Đường huyết bình thường là thước đo sức khỏe quan trọng, phản ánh mức đường (glucose) trong máu. Hiểu rõ các chỉ số giúp bạn đánh giá tình trạng sức khỏe, giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường. Cùng Diag tìm hiểu rõ các thông tin và các phương pháp kiểm soát chì số an toàn nhằm bảo vệ sức khỏe toàn diện nhất.

Chỉ số đường huyết là gì?

Chỉ số đường huyết là một chỉ số đo lường lượng đường (glucose) hiện diện trong máu tại một thời điểm nhất định. Đây là nguồn cung cấp năng lựng chính cho cơ thể. Đường được cung cấp từ thực phẩm, đặc biệt là từ carbohydrate, và được chuyển hóa thành năng lượng nhờ insulin, một hormone quan trọng do tuyến tụy sản xuất.

Xem thêm: Chỉ số tải đường huyết là gì?

Chỉ số đường huyết là chỉ số đo lường lượng đường đang hiện diện trong máu
Chỉ số đường huyết là chỉ số đo lường lượng đường đang hiện diện trong máu.

Chỉ số này không chỉ phản ánh khả năng kiểm soát đường của cơ thể mà còn giúp đánh giá tình trạng sức khỏe. Thông qua việc đo lường, chỉ số của đường huyết hỗ trợ các bác sĩ theo dõi và phát hiện sớm các khả năng phát triển bệnh như hạ đường huyết, tăng đường huyết, tiền tiểu đường, hoặc bệnh tiểu đường. Từ đó, bác sĩ có thể kịp thời đưa ra các phương pháp chữa trị, điều chỉnh lối sống và ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng.

Chẩn đoán đường huyết

Thực hiện xét nghiệm chẩn đoán đường huyết định kỳ giúp phát hiện sớm các tình trạng tiền tiểu đường hoặc tiểu đường, từ đó can thiệp kịp thời bằng chế độ ăn uống, tập luyện và điều trị thích hợp để ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.

  • Xét nghiệm đường huyết lúc đói: Kiểm tra mức đường trong máu sau khi nhịn ăn ít nhất 8 tiếng. Thường được thực hiện vào buổi sáng, xét nghiệm này giúp đánh giá khả năng kiểm soát đường huyết cơ bản và phát hiện nguy cơ rối loạn đường huyết.
  • Xét nghiệm đường huyết sau ăn (OGTT): Đo đường huyết 2 giờ sau khi uống dung dịch glucose. Kết quả được sử dụng để đánh giá khả năng xử lý đường của cơ thể. Phương pháp này thường áp dụng để chẩn đoán tiểu đường thai kỳ hoặc xác nhận kết quả xét nghiệm lúc đói.
  • Xét nghiệm đường huyết bất kỳ: Đo đường huyết tại bất cứ thời điểm nào trong ngày, không cần chuẩn bị trước. Xét nghiệm được dùng để phát hiện tiểu đường khi đi kèm các triệu chứng như khát nước nhiều, tiểu nhiều, và giảm cân không rõ nguyên nhân.
  • Xét nghiệm HbA1c: Đo mức đường trung bình trong máu trong 2–3 tháng qua mà không cần nhịn ăn trước khi thực hiện. Đây là xét nghiệm tiêu chuẩn để theo dõi hiệu quả điều trị và kiểm soát tiểu đường lâu dài.

Xem thêm: Bảng chỉ số đường huyết chuẩn

Xét nghiệm HbA1c được dùng để đo mức đường huyết trung bình trong 2–3 tháng
Xét nghiệm HbA1c được dùng để đo mức đường huyết trung bình trong 2–3 tháng.

Chỉ số đường huyết bình thường là bao nhiêu?

Chỉ số đường huyết ồn định là mức đường trong máu được duy trì ở giới hạn an toàn, đảm bảo cơ thể hoạt động hiệu quả mà không gây ra các vấn đề sức khỏe. Đây là thước đo quan trọng để đánh giá khả năng kiểm soát lượng đường của cơ thể và phát hiện sớm khả năng mắc bệnh hoặc các rối loạn chuyển hóa khác.

Chỉ số đường huyết lúc đói

  • 70–100 mg/dL là mức chỉ số bình thường giúp đảm bảo cơ thể không có dấu hiệu rối loạn chuyển hóa.
  • Khi chỉ số từ 100–125 mg/dL là dấu hiệu cảnh báo về tiền tiểu đường, cho thấy cơ thể đã giảm khả năng kiểm soát đường huyết và cần điều chỉnh lối sống để ngăn ngừa tiến triển.
  • Chỉ số từ 126 mg/dL trở lên được xem là tiêu chí chẩn đoán bệnh tiểu đường, cần can thiệp y tế kịp thời để kiểm soát và giảm nguy cơ biến chứng.

