Chỉ số đường huyết ở trẻ em
Việc hiểu rõ và theo dõi định kỳ các chỉ số của đường huyết ở trẻ em rất quan trọng:
- Ngăn ngừa biến chứng: Kiểm soát chỉ số của đường huyết giúp phát hiện sớm nguy cơ nhiễm toan ceton, tác động đến thần, tim mạch.
- Giúp chẩn đoán sớm: Phát hiện các triệu chứng bệnh lý như tiểu đường type 1, hạ đường huyết hoặc tăng đường huyết.
- Tăng cường sức khoẻ lâu dài: Đảm bảo trẻ phát triển toàn diện, phòng ngừa nguy cơ bệnh tật trong tương lai.
Chỉ số đường huyết bình thường ở trẻ em
- Đường huyết lúc đói: 70 – 100 mg/dL (3.9 – 5.6 mmol/L). Cho thấy cơ thể trẻ đang kiểm soát tốt lượng đường huyết khi chưa nạp thức ăn. Mức này phản ánh hoạt động hiệu quả của insulin trong việc duy trì cân bằng glucose trong máu. Đây là ngưỡng an toàn, giúp đảm bảo rằng trẻ không có nguy cơ bị hạ đường huyết hoặc tăng đường huyết tiềm ẩn.
- Đường huyết sau ăn 2 giờ: < 140 mg/dL (< 7.8 mmol/L). Chỉ số này đo lường khả năng của cơ thể trẻ trong việc xử lý glucose sau bữa ăn. Đường được hấp thu từ thức ăn và nhanh chóng được insulin chuyển hóa, giúp đường huyết trở lại mức bình thường. Mức đường huyết sau ăn ở giới hạn này chứng tỏ quá trình chuyển hóa glucose hoạt động tốt, giảm nguy cơ rối loạn chuyển hóa.
Xem thêm: Đường huyết bao nhiêu là cao?
Hạ đường huyết ở trẻ
Khi bị hạ đường huyết chỉ số của đường huyết sẽ ở mức < 70 mg/dL (< 3.9 mmol/L)
Trẻ sẽ có biểu hiện suy nhược, xanh xao, run rẩy, và rối loạn tri giác (mất tập trung, lú lẫn). Tình trạng hạ đường huyết kéo dài có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như: co giật, hôn mê, thậm chí là tăng nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng.
Xem thêm: Rối loạn đường huyết lúc đói
Tăng đường huyết ở trẻ
Chỉ số của đường huyết > 140 mg/dL (> 7.8 mmol/L) là dấu hiệu của tình trạng đường huyết tăng cao.
Các triệu chứng thường gặp như trẻ luôn cảm thấy khát, tần suất tiểu tiện tăng nhiều, và suy nhược. Tình trạng này còn có thể nguy hiểm hơn do nó có thể kèm theo nhiễm toan ceton (hôi thở, đau bụng, và tổn thương thần kinh).
Xem thêm: Chỉ số đường huyết 300
Trẻ em thường mắc bệnh tiểu đường nào?
Trẻ em thường mắc bệnh tiểu đường type 1. Đây là loại bệnh phổ biến nhất đối với trẻ nhỏ. Tiểu đường type 1 xảy ra do hệ miễn dịch tấn công tế bào beta của tuyến tuỵ, khiến cơ thể không sản xuất đủ insulin. Các dấu hiệu thường gặp bao gồm khát nước, tiểu nhiều, giảm cân nhanh chóng và nhiễm toan ceton (dấu hiệu nặng như hôi thở, đau bụng). Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến tim, mạch, thần kinh và thậm chí não bộ.
Bên cạnh đó, tiểu đường type 2 ít phổ biến hơn ở trẻ em nhưng vẫn có thể xảy ra. Tiểu đường type 2 thường do yếu tố di truyền kèm theo béo phì. Triệu chứng của type 2 tương đồng với type 1 như tiểu tiện nhiều, mệt mỏi, giảm cân, và có nguy cơ cao bị các biến chứng ảnh hưởng đến tim mạch, thận, và thần kinh.
