Quá trình lão hóa thường đi kèm với nhiều thay đổi trong cơ thể, trong đó có sự biến động của chỉ số đường huyết. Việc hiểu rõ và kiểm soát tốt chỉ số đường huyết của người trên 60 tuổi là rất quan trọng để phòng ngừa các biến chứng sức khỏe nghiêm trọng. Tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết bên dưới của Diag.

Mức đường huyết tăng cao ở người lớn tuổi có nguy hiểm không?

Đường huyết tăng cao hay tăng đường huyết (Hyperglycemia) là tình trạng mức đường (glucose) trong máu vượt quá mức bình thường. Ở người cao tuổi, tình trạng này xảy ra khi cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc sử dụng insulin hiệu quả. Insulin là hormone do tuyến tụy sản xuất, đảm nhận vai trò vận chuyển đường vào tế bào để làm năng lượng.

Khi cơ thể không đủ lượng insulin hoặc sử dụng không hiệu quả sẽ dẫn đến tình trạng đường tích tụ trong máu. Nếu lượng đường vượt quá mức bình thường sẽ gây ra hiện tượng đường huyết tăng cao.

Tình trạng tăng đường huyết ở người cao tuổi thường không xuất hiện triệu chứng rõ ràng hoặc dễ nhầm lẫn với các vấn đề sức khỏe khác. Các triệu chứng điển hình gồm: khát nước, đi tiểu nhiều hơn bình thường, mệt mỏi, mờ mắt, sụt cân không rõ nguyên nhân, v.v.

Đường huyết tăng cao có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng ở người cao tuổi nếu không kiểm soát. Tăng đường huyết kéo dài tiềm ẩn nguy cơ biến chứng sang:

  • Các bệnh tim mạch, đặc biệt là nhồi máu cơ tim và đột quỵ do đường huyết tăng gây tổn thương mạch máu.
  • Tổn thương thận dẫn đến suy giảm chức năng. Nếu tổn thương kéo dài có thể diễn tiến sang suy thận.
  • Tổn thương dây thần kinh, dẫn đến mất cảm giác ở tay, chân.
  • Suy giảm trí nhớ, làm tăng nguy cơ mắc Alzheimer.

Xem thêm: Đường huyết bao nhiêu là cao?

Chỉ số đường huyết của người trên 60 tuổi thế nào?

Chỉ số đường huyết của người cao tuổi trên 60 tuổi có giá trị như sau:

Mức đường huyết bình thường

Lúc đói (trước bữa ăn):

  • Mức đường huyết bình thường từ 4.0 đến 5.6 mmol/L (tương đương 72 – 100 mg/dL).
  • Đây là thời điểm cơ thể không tiêu thụ thực phẩm trong ít nhất 8 giờ, phản ánh mức glucose tự nhiên trong máu.

Sau ăn 2 giờ:

  • Đường huyết nên duy trì dưới 7.8 mmol/L (140 mg/dL). Đây là mức đường huyết sau khi cơ thể đã xử lý glucose từ thức ăn.

HbA1c (trung bình đường huyết 3 tháng):

  • Chỉ số dưới 5.7%.
  • HbA1c phản ánh mức đường huyết trung bình trong 3 tháng, giúp đánh giá tình trạng kiểm soát đường huyết lâu dài.

Những mức đường huyết này cho thấy cơ thể hoạt động bình thường, giúp duy trì sức khỏe và giảm nguy cơ mắc các bệnh lý mãn tính.

Xem thêm: Chỉ số đường huyết lúc đói của người bình thường

Mức đường huyết bất thường

Khi đường huyết vượt ngưỡng bình thường, cơ thể có thể rơi vào các trạng thái sau:

Tiền tiểu đường

  • Lúc đói: 5.7 – 6.9 mmol/L (101 – 125 mg/dL).
  • Sau ăn 2 giờ: 7.8 – 11.0 mmol/L (140 – 199 mg/dL).
  • HbA1c: 5.7% – 6.4%.

Tiền tiểu đường là giai đoạn cảnh báo, cho thấy đường huyết cao hơn bình thường nhưng chưa đến mức tiểu đường. Nếu không kiểm soát, nguy cơ tiến triển thành tiểu đường là rất cao.

Đái tháo đường (tiểu đường)

  • Lúc đói: Từ 7.0 mmol/L trở lên (≥ 126 mg/dL).
  • Sau ăn 2 giờ: Từ 11.1 mmol/L trở lên (≥ 200 mg/dL).
  • HbA1c: Từ 6.5% trở lên.

Đây là tình trạng đường huyết quá cao, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các cơ quan trong cơ thể nếu không được điều trị kịp thời.

