẠI CHO TÔITìm chi nhánh

Diag sẽ liên hệ lại trong vòng 5 phút

Phương pháp kiểm soát đường huyết tăng cao

Chủ động theo dõi và quản lý mức đường huyết giúp duy trì sức khỏe ổn định, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm và cải thiện chất lượng cuộc sống.

  • Theo dõi chỉ số đường huyết bằng cách sử dụng máy đo tại nhà hoặc thực hiện xét nghiệm HbA1c để theo dõi mức đường trung bình trong 2-3 tháng.
  • Duy trì chế độ ăn lành mạnh tăng cường thực phẩm giàu chất xơ (rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt) và protein (cá, thịt nạc, đậu). Hạn chế tinh bột tinh chế, đường và thực phẩm chế biến sẵn.
  • Tập thể dục thường xuyên giúp tăng độ nhạy insulin và hỗ trợ kiểm soát cân nặng.
  • Quản lý căng thẳng (stress) do căng thẳng kéo dài làm tăng cortisol, dẫn đến đường huyết dao động.
  • Sử dụng thuốc đúng phác đồ điều trị. Tham khảo bác sĩ để điều chỉnh liều insulin hoặc thuốc hạ đường huyết phù hợp với tình trạng.

Xem thêm: Đường huyết bao nhiêu thì tiêm insulin?

Tổng kết

Tóm lại, câu trả lời cho thắc mắc ‘Đường huyết cao có nguy hiểm không’ là CÓ. Đây là tình trạng nguy hiểm nếu không được kiểm soát. Duy trì chỉ số đường huyết ổn định thông qua chế độ ăn uống khoa học, vận động đều đặn, và theo dõi sức khỏe định kỳ là chìa khóa giúp bạn ngăn ngừa các biến chứng, bảo vệ sức khỏe lâu dài.

 

Xem thêm: Đường huyết cao phải làm sao?