Chỉ số đường huyết lúc sáng sớm là gì?
Chỉ số đường huyết lúc sáng sớm hay đường huyết lúc đói (Fasting Blood Sugar) là lượng đường (glucose) trong máu được đo sau khi nhịn ăn ít nhất 8 giờ. Xét nghiệm thường được thực hiện vào buổi sáng sớm. Kết quả xét nghiệm đường đói có giá trị trong việc đánh giá sức khỏe và khả năng kiểm soát glucose trong cơ thể.
Glucose là nguồn năng lượng chính mà cơ thể sử dụng để duy trì hoạt động. Trong cơ thể, insulin – hormone do tuyến tụy sản xuất – đảm nhận vai trò vận chuyển glucose từ máu vào các tế bào. Khi đường huyết quá cao hoặc quá thấp, cơ thể sẽ xuất hiện các triệu chứng bất thường. Tình trạng này thường phát hiện qua kết quả xét nghiệm.
Xem thêm: Đường huyết bao nhiêu là cao?
Đo chỉ số đường huyết lúc đói
Việc đo chỉ số đường đói là điều cần thiết trong việc phát hiện và quản lý các bệnh lý về rối loạn chuyển hóa như:
- Rối loạn dung nạp glucose hay tiền tiểu đường: Xảy ra khi cơ thể bắt đầu mất khả năng sử dụng glucose hiệu quả.
- Đái tháo đường: Đây là bệnh mạn tính xảy ra khi cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc sử dụng insulin không hiệu quả, dẫn đến mức đường huyết luôn cao.
Mục đích của xét nghiệm đường đói gồm:
- Đánh giá nguy cơ đái tháo đường type 1, 2 hoặc đái tháo đường thai kỳ.
- Theo dõi hiệu quả điều trị ở bệnh nhân đái tháo đường.
- Sớm phát hiện các vấn đề sức khỏe và can thiệp y tế.
Cách đo đường đói:
- Thời điểm thực hiện: Vào sáng sớm, sau khi nhịn ăn ít nhất 8 tiếng.
- Phương pháp: Sử dụng máy đo đường huyết cá nhân tại nhà hoặc thực hiện xét nghiệm máu tại cơ sở y tế.
Kiểm tra đường huyết chỉ 159k
- Kiểm tra 3 chỉ số đường huyết và tầm soát tiểu đường.
- Nhanh chóng, không chờ đợi với hệ thống 40 chi nhánh Diag.
- Lấy mẫu ngoài giờ hành chính.
- Có ngay kết quả trong vòng 24h qua Zalo.
Diag sẽ liên hệ lại trong vòng 5 phút
Xem thêm: Rối loạn đường huyết lúc đói
Đối với đo đường đói tại nhà
- Bước 1: Vệ sinh sạch sẽ tay trước khi lấy mẫu để đảm bảo kết quả chính xác.
- Bước 2: Kiểm tra hạn sử dụng và mã code của que thử.
- Bước 3: Lắp kim lấy máu vào đầu bút.
- Bước 4: Chích đầu ngón tay để lấy máu. Nhỏ giọt máu lên que thử, sau đó đặt que vào máy đo, đợi đọc kết quả sau vài giây.
- Bước 5: Ghi lại kết quả để theo dõi.
Xem thêm: Chỉ số đường huyết lúc đói của người bình thường
Đối với xét nghiệm đường đói tại cơ sở y tế
- Bước 1: Kỹ thuật viên lấy mẫu máu tĩnh mạch tay sau khi người xét nghiệm nhịn ăn ít nhất 8 tiếng.
- Bước 2: Mẫu máu được mang đi phân tích và đo lượng đường trong máu.
Kết quả của chỉ số đường huyết sáng sớm giúp bác sĩ xây dựng kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp, thay đổi lối sống và sử dụng thuốc nếu cần.
Chỉ số đường huyết buổi sáng bình thường là bao nhiêu?
Ở người khỏe mạnh, chỉ số đường huyết sáng sớm dao động trong mức 70 – 99 mg/dL (~3.9 – 5.5 mmol/L). Đây là mức bình thường, thể hiện insulin trong cơ thể đang hoạt động ổn định để duy trì đường huyết.
Chỉ số đường huyết sáng sớm tăng cao bất thường
Chỉ số đường huyết sáng sớm tăng cao bất thường trong trường hợp:
- Tiền đái tháo đường: Dao động trong mức 100 – 125 mg/dL (~5.6 – 6.9 mmol/L). Đây là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ diễn tiến sang đái tháo đường type 2 nếu không can thiệp kịp thời. Tình trạng này xảy ra khi cơ thể bắt đầu kháng insulin hoặc thiếu hụt insulin để xử lý glucose.
- Đái tháo đường: Dao động trong mức ≥ 126 mg/dL (~ ≥ 7.0 mmol/L). Đây là dấu hiệu cho thấy cơ thể có thể đã bị tiểu đường. Trong trường hợp này, mọi người cần thăm khám y tế, thực hiện các xét nghiệm để chẩn đoán chính xác.