Chỉ số đường huyết sau ăn

  • Chỉ số dưới 180 mg/dL là chỉ số bình thường giúp phản ánh hiệu quả xử lý đường từ thực phẩm của cơ thể, đặc biệt là chức năng của insulin. Đây là chỉ số quan trọng để đánh giá mức độ kiểm soát đường huyết sau mỗi bữa ăn.
  • Nếu chỉ số vượt quá 180 mg/dL có thể là dấu hiệu của tổn thương mạch máu, tim mạch, và các cơ quan khác tăng cao. Tình trạng này thường gặp ở người tiểu đường không được kiểm soát và cần điều chỉnh chế độ ăn uống hoặc phương pháp điều trị để giảm các tác động lâu dài.

Chỉ số đường huyết trước khi đi ngủ

  • Chỉ số trong khoảng 110–150 mg/dl là mức an toàn giúp duy trì mức đường trong máu ổn định suốt đêm và giảm nguy cơ giảm đường huyết. Đây là mức cần thiết để bảo vệ cơ thể, đặc biệt ở những người đang điều trị bằng insulin hoặc thuốc hạ đường huyết.
  • Duy trì mức chỉ số này không chỉ đảm bảo giấc ngủ an toàn mà còn ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm trong đêm, đặc biệt đối với người mắc bệnh tiểu đường. Việc theo dõi đường huyết trước khi đi ngủ là một phần quan trọng trong kế hoạch kiểm soát bệnh.

Chỉ số HbA1c

  • Chỉ số HbA1c dưới 5.7% là mức bình thường. Điều này cho thấy khả năng kiểm soát tốt và khả năng mắc tiểu đường thấp.
  • Khi chỉ số nằm trong khoảng 5.7–6.4% là dấu hiệu cảnh báo tiền tiểu đường, cần theo dõi sát sao và thay đổi lối sống để giảm khả năng tiến triển.
  • Chỉ số từ 6.5% trở lên là dấu hiệu đang mắc bệnh tiểu đường, yêu cầu điều trị

Kiểm tra đường huyết chỉ 159k

  • Kiểm tra 3 chỉ số đường huyết và tầm soát tiểu đường.
  • Nhanh chóng, không chờ đợi với hệ thống 40 chi nhánh Diag.
  • Lấy mẫu ngoài giờ hành chính.
  • Có ngay kết quả trong vòng 24h qua Zalo.

GỌI LẠI CHO TÔI

Diag sẽ liên hệ lại trong vòng 5 phút

Xem thêm: Bảng chuyển đổi đường huyết

Cách duy trì chỉ số đường huyết an toàn

Duy trì chỉ số đường huyết bình thường giúp ngăn ngừa tiểu đường, giảm nguy cơ biến chứng và bảo vệ sức khỏe toàn diện.

  • Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ và protein ít béo như rau xanh, đậu, cá hồi giúp làm chậm quá trình hấp thụ đường, từ đó kiểm soát đường huyết hiệu quả.
  • Ưu tiên chất ngọt tự nhiên từ trái cây hoặc hợp chất anthocyanins có trong các loại quả mọng như việt quất, dâu tây, không chỉ giúp ổn định đường huyết mà còn cung cấp chất chống oxy hóa.
  • Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn và tinh bột tinh chế, những thực phẩm có chỉ số đường huyết cao và dễ gây tăng đường trong máu đột ngột.
  • Tập thể dục thường xuyên như đi bộ, yoga hoặc hoạt động cường độ nhẹ giúp tăng độ nhạy insulin, hỗ trợ cơ thể sử dụng đường hiệu quả và duy trì mức đường huyết ổn định.
  • Ngủ đủ giấc từ 7–8 tiếng mỗi đêm để cơ thể nghỉ ngơi, cân bằng hormone và giảm căng thẳng. Thiếu ngủ làm rối loạn chuyển hóa glucose, khiến đường huyết khó kiểm soát.
  • Theo dõi đường huyết định kỳ bằng máy đo đường huyết cá nhân hoặc xét nghiệm tại các cơ sở y tế để đánh giá mức đường huyết trung bình, từ đó điều chỉnh lối sống kịp thời.
  • Quản lý căng thẳng (stress), do stress kéo dài kích thích sản xuất hormone cortisol, gây mất cân bằng đường trong máu.
Tập thể dục thường xuyên giúp tăng độ nhạy insulin, và duy trì mức đường huyết ổn định.
Tập thể dục thường xuyên giúp tăng độ nhạy insulin, và duy trì mức đường huyết ổn định.

Tổng kết

Có thể thấy, chỉ số đường huyết không chỉ là chỉ số đánh giá sức khỏe mà còn là yếu tố then chốt để ngăn ngừa bệnh đái tháo đường và các biến chứng nghiêm trọng như xơ vữa động mạch. Một chế độ ăn uống cân đối, tập thể dục đều đặn, nghỉ ngơi đầy đủ, và kiểm tra đường huyết định kỳ là cách tốt nhất để duy trì mức đường huyết bình thường và bảo vệ sức khỏe lâu dài.

Liên hệ 1900 1717 để nhận tư vấn từ Trung tâm y khoa Diag. Hỗ trợ đặt lịch xét nghiệm kiểm tra chỉ số đường huyết ngay khi có nhu cầu một cách nhanh chóng