Tiểu đường thai kỳ là gì?
Tiểu đường thai kỳ là tình trạng khi mức đường huyết của bà bầu cao hơn mức bình thường trong thời gian mang thai. Điều này xảy ra do sự thay đổi hormone trong cơ thể khiến cho việc sử dụng insulin trở nên kém hiệu quả.
Mặc dù tiểu đường thai kỳ thường biến mất sau khi sinh, nhưng nó có thể gây ra biến chứng cho cả mẹ và bé nếu không kiểm soát.
Những người có nguy cơ cao bị tiểu đường thai kỳ:
- Phụ nữ có tiền sử gia đình bị tiểu đường.
- Phụ nữ béo phì hoặc thừa cân.
- Phụ nữ mang thai lần 2 trở lên.
- Phụ nữ có tiền sử mắc tiểu đường thai kỳ trong các lần mang thai trước.
- Phụ nữ lớn tuổi (trên 35 tuổi).
- Phụ nữ có tiền sử sinh con to (trên 4 kg) hoặc thai nhi bị dị tật.
- Phụ nữ có tiền sử thai lưu, đặc biệt là trong 3 tháng cuối hoặc sẩy thai liên tiếp 3 lần trở lên.
Xem thêm: Chỉ số đường huyết sau sinh
Thời điểm xét nghiệm đường huyết thai kỳ
Trong lần khám thai đầu tiên, bác sĩ sẽ thăm khám và ghi nhận tiền sử sức khỏe cá nhân, gia đình và tiền sử thai sản. Đây là các thông tin cần thiết để chẩn đoán nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ.
Đối với người không thuộc nhóm nguy cơ, bác sĩ sẽ yêu cầu xét nghiệm đường đói trong khoảng tuần 24 đến 28 của thai kỳ. Trong trường hợp kết quả trả về bất thường, mẹ bầu cần thực hiện thêm xét nghiệm dung nạp glucose đường uống để tầm soát tiểu đường thai kỳ.
Ngược lại, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện xét nghiệm dung nạp glucose đường uống trong 3 tháng đầu thai kỳ đối với người có yếu tố nguy cơ cao. Nếu kết quả bình thường, thì vào tuần 24 đến 28, bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm lại để tầm soát, theo dõi thêm.
Phương pháp xét nghiệm đường huyết thai kỳ sau ăn
Xét nghiệm dung nạp glucose đường uống (OGTT) là phương pháp được dùng để đo chỉ số đường huyết sau ăn của bà bầu. Kết quả xét nghiệm có giá trị trong chẩn đoán tiền đái tháo đường, đái tháo đường và tiểu đường thai kỳ.
Các bước xét nghiệm dung nạp glucose đường uống:
- Bước 1: Bác sĩ/ kỹ thuật viên lấy máu tĩnh mạch tay lúc đói.
- Bước 2: Mẹ bầu uống khoảng 75g dung dịch chứa glucose.
- Bước 3: Tiến hành lấy mẫu máu sau đó 1 giờ và 2 giờ.
Những điều cần lưu ý trước khi lấy mẫu:
- Mẹ bầu ăn uống bình thường trong 3 ngày trước khi lấy mẫu.
- Nhịn ăn tối thiểu 10 đến 14 tiếng trước khi lấy mẫu.
- Ngưng hoàn toàn thuốc corticoid, thuốc lợi tiểu, thuốc chẹn beta giao cảm tối thiểu 3 ngày. Cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi ngưng.
- Nghỉ ngơi, không vận động mạnh tối thiểu 30 phút trước khi lấy mẫu.
- Không uống cà phê, thuốc lá trong thời gian thực hiện xét nghiệm.
Kiểm tra đường huyết chỉ 159k
- Kiểm tra 3 chỉ số đường huyết và tầm soát tiểu đường.
- Nhanh chóng, không chờ đợi với hệ thống 40 chi nhánh Diag.
- Lấy mẫu ngoài giờ hành chính.
- Có ngay kết quả trong vòng 24h qua Zalo.
Diag sẽ liên hệ lại trong vòng 5 phút
Xem thêm: Chỉ số glucose trong nước tiểu khi mang thai
Chỉ số đường huyết thai kỳ sau ăn 2 giờ
Chỉ số đường huyết sau 2 giờ ăn là một trong những chỉ số quan trọng trong xét nghiệm dung nạp glucose để chẩn đoán tiểu đường thai kỳ. Mức đường huyết phản ánh khả năng cơ thể mẹ bầu xử lý glucose sau khi ăn.