Các dấu hiệu thường gặp khi đường huyết lúc sáng sớm cao:
- Cảm thấy khát nước.
- Tăng số lần đi tiểu, đặc biệt vào ban đêm.
- Mệt mỏi, uể oải dù đã ngủ đủ giấc.
- Mờ mắt, đau đầu.
Đường huyết tăng cao có thể gây ra các biến chứng:
- Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ.
- Tổn thương mắt, thận, và hệ thần kinh.
- Nhiễm trùng tái phát hoặc lâu lành hơn bình thường.
Xem thêm: Chỉ số đường huyết 300
Chỉ số đường huyết sáng sớm giảm thấp bất thường
Chỉ số đường huyết sáng sớm giảm thấp bất thường dao động trong mức < 70 mg/dL (~ <3.9 mmol/L). Đây là tình trạng thường gặp ở bệnh nhân đang điều trị đái tháo đường.
Hạ đường huyết có thể gây ra:
- Chóng mặt, mệt mỏi, và run rẩy.
- Nhức đầu, khó tập trung.
- Trường hợp nặng hơn có thể ngất xỉu, hôn mê.
Nguyên nhân làm thay đổi chỉ số đường huyết lúc sáng sớm
Nguyên nhân gây đường huyết tăng cao vào sáng sớm:
- Hiện tượng bình minh (Dawn Phenomenon): Hiện tượng Cortisol, Adrenaline và hormone tăng trưởng tăng vào sáng sớm. Ngoài ra, còn do gan giải phóng glucose để cung cấp năng lượng khi ngủ dậy.
- Hiện tượng Somogyi: Hiện tượng sử dụng insulin quá liều (ở bệnh nhân tiểu đường) hoặc ăn không đủ.
- Chế độ ăn uống không hợp lý: Ăn tối muộn hoặc ăn nhiều thực phẩm chứa đường, tinh bột. Bỏ bữa khiến gan giải phóng glucose vào máu để bù đắp.
- Sử dụng insulin hoặc thuốc hạ đường huyết không đúng theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Căng thẳng, mất ngủ dẫn đến cơ thể tăng tiết Cortisol khiến đường huyết tăng cao bất thường.
- Ít vận động vào ban ngày, cơ thể không sử dụng hết lượng glucose nạp vào.
Nguyên nhân gây hạ đường huyết vào buổi sáng:
- Ăn tối quá ít hoặc bỏ bữa.
- Tập thể dục quá sức vào đêm trước.
- Sử dụng insulin hoặc thuốc đái tháo đường không đúng cách.
Các yếu tố nguy cơ khác khiến chỉ số đường huyết đói bất thường
Ngoài các nguyên nhân chính, nhóm yếu tố gây cơ gồm:
- Thừa cân hoặc béo phì.
- Không vận động.
- Căng thẳng, mất ngủ.
- Tuổi cao, ảnh hưởng đến khả năng cơ thể sử dụng insulin.
- Gia đình có người mắc đái tháo đường.
- Hút thuốc, uống rượu.
- Bệnh lý nền như gan, thận, rối loạn tuyến giáp, hội chứng buồng trứng đa nang…
- Sử dụng thuốc không đúng cách: Insulin, thuốc đái tháo đường, corticosteroid…
Xem thêm: Chỉ số đường huyết của người trên 60 tuổi
Cách kiểm soát chỉ số đường huyết khi ngủ dậy
Để kiểm soát tốt chỉ số đường huyết vào buổi sáng, mọi người có thể:
- Hạn chế ăn thực phẩm chứa đường, tinh bột vào buổi tối.
- Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ và protein như rau xanh, hạt, cá hoặc thịt nạc.
- Tránh bỏ bữa tối.
- Sử dụng insulin hoặc thuốc đái tháo đường theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, yoga. Tránh tập luyện gắng sức.
- Đo đường huyết trước khi đi ngủ và ngay khi thức dậy để phát hiện bất thường.
- Ngủ đủ giấc.
- Thư giãn bằng cách thiền, hít thở sâu.
- Hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá hoặc uống trà, cafe trước khi đi ngủ.
- Khám sức khỏe, đo đường huyết định kỳ để kịp thời phát hiện bất thường.
Địa chỉ xét nghiệm đường huyết uy tín
Hiện nay, Diag là trung tâm y khoa chuyên cung cấp dịch vụ xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh chất lượng cao. Các kết quả tại Diag được tin tưởng nhờ độ chính xác, nhanh chóng, có giá trị cao trong việc điều trị. Diag cung cấp các dịch vụ xét nghiệm, chẩn đoán bệnh lý đường huyết với chi phí tiết kiệm nhất hiện nay.
Khách hàng có nhu cầu xét nghiệm đường huyết có thể liên hệ trực tiếp với đội ngũ Diag thông qua các kênh sau:
- Trang chủ Diag: https://diag.vn/
- Hotline: 1900 1717
Lời kết
Chỉ số đường huyết lúc sáng sớm đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá sức khỏe tổng thể. Thông qua các biện pháp đơn giản như điều chỉnh ăn uống, tập luyện, và quản lý căng thẳng, mọi người có thể duy trì mức đường huyết ổn định.