Chỉ số đường huyết là gì?
Chỉ số đường huyết (GI), còn gọi là chỉ số glucose máu, cho thấy tốc độ tăng đường huyết sau khi một người ăn thực phẩm chứa carbohydrate. Do đó, đồ ăn có chỉ số GI thấp sẽ giúp duy trì glucose máu ổn định, rất phù hợp nếu bạn bị đái tháo đường.
Chỉ số đường huyết có giá trị linh hoạt, phụ thuộc vào loại xét nghiệm, kỹ thuật đo, thời gian đo, thực phẩm đã ăn…
Cách tính chỉ số đường huyết đơn giản
Khi đo tại nhà, người bệnh sẽ dùng thiết bị đo đường huyết cá nhân để quan sát và đánh giá các chỉ số đường huyết. Các chỉ số này được đo bằng 1 trong 2 đơn vị là mmol/L và mg/dL.
Vậy làm sao để chuyển đổi hai đơn vị đo này? Cách tính glucose máu (có giá trị xấp xỉ) thường thấy là:
- Từ mmol/L sang mg/dL: Nhân giá trị mmol/L với 18. Có nghĩa là 1 mmol/L = 18 mg/dL.
- Từ mg/dL sang mmol/L: Chia giá trị mg/dL cho 18. Có nghĩa là 1 mg/dL = 0,0555 mmol/L.
Bên cạnh đó, mọi người có thể dùng một số ứng dụng và máy đo đường huyết hiện đại. Chúng có thể tự động tính toán các giá trị trung bình theo thời gian, hỗ trợ người bệnh theo dõi chỉ số đường huyết dễ dàng hơn.
Cách đọc chỉ số đường huyết cụ thể
Dưới đây là cách tính chỉ số đường huyết cụ thể (đơn vị đo đã được chuyển đổi để thuận tiện cho việc nắm rõ thông tin).
1. Đường huyết lúc đói
Mức đường huyết được đo sau ít nhất 8 tiếng không ăn uống (có thể chỉ uống nước) như lúc mới thức dậy sau một đêm. Chỉ số này có thể dùng để chỉ ra liệu bạn có bị mắc bệnh đái tháo đường hoặc tiền tiểu đường hay không.
Ý nghĩa chỉ số:
- Người bình thường: 70–100 mg/dL (3,9–5,6 mmol/L).
- Người bị tiền tiểu đường: 100–125 mg/dL (5,6–6,9 mmol/L).
- Người bệnh tiểu đường: ≥ 126 mg/dL (≥ 7,0 mmol/L).
Xem thêm: Xét nghiệm đường huyết lúc đói
2. Đường huyết trước bữa ăn
Nếu bạn bị tiểu đường, bạn cần biết cách tính đường huyết ngay trước khi ăn nhằm xem xét tình trạng glucose máu cơ bản. Người mắc bệnh cần có kết quả đo đường huyết đạt mức mục tiêu là 80–130 mg/dL (4,4–7,2 mmol/L).
Lưu ý: Mức mục tiêu là giới hạn đường huyết mà người bệnh đái tháo đường được bác sĩ khuyến cáo duy trì ổn định để kiểm soát sức khỏe. Mức này (còn gọi là ngưỡng an toàn) sẽ thay đổi dựa trên tình trạng sức khỏe, độ tuổi…
3. Đường huyết sau ăn 2 giờ
Loại đo đường huyết này đánh giá khả năng điều chỉnh đường huyết sau bữa ăn với các loại thực phẩm có carbohydrate.
Ý nghĩa chỉ số:
- Người bình thường: < 140 mg/dL (< 7,8 mmol/L).
- Người bị tiền tiểu đường: 140–199 mg/dL (7,8–11,0 mmol/L).
- Người bệnh tiểu đường: ≥ 200 mg/dL (≥ 11,1 mmol/L).
4. Đường huyết trước khi đi ngủ buổi tối
Bệnh nhân tiểu đường sẽ được đo đường huyết để kiểm tra xem chỉ số có thay đổi bất thường không và phòng ngừa tăng/giảm đột ngột.