Chỉ số bình thường
Nếu chỉ số này nằm trong phạm vi này, có nghĩa là cơ thể mẹ bầu vẫn đang xử lý glucose tốt, không có dấu hiệu của tiểu đường thai kỳ.
- Lúc đói: ≤ 92 mg/dl (5,1 mmol/L).
- Chỉ số đường huyết sau ăn 1h của bà bầu: ≤ 180 mg/dl (10 mmol/L).
- Chỉ số đường huyết sau ăn 2h của bà bầu: ≤ 153 mg/dl (8,5 mmol/L).
Chỉ số tăng cao bất thường
Thai phụ được chẩn đoán bị tiểu đường thai kỳ trong các trường hợp như sau:
Kết quả của lần khám thai đầu tiên:
- Lúc đói: >7 mmol/L.
- Đường huyết ngẫu nhiên: > 11.1 mmol/L.
- HbA1c: > 6.5%
Kết quả của lần khám thai trong tuần 24 – 28:
- Glucose máu lúc đói: > 5,1 mmol/L
- 1 giờ sau uống glucose: > 10 mmol/L
- 2 giờ sau uống glucose: > 8,5 mmol/L
Nếu một trong các chỉ số này vượt quá mức bình thường, thai phụ sẽ được chẩn đoán mắc đái tháo đường thai kỳ. Tuy nhiên, nếu glucose máu lúc đói > 7,0 mmol/L hoặc một trong các chỉ số khác cũng vượt quá giới hạn, thai phụ sẽ được chẩn đoán mắc đái tháo đường lâm sàng. Trong trường hợp bình thường, tất cả các giá trị xét nghiệm sẽ nhỏ hơn các ngưỡng đã nêu.
Lưu ý:
- Chỉ số tham chiếu có thể thay đổi tùy theo phòng xét nghiệm và chỉ có giá trị tham khảo.
- Phạm vi tham chiếu trên kết quả xét nghiệm tại Diag thay đổi dựa trên dữ liệu khoa học mới nhất và có thể không khớp hoàn toàn với bài viết này trong một số ít trường hợp website chưa kịp cập nhật.
Xem thêm: Dấu hiệu mẹ bầu bị tăng đường huyết
Cách kiểm soát đường huyết sau ăn
Để kiểm soát đường huyết trong thai kỳ, bà bầu cần:
- Chế độ ăn uống hợp lý: Lựa chọn thực phẩm ít đường, ít tinh bột, nhiều rau xanh và chất xơ. Chia nhỏ bữa ăn trong ngày giúp duy trì mức đường huyết ổn định.
- Tập thể dục đều đặn: Đi bộ nhẹ nhàng hoặc các bài tập thể dục dành riêng cho phụ nữ mang thai giúp cải thiện việc sử dụng insulin trong cơ thể.
- Theo dõi đường huyết: Kiểm tra mức đường huyết đều đặn theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.
- Dùng thuốc khi cần: Nếu chế độ ăn uống và thể dục không đủ hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng insulin hoặc thuốc hạ đường huyết.
Địa chỉ xét nghiệm đường huyết uy tín
Hiện nay, Diag là trung tâm y khoa chuyên cung cấp dịch vụ xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh chất lượng cao. Các kết quả tại Diag được tin tưởng nhờ độ chính xác, nhanh chóng, có giá trị cao trong việc điều trị. Diag cung cấp các dịch vụ xét nghiệm, chẩn đoán bệnh lý đường huyết với chi phí tiết kiệm nhất hiện nay.
Khách hàng có nhu cầu xét nghiệm đường huyết có thể liên hệ trực tiếp với đội ngũ Diag thông qua các kênh sau:
- Trang chủ Diag: https://diag.vn/
- Hotline: 1900 1717
Tổng kết
Chỉ số đường huyết thai kỳ sau ăn 2 giờ là yếu tố quan trọng để đánh giá tình trạng sức khỏe của mẹ bầu và phát hiện tiểu đường thai kỳ. Việc kiểm tra và theo dõi chỉ số này giúp bảo vệ cả mẹ và thai nhi. Nếu có dấu hiệu bất thường, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có phương án điều trị kịp thời.