Tiểu đường thai kỳ là vấn đề sức khỏe nguy hiểm. Tuy nhiên, mẹ bầu vẫn có thể chủ động kiểm soát mức đường huyết ổn định. Vậy những cách hạ đường huyết cho bà bầu là gì? Tìm hiểu ngay cùng Diag qua bài viết bên dưới.
Tiểu đường thai kỳ nguy hiểm thế nào?
Tiểu đường thai kỳ là bệnh lý thường xảy ra ở mẹ bầu, rơi vào khoảng tuần 24 đến 28 của thai kỳ. Bệnh xảy ra khi cơ thể không sản xuất đủ insulin để kiểm soát lượng đường trong máu, dẫn đến mức đường huyết tăng.
Insulin là hormone đảm nhận vai trò vận chuyển đường từ máu vào tế bào để tạo năng lượng. Khi mang thai, nhau thai sẽ sản xuất một số hormone kháng insulin, gây rối loạn chuyển hóa đường. Ngoài ra, nhu cầu sử dụng đường của mẹ bầu trong thời gian thai kỳ cũng tăng cao hơn bình thường.
Thế nên, lúc này tuyến tụy buộc phải sản xuất nhiều insulin hơn bình thường để điều chỉnh lượng đường trong máu. Tình trạng này dẫn đến thiếu hụt insulin, gây tăng đường huyết. Ngoài ra, mẹ bầu thừa cân, béo phì, có tiền sử cao huyết áp, sinh con lớn hoặc người trên 35 tuổi cũng có nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ.
Triệu chứng của tình trạng đường huyết cao khi mang thai
Triệu chứng của tình trạng tăng đường huyết thai kỳ thường không quá rõ ràng. Bệnh chủ yếu được phát hiện thông qua các kết quả xét nghiệm. Những dấu hiệu cảnh báo cơ thể mẹ bầu đang tăng đường huyết gồm:
- Mệt mỏi, uể oải dù đã nghỉ ngơi đủ.
- Mờ mắt.
- Tăng số lần đi tiểu.
- Thường xuyên cảm thấy khát cả khi đã uống nước.
- Tăng cân bất thường.
- Ngủ ngáy.
Tăng đường huyết khi mang thai nguy hiểm không?
Tình trạng đường huyết cao khi mang thai có thể xảy ra âm thầm. Thế nên, nhiều mẹ bầu chỉ phát hiện khi thực hiện xét nghiệm định kỳ. Đây là một vấn đề sức khỏe nguy hiểm, tiềm ẩn nguy cơ gây biến chứng cho cả mẹ và thai nhi.
Đối với mẹ bầu:
- Cao huyết áp dẫn đến tiền sản giật, sản giật, tai biến mạch máu não, suy gan, suy thận.
- Tăng nguy cơ sinh non do đa ối, tiền sản giật.
- Thai lưu, sẩy thai.
- Nhiễm khuẩn niệu dẫn đến viêm đài bể thận cấp, nhiễm ceton, nhiễm trùng ối, sinh non.
- Diễn tiến sang tiểu đường type 2 trong tương lai.
Đối với thai nhi:
- Thai to, tăng trưởng quá mức.
- Hạ glucose huyết tương và các bệnh rối loạn chuyển hóa.
- Hội chứng nguy kịch hô hấp.
- Tăng hồng cầu.
- Vàng da sơ sinh.
- Tử vong ngay khi sinh.
- Có nguy cơ béo phì, tiểu đường type 2, rối loạn tâm thần – vận động trong tương lai.
Kiểm tra đường huyết chỉ 159k
- Kiểm tra 3 chỉ số đường huyết và tầm soát tiểu đường.
- Nhanh chóng, không chờ đợi với hệ thống 40 chi nhánh Diag.
- Lấy mẫu ngoài giờ hành chính.
- Có ngay kết quả trong vòng 24h qua Zalo.
Diag sẽ liên hệ lại trong vòng 5 phút
Cách hạ đường huyết cho bà bầu
Đường huyết tăng cao kéo dài trong thai kỳ có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, giảm và duy trì mức đường huyết ổn định là điều cần thiết. Các cách giảm đường huyết cho mẹ bầu gồm:
Qua chế độ vận động
Vận động nhẹ nhàng là cách kiểm soát đường huyết hiệu quả, đồng thời duy trì cân nặng, tăng sức bền và sức khỏe. Các cách vận động mẹ bầu có thể thử gồm:
- Đi bộ: Hoạt động hỗ trợ ổn định đường huyết, tim mạch, giúp săn cơ, thúc đẩy tử cung co bóp nhanh và dễ dàng hơn. Đồng thời giúp duy trì cân nặng, giảm nguy cơ táo bón.
