Cách hạ đường huyết nhanh tại nhà thường bao gồm thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt nhằm điều hòa đường huyết hiệu quả. Cùng Diag tìm hiểu các cách thức giúp giảm đường huyết cũng như nhưng lưu ý quan trọng khi thực hiện.

Tăng đường huyết ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?

Tăng đường huyết là tình trạng lượng đường trong máu tăng cao bất thường. Các dấu hiệu thường gặp khi bị tăng đường huyết:

  • Khi lượng đường trong máu cao, cơ thể cố gắng đào thải glucose qua nước tiểu, dẫn đến mất nước. Điều này khiến người bệnh cảm thấy khát và phải uống nước liên tục.
  • Thận phải hoạt động nhiều hơn để loại bỏ lượng đường dư thừa, dẫn đến việc đi tiểu thường xuyên, đặc biệt vào ban đêm.
  • Khi glucose không được chuyển hóa thành năng lượng hiệu quả, cơ thể trở nên mệt mỏi, không có sức lực và dễ suy nhược.
  • Do mất nước nhiều qua việc đi tiểu, người bệnh thường cảm thấy khô miệng, khó chịu và cần bổ sung nước thường xuyên.
  • Mặc dù ăn uống đầy đủ, cơ thể vẫn có thể giảm cân bất thường do mất nước và việc cơ thể sử dụng mỡ và protein làm năng lượng thay vì glucose.

Xem thêm: Xử trí hạ đường huyết

Tăng đường huyết là tình trạng lượng đường trong máu tăng cao bất thường
Tăng đường huyết là tình trạng lượng đường trong máu tăng cao bất thường

Khi tình trạng tăng đường huyết kéo dài có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe như:

  • Tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường nếu không được kiểm soát
  • Nhiễm toan ceton, đây là tình trạng nghiêm trọng xảy ra khi cơ thể không đủ insulin để sử dụng glucose, dẫn đến tích tụ ceton – sản phẩm phụ từ việc đốt cháy mỡ – trong máu. Nhiễm toan ceton có thể gây hôn mê hoặc nguy hiểm đến tính mạng.
  • Tăng đường huyết làm tổn thương mạch máu, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, gây xơ vữa động mạch, đột quỵ và nhồi máu cơ tim.
  • Đường huyết cao gây tổn thương các mạch máu nhỏ trong thận, làm suy giảm chức năng lọc và dẫn đến bệnh thận mạn tính hoặc suy thận.
  • Tăng đường huyết kéo dài có thể gây tổn thương thần kinh (bệnh lý thần kinh do tiểu đường), dẫn đến cảm giác tê bì, đau, hoặc mất cảm giác, đặc biệt ở tay và chân.
  • Tăng đường huyết làm tổn thương các mạch máu nhỏ ở võng mạc, gây bệnh lý võng mạc tiểu đường. Nếu không được điều trị, có thể dẫn đến mất thị lực vĩnh viễn.

Cách hạ đường huyết tại nhà qua chế độ ăn uống

Tăng cường chất xơ

Chất xơ giúp làm chậm quá trình hấp thu glucose, giảm tình trạng tăng đường huyết sau ăn. Các thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh (cải bó xôi, bông cải xanh) và ngũ cốc nguyên hạt (gạo lứt, yến mạch) rất hữu ích.

Kiểm soát tinh bột

Giảm lượng carbohydrate tinh chế (cơm trắng, bánh mì trắng) và thay thế bằng tinh bột phức hợp như khoai lang, yến mạch, giúp ổn định đường huyết.

Thực phẩm chỉ số glycemic thấp

Glycemic (GI) là chỉ số đo tốc độ thực phẩm làm tăng đường huyết sau khi ăn. Chọn thực phẩm có chỉ số GI thấp (dưới 55) như đậu, ngũ cốc nguyên hạt và một số loại trái cây như táo, cam. Thực phẩm GI thấp giúp đường huyết tăng chậm và duy trì ổn định.

Quế

Quế có tác dụng cải thiện độ nhạy cảm với insulin, giúp cơ thể sử dụng glucose hiệu quả hơn, từ đó hạ đường huyết. Quế có thể được thêm vào trà, yến mạch hoặc các món ăn hàng ngày.

Sử dụng quế ở mức hợp lý có thể giúp hạ chỉ số đường huyết trong cơ thể
Sử dụng quế ở mức hợp lý có thể giúp hạ chỉ số đường huyết trong cơ thể.

Hạt cỏ cà ri

Hạt cỏ cà ri chứa các hợp chất làm giảm hấp thu carbohydrate trong ruột, hỗ trợ điều hòa đường huyết. Hạt có thể được ngâm qua đêm và uống nước ngâm vào buổi sáng.

Thực phẩm giàu crom

Crom hỗ trợ tăng hiệu quả của insulin, giúp duy trì đường huyết ổn định. Các thực phẩm như bông cải xanh, ngũ cốc nguyên hạt và đậu xanh là nguồn cung cấp crom tự nhiên.