Mức mục tiêu trước khi đi ngủ nếu bạn là người bị tiểu đường cần đạt ngưỡng 100–140 mg/dL (5,6–7,8 mmol/L).
Kiểm tra đường huyết chỉ 159k
- Kiểm tra 3 chỉ số đường huyết và tầm soát tiểu đường.
- Nhanh chóng, không chờ đợi với hệ thống 40 chi nhánh Diag.
- Lấy mẫu ngoài giờ hành chính.
- Có ngay kết quả trong vòng 24h qua Zalo.
Diag sẽ liên hệ lại trong vòng 5 phút
5. Đường huyết ngẫu nhiên
Đây là khi chỉ số đường huyết được đo bất cứ lúc nào trong ngày. Chỉ số này cho biết tình trạng glucose máu tức thời, đặc biệt là trường hợp nghi ngờ hạ đường huyết hoặc tăng đường huyết đột ngột.
Ý nghĩa chỉ số:
- Người bình thường: < 140 mg/dL (< 7,8 mmol/L).
- Người bệnh đái tháo đường: ≥200 mg/dL (≥ 11,1 mmol/L).
6. Xét nghiệm HbA1c
Đây là xét nghiệm máu đo lượng đường gắn vào hemoglobin, cho thấy mức đường huyết trung bình trong 2-3 tháng gần nhất. Xét nghiệm HbA1c được thực hiện tại các trung tâm y tế.
Ý nghĩa chỉ số:
- Người bình thường: < 5,7%.
- Người bị tiền tiểu đường: 5,7%–6,4%.
- Người bệnh tiểu đường: ≥ 6,5%.
Xem thêm: Xét nghiệm đường huyết HbA1c
Các yếu tố ảnh hưởng đến cách tính đường huyết trung bình
Chỉ số đường huyết ở một người có thể dao động do:
- Thời điểm trong ngày: Buổi sáng thường đường huyết sẽ tăng chậm hơn so với buổi tối.
- Mức độ no: Khi đói và có bữa ăn thì cơ thể sẽ hấp thụ carbohydrate nhanh hơn, làm glucose máu tăng cao.
- Các yếu tố về thực phẩm: Đồ ăn chứa nhiều carbohydrate hoặc có chỉ số đường huyết cao sẽ làm glucose máu tăng nhanh hoặc đột ngột. Ngược lại, nếu thực phẩm có chất béo và protein sẽ làm tăng glucose máu chậm hơn so với carbohydrate.
- Căng thẳng khi đo đường huyết có thể khiến đường huyết tăng cao so với khi thư giãn.
- Một số loại thuốc và bệnh lý có thể làm tăng/giảm đường huyết, hoặc ảnh hưởng đến khả năng chuyển hóa glucose.
- Cách đo/xét nghiệm đường huyết:
- Máy đo đường huyết cá nhân: Độ chính xác phụ thuộc vào chất lượng máy và que thử, và một số yếu tố khác như vệ sinh tay.
- Xét nghiệm HbA1c: Liên quan đến tuổi thọ của hồng cầu (bệnh thiếu máu hoặc tan máu có thể dẫn đến kết quả sai).
- Uống rượu bia và hút thuốc lá: Rượu bia có thể làm giảm hoặc tăng đường huyết tùy vào lượng và thời điểm uống. Trong khi đó, thuốc lá là tác nhân giảm khả năng dùng glucose của cơ thể.
- Hoạt động thể chất: Tập thể dục dạng nhẹ có thể hỗ trợ hạ đường huyết (nếu cần). Tập thể dục với cường độ cao thì sẽ làm tăng hoặc giảm glucose máu.
Tổng kết
Tóm lại, trung tâm y khoa Diag đã giải thích một cách đơn giản về cách tính chỉ số đường huyết chính xác nhất cho mọi người. Biết công thức tính đường huyết sẽ khiến người bị tiểu đường hiểu về bệnh, từ đó duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt, và thói quen lành mạnh. Dù đã nắm cách tính cơ bản, người nghi ngờ mắc bệnh vẫn cần thăm khám với bác sĩ để đảm bảo kết quả đúng và điều trị hiệu quả.
Xem thêm: Kết quả xét nghiệm đường huyết