- Chạy bộ nhẹ nhàng: Giúp kiểm soát đường huyết, giảm nguy cơ viêm tĩnh mạch chân, cao huyết áp hoặc trĩ. Đồng thời giúp củng cố cơ cột sống, duy trì tư thế.
- Yoga: Đây là hoạt động giúp điều chỉnh nhịp thở, kiểm soát trọng lượng và đường huyết. Phương pháp này còn có khả năng thư giãn, giải tỏa mệt mỏi, căng thẳng.
- Bơi lội: Duy trì mức đường huyết ổn định, giúp phổi thở và hít sâu tốt, giảm đau lưng, thúc đẩy lưu thông máu. Cũng như phòng ngừa phù nề chân, táo bón.
Lưu ý:
- Mẹ bầu cần tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn phương pháp và cường độ tập luyện phù hợp với thể trạng.
- Đối với đi bộ, không nên gắng sức khi cơ thể cảm thấy mệt, hụt hơi.
- Khi chạy bộ, mẹ bầu nên chạy chậm, vừa sức. Nên chọn đường phẳng, tránh đoạn dốc.
Theo dõi đường huyết
Đây là điều cần thiết, đặc biệt đối với mẹ bầu thuộc nhóm nguy cơ cao hoặc tiền sử bị tăng đường huyết thai kỳ. Mẹ bầu có thể chủ động đo mức trước và sau khi ăn. Điều này giúp quản lý mức đường huyết, kịp thời phát hiện nếu xuất hiện bất thường.
Dùng thuốc theo chỉ định bác sĩ
Bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc trong trường hợp thay đổi chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt nhưng mức đường huyết vẫn không thể kiểm soát. Insulin đường tiêm là thuốc được sử dụng trong trường hợp này.
Dựa trên thể trạng mà bác sĩ sẽ chỉ định insulin và phác đồ tiêm phù hợp. Mẹ bầu cần đo đường huyết định kỳ và thực hiện một số xét nghiệm để đánh giá hiệu quả, thay đổi (nếu cần).
Xem thêm: Bà bầu bị hạ đường huyết phải làm sao?
Ăn gì để hạ đường huyết thai kỳ?
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì mức đường huyết ổn định. Để kiểm soát đường huyết qua ăn uống, mẹ bầu cần:
- Chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Mỗi bữa không ăn quá no.
- Khoảng cách giữa các bữa ăn không quá xa.
- Ưu tiên thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp: Gạo lứt, yến mạch, bắp ngô, bánh mì ngũ cốc, đậu nành, đậu xanh, bông cải xanh, rau má, củ cải, bí đỏ, rau chân vịt, dưa hấu, lê, cam, táo…
- Sử dụng các loại protein lành mạnh như thịt gà, lợn, bò nạc. Cá hồi, cá ngừ, cá thu, trứng, sữa không đường và sản phẩm từ sữa…
- Tăng cường các loại chất béo không bão hòa như dầu ô-liu, hạt lanh, hạnh nhân, hạt điều, óc chó, hạt dẻ, bơ đậu phộng…
- Hạn chế sử dụng các thực phẩm nhiều đường như bánh kẹo, nước ngọt, nước ép trái cây có đường…
- Không nên sử dụng thực phẩm nhiều tinh bột, chất béo bão hòa như khoai tây, khoai lang, ngô, bún, mì, mỡ động vật, thức ăn nhanh, đồ chiên rán…
Xem thêm: Chỉ số đường huyết thai kỳ
Địa chỉ thực hiện xét nghiệm đường huyết thai kỳ uy tín
Hiện nay, Diag là trung tâm y khoa chuyên cung cấp dịch vụ xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh chất lượng cao. Các kết quả tại Diag được tin tưởng nhờ độ chính xác, nhanh chóng, có giá trị cao trong việc điều trị. Diag cung cấp các dịch vụ xét nghiệm, chẩn đoán bệnh lý đường huyết với chi phí tiết kiệm nhất hiện nay.
Khách hàng có nhu cầu xét nghiệm đường huyết có thể liên hệ trực tiếp với đội ngũ Diag thông qua các kênh sau:
- Trang chủ Diag: https://diag.vn/
- Hotline: 1900 1717
Xem thêm: Test dung nạp đường huyết thai kỳ bao nhiêu tiền?
Kết luận
Trong bài viết này, Diag đã cung cấp các cách hạ đường huyết cho bà bầu. Đây là điều cần thiết vì nếu đường huyết tăng cao có thể gây ảnh hưởng cả mẹ và bé. Mọi người cần chủ động theo dõi đường huyết, thăm khám y tế để đảm bảo sức khỏe ổn định trong suốt thai kỳ.
Xem thêm: Cách đo đường huyết tại nhà cho bà bầu