Thực phẩm giàu magie

Magie đóng vai trò quan trọng trong điều hòa đường huyết và tăng cường sự nhạy cảm của insulin. Các thực phẩm giàu magie như rau bina, hạnh nhân, hạt bí ngô và hạt điều rất tốt cho sức khỏe.

Giảm đường trong chế độ ăn

Hạn chế các loại thực phẩm chứa đường như bánh kẹo, nước ngọt và thay bằng trái cây tươi hoặc đồ uống không đường.

Uống nhiều nước

Uống đủ nước giúp thận hoạt động hiệu quả hơn trong việc loại bỏ lượng đường dư thừa qua nước tiểu. Nước lọc là lựa chọn tốt nhất, tránh các loại nước có đường hoặc chất tạo ngọt.

Kiểm tra đường huyết chỉ 159k

  • Kiểm tra 3 chỉ số đường huyết và tầm soát tiểu đường.
  • Nhanh chóng, không chờ đợi với hệ thống 40 chi nhánh Diag.
  • Lấy mẫu ngoài giờ hành chính.
  • Có ngay kết quả trong vòng 24h qua Zalo.

GỌI LẠI CHO TÔITìm chi nhánh

Diag sẽ liên hệ lại trong vòng 5 phút

Cách hạ đường huyết bằng thể thao

Đi bộ sau bữa ăn

Đi bộ nhẹ nhàng trong vòng 15-30 phút sau bữa ăn giúp giảm lượng đường trong máu hiệu quả. Khi hoạt động, cơ thể sử dụng glucose trong máu làm năng lượng, từ đó hạ đường huyết một cách tự nhiên. Đây là hoạt động dễ thực hiện, phù hợp với mọi lứa tuổi và không cần trang bị đặc biệt.

Hoạt động nhẹ nhàng sau bữa ăn có thể giúp giảm lượng đường trong máu hiệu quả.
Hoạt động nhẹ nhàng sau bữa ăn có thể giúp giảm lượng đường trong máu hiệu quả.

Luyện tập thể thao mỗi ngày

Việc tập thể dục đều đặn không chỉ cải thiện sức khỏe tổng thể, mà còn tăng cường sự nhạy cảm của cơ thể với insulin, giúp glucose được chuyển hóa hiệu quả hơn. Các bài tập như chạy bộ, bơi lội, yoga, hoặc đạp xe đều mang lại lợi ích trong việc kiểm soát đường huyết. Luyện tập tối thiểu 30 phút mỗi ngày là một cách tuyệt vời để ổn định đường huyết và ngăn ngừa biến chứng.

Cách hạ đường huyết nhanh bằng thuốc

Thuốc hạ đường huyết được chỉ định tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và loại bệnh tiểu đường (type 1 hoặc type 2). Một số loại thuốc phổ biến như:

  • Metformin: Giảm sản xuất glucose từ gan, ít gây hạ đường huyết.
  • Sulfonylurea: Kích thích tuyến tụy sản xuất insulin, ví dụ: Glimepiride, Glyburide.
  • DPP-4 inhibitors: Như Sitagliptin, tăng tiết insulin.
  • SGLT-2 inhibitors: Như Empagliflozin, đào thải glucose qua nước tiểu.
  • Insulin tác dụng nhanh: Kiểm soát đường huyết sau ăn, ví dụ: Lispro, Aspart.
  • Insulin tác dụng dài: Duy trì đường huyết cả ngày, ví dụ: Glargine, Detemir.

Lưu ý: Không tự ý thay đổi loại thuốc hoặc liều dùng mà không có ý kiến chuyên môn, vì điều này có thể dẫn đến hạ đường huyết hoặc tăng đường huyết không mong muốn.

Các lưu ý khi hạ đường huyết tại nhà

Nhằm đảm bảo sức khỏe khi thực hiện các biện pháp giảm đường huyết cần lưu ý:

  • Theo dõi đường huyết thường xuyên giúp đánh giá hiệu quả điều trị và điều chỉnh chế độ ăn uống hoặc thuốc phù hợp. Ghi lại kết quả để tham khảo ý kiến bác sĩ.
  • Tránh hạ đường huyết quá nhanh ví khi hạ đột ngột có thể gây chóng mặt, mệt mỏi hoặc hôn mê. Thực hiện từ từ và bổ sung năng lượng qua các bữa ăn nhỏ, lành mạnh.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng bất kỳ biện pháp nào tại nhà, hãy tham vấn bác sĩ để đảm bảo an toàn và phù hợp với tình trạng sức khỏe.

Xem thêm: Ăn gì để hạ đường huyết nhanh nhất?

Tổng kết

Qua các thông tin trên, có thể thấy cách hạ đường huyết nhanh tại nhà đòi hỏi sự kết hợp giữa chế độ ăn uống lành mạnh, vận động thể chất thường xuyên, và sử dụng thuốc khi cần. Việc kiểm soát đường huyết hiệu quả không chỉ giúp ngăn ngừa các biến chứng tiểu đường, mà còn nâng cao chất lượng cuộc sống.

 

Xem thêm: Uống gì để hạ đường huyết nhanh?