Lưu ý:

  • Chỉ số tham chiếu có thể thay đổi tùy theo phòng xét nghiệm và chỉ có giá trị tham khảo.
  • Phạm vi tham chiếu trên kết quả xét nghiệm tại Diag thay đổi dựa trên dữ liệu khoa học mới nhất và có thể không khớp hoàn toàn với bài viết này trong một số ít trường hợp website chưa kịp cập nhật.

Nguyên nhân gây tăng chỉ số đường huyết của người cao tuổi

Tăng đường huyết ở người trên 60 tuổi có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân như:

Suy giảm chức năng tuyến tụy

Tình trạng này xảy ra khi cơ thể bước vào thời điểm bị lão hóa tự nhiên, ảnh hưởng đến các cơ quan trong cơ thể như tuyến tụy. Lúc này, chức năng tuyến tụy bắt đầu suy giảm, dẫn đến việc không sản xuất đủ insulin để đáp ứng nhu cầu cơ thể.

Việc thiếu hụt insulin để xử lý đường khiến mức đường trong máu tăng cao. Đây là một trong các nguyên nhân dẫn đến tăng đường huyết ở người cao tuổi.

Ít vận động thể chất

Người cao tuổi thường ít vận động hơn do sức khỏe giảm sút, đau nhức xương khớp, hoặc thói quen sinh hoạt. Việc thiếu hoạt động thể chất khiến cơ thể khó sử dụng glucose trong máu để tạo năng lượng. Ngoài ra, ít vận động còn làm giảm khả năng đáp ứng insulin của cơ bắp, dẫn đến tình trạng insulin.

Chế độ ăn uống không lành mạnh

Chế độ dinh dưỡng thiếu chất xơ, vitamin, nhiều đường và tinh bột có thể làm tăng đường huyết sau mỗi bữa ăn. Tình trạng này có thể dẫn đến tình trạng đường huyết cao đột ngột. Nếu tình trạng này kéo dài và không kiểm soát có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Do các bệnh lý nền

Người cao tuổi thường mắc các bệnh nền mạn tính như cao huyết áp, rối loạn mỡ máu, suy giảm chức năng thận, v.v. Các bệnh lý này có thể làm rối loạn quá trình điều tiết đường, dẫn đến tăng đường huyết trong máu. Một số loại thuốc dùng để điều trị các bệnh lý nền như thuốc lợi tiểu (để hạ huyết áp) hoặc thuốc mỡ máu có thể làm tăng lượng glucose trong máu.

Kiểm tra đường huyết chỉ 159k

  • Kiểm tra 3 chỉ số đường huyết và tầm soát tiểu đường.
  • Nhanh chóng, không chờ đợi với hệ thống 40 chi nhánh Diag.
  • Lấy mẫu ngoài giờ hành chính.
  • Có ngay kết quả trong vòng 24h qua Zalo.

GỌI LẠI CHO TÔI

Diag sẽ liên hệ lại trong vòng 5 phút

Xem thêm: Rối loạn đường huyết lúc đói

Chỉ số đường huyết thay đổi qua từng độ tuổi thế nào?

Đường huyết không cố định mà thay đổi theo độ tuổi và tình trạng sức khỏe. Việc hiểu rõ sự thay đổi này giúp mỗi người, đặc biệt là người cao tuổi, có cách kiểm soát và duy trì đường huyết hợp lý hơn.

Khi bước vào tuổi trung niên (40 – 60 tuổi), cơ thể bắt đầu giảm hiệu quả trong việc điều chỉnh đường huyết do lối sống ít vận động, chế độ ăn uống không lành mạnh, v.v. Trong trường hợp này, mức đường huyết có thể dao động trong mức:

  • Lúc đói: Khoảng 5.6 – 6.9 mmol/L (~101 – 125 mg/dL).
  • Sau ăn 2 giờ: > 7.8 mmol/L (~140 mg/dL).

Đây là giai đoạn tiềm ẩn nguy cơ tiền tiểu đường. Mọi người có thể diễn tiến sang tiểu đường type 2 nếu duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh.

Sau tuổi 60, chức năng tuyến tụy và khả năng sử dụng insulin của cơ thể suy giảm đần. Các yếu tố như bệnh nền (cao huyết áp, rối loạn mỡ máu), ít vận động, chế độ ăn uống cũng làm tăng nguy cơ đường huyết cao.

Cách kiểm soát đường huyết ổn định ở người cao tuổi

Để kiểm soát đường huyết ổn định, người cao tuổi cần chú ý đến chế độ ăn uống, vận động, theo dõi sức khỏe và quản lý tâm lý.

1. Áp dụng chế độ ăn uống cân đối

Chế độ ăn là yếu tố quan trọng nhất để giữ đường huyết ổn định. Người cao tuổi nên chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày và lựa chọn các loại thực phẩm:

Tăng cường thực phẩm lành mạnh:

  • Rau xanh: Bông cải, rau cải, bí xanh, rau muống giàu chất xơ, giúp kiểm soát đường huyết.
  • Trái cây ít đường: Táo, bưởi, cam, dâu tây.
  • Ngũ cốc nguyên hạt: Gạo lứt, yến mạch, lúa mạch.