Kiểm tra đường huyết chỉ 159k
- Kiểm tra 3 chỉ số đường huyết và tầm soát tiểu đường.
- Nhanh chóng, không chờ đợi với hệ thống 40 chi nhánh Diag.
- Lấy mẫu ngoài giờ hành chính.
- Có ngay kết quả trong vòng 24h qua Zalo.
Diag sẽ liên hệ lại trong vòng 5 phút
Làm sao biết trẻ bị tiểu đường?
Phụ huynh có thể nhận biết tình trạng trẻ nhỏ mắc bệnh tiểu đường thông qua các triệu chứng.
- Trẻ đòi uống nước nhiều. Có biểu hiện khô miệng, khát nước liên tục.
- Tần suất đi tiểu gia tăng đáng kể. Tiểu nhiều, đôi khi có tiểu đêm.
- Trẻ dễ đói, ăn nhiều hơn mà không kiềm soát.
- Trẻ bị sụt cân nặng nhanh chóng mặc dù ăn uống đầy đủ.
- Trẻ yếu đi, có biểu hiện mệt mỏi, thiếu năng lượng.
- Trẻ bị mất tập trung, có biểu hiện lú lẫn.
Trong trường hợp khó lòng nhận biết qua các dấu hiệu, phụ huynh có thể cho trẻ thực hiện các xét nghiệm:
- Xét nghiệm glucose trong máu nhằm kiểm tra chỉ số đường huyết lúc đói hoặc sau ăn nhằm đánh giá mức đường trong máu.
- Phân tích HbA1c để xác định đường huyết trung bình trong vòng 2-3 tháng, là một chỉ số quan trọng trong chẩn đoán.
- Xét nghiệm nước tiểu nhằm tìm dấu hiệu nhiễm toan ceton, biển chứng nguy hiểm liên quan đến tiểu đường type 1.
Xem thêm: Chỉ số đường huyết lúc đói của người bình thường
Cách kiểm soát đường huyết trẻ em
Việc kiểm soát mức độ đường huyết ở trẻ em đòi hỏi sự kết hợp nhiều yếu tố bao gồm chế độ dinh dưỡng, vận động, thuốc điều trị và theo dõi thường xuyên.
- Chế độ ăn uống: Giảm tinh bột, tăng cường rau xanh, hạn chất đường trong khẩu phần ăn. Chế độ dinh dưỡng hợp lý đảm bảo cung cấp năng lượng nhưng không gây tăng đường huyết.
- Hoạt động thể chất: Tăng cường vận động nhẹ nhàng như đi bộ, chơi thể thao hoặc bỏ lề giúp tăng khả năng nhạy cảm với insulin, hỗ trợ duy trì đường huyết ổn định.
- Thuốc điều trị: Tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ, bao gồm sử dụng insulin hoặc các loại thuốc hỗ trợ khác nếu được chỉ định.
- Theo dõi thường xuyên: Kiểm tra chỉ số đường huyết định kỳ để đánh giá hiệu quả điều trị và phát hiện sớm những biến chứng nguy hiểm.
Xem thêm: Chỉ số đường huyết lúc sáng sớm
Tổng kết
Có thể thấy, chỉ số của đường huyết của trẻ em là một chỉ số quan trọng. Chỉ số này cần được theo dõi chặt chẽ để nhận biết sớm nguy cơ mắc bệnh và kịp thời ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Duy trì chế độ sống khoa học và theo dõi định kỳ giúp bảo vệ sức khỏe trẻ nhỏ dài lâu.
Liên hệ 1900 1717 để nhận tư vấn từ Trung tâm y khoa Diag. Hỗ trợ đặt lịch xét nghiệm kiểm tra đường huyết một cách nhanh chóng ngay khi có nhu cầu:
- Trụ sở: 414 – 420 Cao Thắng, phường 12, quận 10, TPHCM.
- Chi nhánh: https://diag.vn/chi-nhanh/