Hạn chế thực phẩm gây tăng đường huyết:

  • Đường: Đồ ngọt, bánh kẹo, và nước ngọt có ga.
  • Tinh bột tinh chế: Cơm trắng, bánh mì trắng, và mì gói.
  • Thức ăn chế biến sẵn: Đồ chiên rán, thực phẩm đóng gói nhiều muối và đường.

2. Vận động nhẹ nhàng thường xuyên

Hoạt động thể chất giúp cơ thể sử dụng glucose trong máu hiệu quả hơn. Người cao tuổi có thể lựa chọn các bài tập phù hợp với sức khỏe như:

  • Đi bộ: 30 phút mỗi ngày, giúp tăng cường lưu thông máu và cải thiện độ nhạy insulin.
  • Yoga: Giảm căng thẳng, tăng cường sự dẻo dai và giúp đường huyết ổn định.
  • Bơi lội: Phù hợp với người có vấn đề về xương khớp, giúp tăng cường sức khỏe toàn diện.

3. Theo dõi đường huyết thường xuyên

Theo dõi đường huyết thường xuyên là cách tốt nhất để phát hiện sớm các bất thường:

  • Đường huyết lúc đói: Kiểm tra sau khi không ăn trong ít nhất 8 giờ.
  • Đường huyết sau ăn: Kiểm tra 2 giờ sau bữa ăn.
  • Xét nghiệm HbA1c: Đánh giá mức đường huyết trung bình trong 3 tháng để xem hiệu quả kiểm soát lâu dài.

Xem thêm: Chỉ số đường huyết lúc sáng sớm

4. Quản lý căng thẳng

Căng thẳng kéo dài có thể làm tăng đường huyết do cơ thể giải phóng nhiều hormone như cortisol. Người cao tuổi nên:

  • Thư giãn: Thiền, hít thở sâu, hoặc nghe nhạc thư giãn mỗi ngày.
  • Duy trì sở thích: Vẽ tranh, đọc sách, hoặc chơi các trò chơi nhẹ nhàng để giữ tinh thần vui vẻ.
  • Gặp gỡ bạn bè: Các hoạt động xã hội giúp cải thiện tâm trạng và giảm căng thẳng.

Các phương pháp đo đường huyết ở người cao tuổi

Việc thăm khám định kỳ và thực hiện xét nghiệm giúp bác sĩ theo dõi tình trạng sức khỏe tổng quát và điều chỉnh kế hoạch kiểm soát đường huyết nếu cần. Bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện các phương pháp xét nghiệm theo dõi mức đường huyết như:

  • Xét nghiệm đường huyết lúc đói: Đánh giá nguy cơ tiền tiểu đường, tiểu đường hoặc các bệnh lý liên quan đến tăng đường huyết. Cần nhịn ăn ít nhất 8 giờ trước khi lấy mẫu.
  • Xét nghiệm đường huyết ngẫu nhiên: Sàng lọc nguy cơ đường huyết cao, tiền tiểu đường hoặc tiểu đường. Không cần nhịn ăn trước khi lấy mẫu.
  • Xét nghiệm đường huyết 2 giờ sau ăn: Kiểm tra khả năng cơ thể sử dụng insulin. Thực hiện sau khi ăn 2 tiếng.
  • Xét nghiệm HbA1c: Xét nghiệm máu dùng để chẩn đoán đường huyết cao, tiểu đường, đánh giá hiệu quả điều trị ở bệnh nhân.

Xem thêm: Chỉ số đường huyết 300

Địa chỉ xét nghiệm đường huyết uy tín

Hiện nay, Diag là trung tâm y khoa chuyên cung cấp dịch vụ xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh chất lượng cao. Các kết quả tại Diag được tin tưởng nhờ độ chính xác, nhanh chóng, có giá trị cao trong việc điều trị. Diag cung cấp các dịch vụ xét nghiệm, chẩn đoán bệnh lý đường huyết với chi phí tiết kiệm nhất hiện nay.

Khách hàng có nhu cầu xét nghiệm đường huyết có thể liên hệ trực tiếp với đội ngũ Diag thông qua các kênh sau:

Kết luận

Chỉ số đường huyết của người trên 60 tuổi là chỉ số quan trọng cần được quan tâm để duy trì sức khỏe ổn định. Các gia đình có người thân lớn tuổi cần đưa họ đi thăm khám định kỳ để kịp thời phát hiện bất thường, can thiệp y tế để đảm bảo cuộc sống khỏe mạnh.

 

Xem thêm: Chỉ số đường huyết của trẻ em